Top 9 Món bánh từ lá dứa gợi nhớ tuổi thơ
Miền Tây có biết bao loại cây lá tự nhiên để tạo màu, tạo mùi, trong đó có họ hàng lá dứa. Lá dứa không cần chăm sóc nhiều và cũng mau lên lắm! Cắt bữa trước ... xem thêm...là bữa sau, dứa đã đâm ra những tược non, chờ mưa xuống là xanh um cả bụi. Trời không cho họ hàng lá dứa nở hoa rực rỡ thu hút bướm ong nhưng bù lại bằng hương thơm khó quên. Nhờ đặc điểm này cùng với khả năng tạo màu xanh, lá dứa xuất hiện trong nhiều món ăn thời thơ ấu.
-
Bánh lọt ngon đúng điệu phải có màu xanh của lá dứa chứ không phải màu đỏ của gấc, màu tím của lá cẩm. Để làm được món bánh lọt thật đẹp mắt, người làm sử dụng một cái khuôn riêng, mang hình thù thuôn dài đặc trưng của sợi bánh lọt. Bánh lọt cốt dừa – một trong những món bánh truyền thống của sông nước miền Tây đang ngày càng khiến nhiều người phải mê mẩn vì hương vị thơm ngon, mát lành.
Ngày ấy, mấy đứa trẻ con ở vùng quê thiếu quà bánh nên có được món bánh lọt là quý lắm rồi! Vị ngọt của từng muỗng bánh lọt hòa quyện cùng vị beo béo của nước cốt dừa, vị lành lạnh của đá mà ăn hoài không biết ngán. Thời thơ ấu của biết bao người đã được nuôi lớn bằng món bánh lọt nồng nàn hương dứa.
-
Ngoài món bánh lọt, bánh da lợn cũng cần màu xanh từ lá dứa. Mấy chị em phụ nữ ngày xưa thường ai cũng biết làm loại bánh dân dã này. Làm bánh da lợn cũng gần giống bánh đúc chỉ có điều phải đổ thành từng lớp cách biệt.
Làm bánh da lợn không thể thiếu sự hiện diện của lá dứa. Nhưng chỉ có mình lá dứa thì chưa đủ, cần phải có thêm những nguyên liệu quan trọng khác như bột, đường và nước cốt dừa. Sau đó, toàn bộ nguyên liệu thành hai nhóm. Sau đó, đổ lần lượt từng lớp, từng lớp xếp chồng lên nhau đều đặn. Nhờ bếp lửa thổi bùng sức nóng mà nồi bánh nhanh chóng bốc hơi. Bánh da lợn chín quyện mùi lá dứa thơm nồng và màu xanh thu hút. Bánh da lợn thơm nức mùi lá dứa, dai dai dẻo dẻo cực hấp dẫn. Bánh có vị ngọt bùi pha chút béo ngậy, càng ăn càng mê, bạn có thể kết hợp ăn kèm nước cốt dừa hoặc rắt thêm một ít mè rang lên trên, đảm bảo sẽ rất thơm ngon đó.
-
Lá dứa góp mặt trong những bữa ăn ngày thường và cả các dịp tiệc tùng, đám giỗ. Những bữa tiệc thôi nôi mừng tròn một tuổi, lá dứa sẽ được góp mặt trong một món ăn rất ngon là chè trôi nước lá dứa.
Bởi chè trôi nước thì ai cũng biết rồi, thông thường sẽ có màu trắng tinh của bột. Thế nhưng, sự tham gia của lá dứa đã mang một sắc màu khác cho món chè này. Giữa mâm tiệc, sắc xanh của lá dứa đã hòa vào chén chè trôi nước ngọt lịm, vui chung niềm vui đón những đứa trẻ vừa tròn một tuổi. Múc viên trôi nước ra chén, rắc thêm ít dừa nạo (nếu thích), mè rang, chan thêm nước cốt dừa là món ăn xong rồi.
Món chè trôi lá dứa với vỏ bánh trôi bên ngoài mềm dẻo, ngọt thơm, thơm nước cốt dừa beo béo, đây là sự kết hợp rất độc đáo và hài hòa. -
Cái mềm dẻo dẻo của nếp, bùi của đậu phộng, thoang thoảng hương thơm của mè, thoang thoảng hương thơm của lá dứa, hòa trong vị béo của nước cốt dừa sẽ mang đến cho bạn một món ăn lạ miệng, ngon mà hấp dẫn.
Bánh nếp lá dứa với lớp vỏ xanh tươi mát hấp dẫn thực khách cùng vụn dừa bao bên ngoài. Bánh nếp lá dứa thường có kích thước nhỏ hơn, to tầm bằng 2 ngón tay. Với việc cho thêm nước lá dứa vào bột vỏ bánh, chiếc bánh sẽ có thêm một chút vị thơm nhẹ đặc trưng. Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc từ bột nếp, bột năng, lá dứa,.. cùng vài công đoạn chế biến đơn giản là bạn đã có ngay những chiếc bánh nếp lá dứa nhân đậu xanh và nhân dừa dẻo thơm hấp dẫn rồi.
