Top 5 Vị thần trong thần thoại Trung Hoa

Minh Ngọc Phạm 1736 0 Báo lỗi

Thần thoại Trung Hoa bao gồm những câu chuyện truyền khẩu từ xa xưa về những vị Thần, Tiên Trung Hoa, những Tiên nữ, những câu truyện tình hay những cuộc chiến ... xem thêm...

  1. Bàn Cổ là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Hoa. Theo Lão giáo, Bàn Cổ là thủy tổ của loài người, do Mẹ sinh ra.


    Tương truyền, từ tận thủa hồng hoang khi xưa, tại núi có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thấu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chân, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ.


    Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm rìu tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.


    Khi đó, Trái Đất vẫn có hình dạng như quả trứng, nhờ Bàn Cổ mà quả trứng vỡ ra tách làm 2 nửa. Thần dùng tay nâng nửa trên lên tạo thành bầu trời, dùng chân đạp chống đỡ nửa dưới xuống khiến nó thành mặt đất. Qua 18000 năm, vị anh hùng khai thiên lập địa này đã không còn đủ sức đứng vững nữa, thân hình đổ rạp xuống đất tạo ra mặt trời, mặt trăng và tạo ra vạn vật, hình thành thế giới.

    Bàn Cổ dùng rìu khai thiên lập địa
    Bàn Cổ dùng rìu khai thiên lập địa
    Nguyên thần Bàn Cổ
    Nguyên thần Bàn Cổ

  2. Phục Hy hay Tử Hoa là vị thần có ảnh hưởng vô cùng lớn trong các thần tích Trung Hoa, ông thường được xem là người đầu tiên và đứng đầu trong các thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế của lịch sử Trung Quốc. Ngoài Phục Hy, danh sách Tam Hoàng thường còn có Thần Nông và Nữ Oa. Theo quan niệm cổ của người Trung Hoa, Phục Hy là con trai của Bàn Cổ và là anh trai của Nữ Oa Thánh nhân.


    Trung Hoa vô cùng tôn sùng Phục Hy vì theo truyền thuyết Phục Hy là người đã sáng tạo ra văn minh của đế quốc này. Tương truyền, Phục Hy căn cứ vào đạo lý biến đổi ánh sáng sáng tạo ra bát quái, dùng 8 loại phù hiệu giản đơn, mà lại có dụng ý sâu xa bao quát vạn vật, vạn chuyện trên trời dưới đất. Ông mô phỏng cách thức con nhện chăng tơ để làm lưới đánh bắt cá, chỉ giáo bộ tộc đánh cá, săn thú, trồng trọt, ông còn chế tạo ra loại nhạc cụ gọi là đàn. Sáng tác ra sáo nhạc “giá biện”.


    Trong các tranh cổ, Phục Hy thường được miêu tả là một người đàn ông có thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là Long tổ.

    Phục Hy trong tranh cổ
    Phục Hy trong tranh cổ
    Phục Hy đứng đầu trong Tam Hoàng Ngũ Đế
    Phục Hy đứng đầu trong Tam Hoàng Ngũ Đế
  3. Top 3

    Nữ Oa

    Nữ Oa hay Nữ Oa thị, tục gọi là Nữ Oa nương nương, là một thủ lĩnh thị tộc của Trung Quốc cổ đại, dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Quốc, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam. Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy, đứng đầu danh sách Tam Hoàng.


    Tương truyền, một ngày nọ khi Nữ Oa đang tưởng nhớ về Bàn Cổ, người khai thiên lập địa, tạo ra mặt đất, bầu trời, hồ nước và thú vật, nhưng càng nhớ về, Nữ Oa càng cảm thấy Trái Đất dường như thiếu đi thứ gì đó. Và rồi, khi bà soi mình xuống nước sông Hoàng Hà, bà mới nhận ra, Trái Đất thiếu đi "người" giống như bà. Nữ Oa đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.