-
Bánh đúc ngọt truyền thống có màu xanh từ lá dứa. Mà ngày xưa đâu có phẩm màu công nghiệp xanh đỏ như bây giờ. Người làm chỉ biết tận dụng màu sắc có sẵn từ cây lá trong tự nhiên, vừa an toàn lại vừa dễ tìm. Lá dứa đem hòa chung với bột gạo hoặc bột mì tinh rồi đem đi xay.
Làm bánh ngon không, khéo không tùy thuộc vào công đoạn khuấy bánh ở trên bếp. Nếu làm ít, mỗi chảo chỉ thường một ký bột, khuấy nhanh nhưng cũng nặng tay lắm. Khâu này ai làm không quen, bánh sẽ không ngon và màu sắc cũng không được như ý muốn. Sau 1 đến 2 tiếng khuấy bột liên tục, bánh đúc đã chín, có thể lấy ra khỏi nồi. Chờ bánh nguội, xắt ra thành từng miếng vừa ăn. Cách xắt bánh đúc như kiểu xắt sương sa, xắt bánh da lợn. Trẻ con bây giờ quà bánh nhiều, thế mà về quê là không quên món bánh đúc ngọt này.
-
Bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xê là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Bánh phu thê không thể thiếu trong dịp lễ hỏi, lễ cưới của người dân việt. bánh phu thê có ý nghĩa đôi lứa trăm năm hạnh phúc ngọt ngào bền chặt như bánh phu thê.
Ngày nay, bánh phu thê không chỉ dành riêng cho lễ hỏi, lễ cưới mà bánh này còn được mọi lứa tuổi yêu thích thưởng thức hàng ngày. Bánh phu thê lá dứa có mùi thơm của lá dứa, ngậy của dừa, bùi bùi của đậu và giòn giòn của bột năng, và mùi thơm của vừng. Khi thời tiết se lạnh ngồi nhâm nhi chén trà nóng và thưởng thức miếng bánh phu thê lá dứa còn gì tuyệt hơn.
-
Bánh bao là một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và hấp trong ẩm thực Trung Hoa. Nó giống với loại bánh màn thầu truyền thống của Trung Quốc. Nhân bánh bao được làm bằng thịt hoặc rau. Bánh bao thường được dùng bất cứ bữa ăn nào trong ngày trong văn hóa Trung Hoa, và thường được người Trung Quốc dùng làm món ăn bữa sáng.
Bánh bao tuy xuất phát từ Trung Hoa nhưng đã biến thể khi du nhập Việt Nam. Bánh bao của người Việt thường nhỏ hơn bánh bao Tàu. Thành phần nhân cũng khác, thông thường thì có thịt heo xay, mộc nhĩ, nấm hương, miến, lạp xưởng, trứng chim cút hoặc trứng gà. Ngoài ra, hiện nay bánh bao không chỉ là một món ăn bình dân và ngon. Với người Việt Nam, bánh bao là món điểm tâm sáng rất tiện lợi.
Đặc biệt bánh bao chay là món ăn sáng được nhiều người yêu thích, thay vì làm bánh bao trắng đơn thuần thì bạn có thể kết hợp lá dứa tạo màu xanh cho chiếc bánh bao thêm hấp dẫn, kích thích trẻ nhỏ với món bánh bao lá dứa thơm ngon và đẹp mắt.
-
Bông lan – không chỉ là món bánh giản đơn và quen thuộc với nhiều người, từ trẻ em đến người lớn tuổi, mà còn là món ăn “đa năng”. Bởi bông lan là một trong những món được lựa chọn lót dạ vào buổi sáng, là món quà vặt vào mỗi buổi xế chiều, là “linh hồn” để biến tấu ra các loại bánh khác, và bông lan còn là dấu ấn thời gian của sự du nhập văn hóa ẩm thực Phương Tây vào nước ta trong những năm đầu của thế kỉ 19.
Bánh bông lan lá dứa là một loại bánh ngọt, mềm, được làm từ dầu thực vật, trứng, đường, bột mì, bột nở và hương liệu. Với sự kết hợp các nguyên liệu làm bánh với nước cốt lá dứa sẽ đem lại một chiếc bánh bông lan vừa mới lạ về cả hình thức lẫn mùi vị. Một chút mềm mềm, ngọt ngọt đặc trưng hơn nữa là có hương thơm dịu nhẹ của lá dứa.
-
Cho dù ở nông thôn hay thành thị, ngày xa xưa hay thời buổi hiện đại thì trong ký ức của nhiều người, Bánh tằm khoai mì không chỉ ngon mà còn là một thức quà của quê hương đáng gìn giữ. Sở dĩ người ta gọi bánh tằm là vì bánh có hình dạng thon dài, có một lớp vụn dừa được phủ bên ngoài trông như những con tằm.
Bánh tằm khoai mì là món bánh rất quen thuộc với người miền Nam, bánh tằm được làm từ nguyên liệu là khoai mì, với nhiều màu sắc khác nhau khiến cho bánh tằm càng hấp dẫn hơn trong mắt người thưởng thức. Và lá dứa không thể thiếu trong món này, màu xanh góp mặt cho bánh tằm thêm ngon miệng.