    Nhưng Nữ Oa không thể cứ nặn người mãi như thế được. Thế là bà thổi dương khí vào tượng đất biến thành đàn ông và thổi âm khí vào biến thành đàn bà, sau rồi đập bùn khiến nó văng tung toé tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi. Theo truyền thuyết sau khi tạo ra con người, Nữ Oa luôn phổ độ họ. Nhưng sau đó nhận thấy con người sinh ra lúc bấy giờ ăn ở với nhau không có luân lý nên Nữ Oa đã giáng thế và dạy con người luân lý hôn nhân vợ chồng và vì thế bà trở thành vị thần của hôn nhân. Bà trở thành hình tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xã hội loài người

    Nữ Oa vá trời
    Nữ Oa vá trời
    Nữ Oa tạo ra con người
    Nữ Oa tạo ra con người
  4. Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần tiên tối cao của Đạo giáo, đứng thứ nhất trong Tam Thanh với ngôi vị Ngọc Thanh. Hai vị kia là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (đứng thứ hai) và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân, đứng thứ ba).


    Theo truyền thuyết Đạo Giáo, thuở Hỗn Độn sơ khai chưa có phân rõ Trời và Đất, trước cả Hỗn Mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí là Thái Vô Nguyên Khí, có vị Nguyên Thuỷ Thiên Vương. Nguyên Thuỷ Thiên Vương chưa hẳn là thần mà chỉ là nguyên lý sơ khai căn bản đầu tiên. Khi hình thành Thái cực, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ sáng tạo ra trời đất. Sau đó Bàn Cổ khia thiên lập địa, tạo ra thế giới thì ngã xuống quy tiên thì nguyên thần của ngài không biến mất mà hoá thành 3 vị Thiên Tôn trường tồn mãi mãi, kế thừa ý chí của Bàn Cổ.


    Nơi Nguyên Thủy Thiên Tôn ngự là cung Tử Hư, cõi đó gọi là Thánh cảnh, thuộc tầng trời Đại Niết Bàn. Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn còn gọi là “Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn”, là vị tối cao trong Tam Thanh, cũng là vị Tôn Thần hạng nhất của Thần Tiên Đạo Giáo. Lịch đại thần tiên thông giám tôn xưng Ngài là "Vị Tổ chủ trì cõi trời”. Địa vị của Ngài tuy cao, nhưng lại xuất hiện muộn hơn Thái Thượng Lão Quân.

    Tam Thanh
    Tam Thanh
    Nguyên Thuỷ Thiên Tôn
    Nguyên Thuỷ Thiên Tôn
  5. Ngọc Hoàng Thượng đế, cũng gọi Ngọc Hoàng Đại Đế là những danh hiệu nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo tại Trung Quốc và tại Việt Nam, Triều Tiên. Ngọc Hoàng đứng đầu của tất cả các vị thần, tiên, các vị thánh, nhân mang các quyền lực tối cao và có những quyền năng tự nhiên như mây, mưa, sấm chớp, lửa, nước..


    Truyền thuyết kể lại rằng, ở nước Quang Đại Nghiêm Diệu Lạc xa xưa, đức vua của đất nước này không có người nối dõi. Một đêm, Hoàng hậu nằm mơ thấy Thái Thượng Lão Quân ( Ngài Đạo Đức Thiên Tôn) đến trao cho một đứa trẻ. Từ đó, hoàng hậu mang thai thái tử và là Ngọc Hoàng Thượng Đế sau này. Vương tử lên ngôi kế vị vua cha với tấm lòng nhân hậu và sự anh minh lỗi lạc. Thế nhưng, sau đó, ngài đã chứng mắt trông thấy những khổ đau ai oán của số phận con người, thế nên ngài từ bỏ vương vị bỏ lên núi tu hành. Trải qua 3200 kiếp, cuối cùng ngài cũng đạt kim thân gọi là Thanh Tịnh Giác Vương Như Lai. Và tiếp tục qua hàng triệu kiếp, ngài mới đắc đạo trở thành Ngọc Hoàng Thượng Đế.


    Giáo lý của nhiều tôn giáo đã khẳng định, Ngọc Hoàng Thượng đế là hiện thân nam và Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên là hiện thân nữ của Đấng Tối cao, là những vị được nhân dân đời đời sùng kính, khi có đủ hai Ngài kết hợp với nhau thì vũ trụ vạn vật mới sinh sôi, phát triển.

    Ngọc Hoàng Đại Đế và Tây Vương Mẫu nương nương
    Ngọc Hoàng Đại Đế và Tây Vương Mẫu nương nương
    Đế Thích Thiên
    Đế Thích Thiên



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy