Top 10 Vụ tai nạn khủng khiếp nhất Thế giới

Anh Đinh 8760 0 Báo lỗi

Tai nạn luôn là một điều gì đó khủng khiếp với nạn nhân, người thân và cả những người chứng kiến hay có liên quan. Tuy nhiên, tai nạn là một điều đã xảy ra vô ... xem thêm...

  1. Thảm họa tàu hỏa Bihar - vụ đắm tàu hỏa khiến hàng trăm người thiệt mạng, khi một đoàn tàu chở khách trật bánh trên cầu và lao xuống sông Baghmati ở bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ. Đoàn tàu chở khách đang di chuyển từ Mansi đến Saharsa thì bảy trong số chín toa của đoàn tàu rơi xuống sông. Không hoàn toàn biết được lời giải thích cho sự trật bánh của đoàn tàu. Một số báo cáo cho biết kỹ sư của đoàn tàu đã sử dụng phanh gấp để tránh va vào một con bò đang đi trên đường ray. Tình trạng trơn trượt do mưa xối xả cũng có thể là một yếu tố. Cơ hội cho một cuộc giải cứu thành công là rất xa vời, vì những cơn mưa gió mùa đã làm cho tình trạng sông trở nên nguy hiểm, hơn nữa, sự giúp đỡ không có sẵn ngay lập tức gần nơi xảy ra thảm họa. Cuối cùng khi lực lượng cứu hộ đến, họ đã tìm kiếm những người sống sót trong khu vực trong vài ngày. Ít nhất 250 trường hợp tử vong đã được xác nhận, hàng trăm hành khách khác không bao giờ được tìm thấy.


    Tai nạn tàu hỏa tại Bihar, Ấn Độ nằm trong số những vụ tai nạn khủng khiếp nhất Thế giới. Vào ngày 6/6/1981, một con tàu chở khách đi từ Sahara đến Mansi đã không may bị trật đường ray, khiến con tàu văng xuống sông Bagmati. Vụ tai nạn thảm khốc này đã khiến khoảng 800 người thiệt mạng và bị thương, trong số đó, hàng trăm thi thể đã không thể tìm thấy. Nguyên nhân của vụ tai nạn, cho tới thời điểm hiện tại vẫn còn là một ẩn số. Nhưng căn cứ vào những vật chứng tại hiện trường cũng như tình hình thời tiết, nhà chức trách Ấn Độ đưa ra hai giả thuyết chính như chiếc tàu hỏa khi đi tới địa điểm xảy ra tai nạn đã gặp phải một trận lũ quét, khiến cho con tàu mất lái và bị cuốn xuống sông. Khi đi tới địa điểm xảy ra tai nạn, người lái tàu đã phanh gấp để tránh một đàn bò đi ngang qua đường ray, khiến con tàu mất lái và rơi xuống sông.

    Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa ở Bihar
    Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa ở Bihar
    Vụ tai nạn tàu hỏa ở Bihar (Ảnh minh họa)
    Vụ tai nạn tàu hỏa ở Bihar (Ảnh minh họa)

  2. Thảm họa sân bay Tenerife xảy ra vào ngày 27 tháng 3 năm 1977, khi hai máy bay chở khách Boeing 747 đâm vào nhau trên đường băng của sân bay Los Rodeos (nay là sân bay Tenerife Norte) trên hòn đảo Tenerife, một đảo trong quần đảo Canaria của Tây Ban Nha. Với tổng số 583 ca tử vong, đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử ngành hàng không. Một vụ nổ bom tại sân bay Gran Canaria và mối đe dọa có vụ nổ thứ hai khiến nhiều máy bay bay đến đây bị chuyển hướng sang sân bay Los Rodeos. Trong số đó có chuyến bay 4805 của KLM và chuyến bay 1736 của Pan Am - hai chiếc máy bay trong vụ tai nạn. Vì sức chứa sân bay Los Rodeos có hạn, các kiểm soát viên không lưu đã buộc phải yêu cầu các máy bay đậu trên đường lăn chính. Một yếu tố khác làm phức tạp thêm tình hình, trong khi chờ đợi nhà chức trách mở cửa lại sân bay Gran Canaria, sương mù dày đặc xuất hiện tại Tenerife, hạn chế đáng kể tầm nhìn.

    Khi sân bay Gran Canaria mở cửa lại, vì đường lăn chính đã bị chặn bởi nhiều máy bay, để cất cánh được, cả hai chiếc 747 đều phải chạy lăn trên đường băng duy nhất để tiến vào vị trí cất cánh. Màn sương mù quá dày đặc khiến cả hai chiếc máy bay đều không thể nhìn thấy nhau, và cả kiểm soát viên không lưu cũng không thể nhìn thấy đường băng lẫn hai chiếc 747. Vì sân bay không có hệ thống ra đa mặt đất, cách duy nhất để kiểm soát viên xác định vị trí của mỗi chiếc máy bay là thông qua báo cáo qua sóng radio từ buồng lái của hai chiếc máy bay. Bởi một vài hiểu lầm trong giao tiếp sau đó, chuyến bay KLM đã chạy đà để cất cánh trong khi chuyến bay Pan Am vẫn còn trên đường băng. Vụ va chạm sau đó đã phá hủy hoàn toàn hai chiếc máy bay, làm thiệt mạng 248 người trên chuyến bay KLM và 335 trong số 395 người trên chuyến bay Pan Am. Trong số 61 người sống sót trên chuyến bay Pan Am có cơ trưởng, cơ phó và kỹ sư bay của chuyến bay.

    Hình ảnh cắt ra từ một video quay lại vụ va chạm máy bay ở Ternerife
    Hình ảnh cắt ra từ một video quay lại vụ va chạm máy bay ở Ternerife
    Va chạm máy bay ở Ternerife
    Va chạm máy bay ở Ternerife
  3. USS Indianapolis (CA-35) là một tàu tuần dương hạng nặng thuộc lớp Portland của Hải quân Hoa Kỳ, là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này theo tên thành phố Indianapolis thuộc tiểu bang Indiana. Nó có một vị trí nổi bật trong lịch sử do những tình huống đưa đến việc bị đánh chìm, dẫn đến một trong những tổn thất về sinh mạng ngoài biển lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ. Vào ngày 30 tháng 7 năm 1945, không lâu sau khi chuyển giao những bộ phận quan trọng của quả bom nguyên tử đầu tiên sử dụng trong chiến đấu đến căn cứ không quân tại Tinian, chiếc tàu tuần dương trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nhật I-58 và bị chìm chỉ sau 12 phút. Trong số 1.196 thành viên thủy thủ đoàn hiện diện trên tàu, có khoảng 300 người đã chìm theo nó. Số 800 người còn lại phải đối mặt với đói khát và sự tấn công của cá mập, khi họ trôi nổi chờ đợi được giúp đỡ với rất ít bè cứu sinh và hầu như không có thực phẩm và nước uống. Hải quân Mỹ chỉ biết đến vụ chìm tàu sau khi những người sống sót được một đội bay PV-1 Ventura tuần tra thường xuyên phát hiện bốn ngày sau đó. Chỉ có 316 thủy thủ sống sót. Indianapolis là một trong những tàu chiến Mỹ cuối cùng bị đánh chìm bởi hoạt động thù địch của đối phương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau đó chỉ có chiếc tàu ngầm USS Bullhead bị máy bay Nhật tấn công bằng mìn sâu và có lẽ đã chìm vào ngày 6 tháng 8 năm 1945.


    Khoảng 300 người trong số 1.196 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng do vụ chìm tàu. Số 880 người còn lại, với một ít bè cứu sinh và nhiều người thậm chí không có áo phao, nổi trên mặt nước chờ đợi được cứu vớt. Tuy nhiên, các cấp chỉ huy Hải quân đã không nhận được tin tức gì về việc nó bị đánh chìm, do việc nó không tới được điểm đến vào ngày dự định không được ghi nhận và báo cáo. Những người còn sống sót chỉ được phát hiện sau đó bốn ngày rưỡi, lúc 10 giờ 25 phút ngày 2 tháng 8 bởi phi công Đại úy Wilbur (Chuck) Gwinn và phi công phụ Đại úy Warren Colwell trong một chuyến bay tuần tra thường lệ. Chỉ có 321 người được vớt lên khỏi nước còn sống và sau cùng chỉ còn 316 người sống sót. Họ bị thiếu hụt nước và thực phẩm, một số tìm được ít khẩu phần và đồ hộp trong các mảnh vụn trôi nổi, trong khi phải chịu đựng tình trạng giảm nhiệt, mất nước, ngộ độc muối, phơi nắng, đói và bị cá mập tấn công, trong khi một số bị những người khác tấn công trong những tình trạng mất trí, mê sảng và ảo giác khác nhau. Kênh truyền hình Discovery Channel khẳng định việc chiếc Indianapolis bị đắm đã đưa đến một trong những cuộc tấn công của cá mập nhắm vào con người lớn nhất trong lịch sử, do loài cá mập mũi trắng đại dương thực hiện. Chương trình này cũng cho rằng hầu hết các trường hợp thiệt mạng của Indianapolis đều do phơi nắng, ngộ độc muối và khát nước và xác những người chết bị cá mập lôi đi.

    Nạn nhân bị cá mập tấn công trong vụ chiến hạm Indianapolis bị chìm
    Nạn nhân bị cá mập tấn công trong vụ chiến hạm Indianapolis bị chìm
    Chiến hạm Indianapolis
    Chiến hạm Indianapolis
  4. Những tháng đầu tiên của năm 1945, hòn đảo Ramree nằm trên vịnh Bengal ngoài khơi Myanmar là địa điểm diễn ra cuộc chiến đẫm máu giữa quân đội phát xít Nhật đồn trú và quân Đồng minh, theo Mysteriousuniverse. Trận chiến Ramree là một phần trong Chiến dịch Myanmar của phe Đồng minh trong Thế chiến II với mục đích đánh bật các đơn vị đế quốc Nhật ra khỏi hòn đảo bị họ chiếm đóng từ năm 1942. Ngày 26/1/1945, các đơn vị thủy quân lục chiến hoàng gia Anh (BRM) phối hợp cùng lữ đoàn bộ binh số 36 của Ấn Độ mở cuộc tấn công quy mô lớn lên đảo nhằm thiết lập một căn cứ không quân tại đây. Họ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân Nhật và giao tranh diễn ra rất ác liệt. Sau một trận chiến đẫm máu kéo dài, quân Đồng minh đã chiếm được thế thượng phong, đánh thọc sườn vào một căn cứ của một trung đoàn bộ binh Nhật, buộc khoảng 1000 quân phát xít phải tháo chạy. Do quân Anh tấn công dồn dập từ tất cả mọi hướng, lính Nhật quyết định đi tắt qua khu vực đầm lầy ngập nước dài 16 km ở giữa đảo để hội quân với lực lượng ở phía bên kia, phớt lờ mọi lời kêu gọi hàng của quân Anh. Và quyết định liều lĩnh này chính là khởi đầu một thảm kịch khủng khiếp khiến cả trung đoàn này bị xóa sổ.


    Tốc độ hành quân của lính Nhật ngày càng chậm dần bởi lớp bùn dày đặc của đầm lầy cản trở họ tiến lên phía trước. Ngoài ra, rất nhiều người trong số họ bắt đầu trở thành nạn nhân của muỗi và những loài nhện, rắn, bò cạp kịch độc ẩn mình trong những bụi cây trong đầm lầy. Suốt hành trình kéo dài vài ngày băng qua vùng đầm lầy này, đói và khát cũng là mối đe dọa họ rất thực tế, chưa kể những quả đạn pháo của quân Anh bố trí trên bờ xung quanh đầm lầy thi thoảng nã vào. Đây mới chỉ là màn dạo đầu của cơn ác mộng kinh hoàng thực sự đang chờ đón quân đội phát xít Nhật. Một buổi tối nọ, một nhóm quân Anh đang tuần tra quanh đầm lầy báo cáo họ nghe thấy những tiếng la thất thanh và tiếng súng nổ trong đêm tối. Trung đoàn phát xít Nhật đã không gặp may, bởi các vùng đầm lầy trên đảo Ramree là nơi cư ngụ của vô số những con cá sấu nước mặn siêu lớn. Những con cá sấu này khi trưởng thành dài 6,09 m và nặng hơn một tấn. Những người lính mệt mỏi với những vết thương rỉ máu tanh nồng giữa đầm lầy chẳng khác gì mồi ngon đang chờ đợi chúng.

    Vùng đầm lầy nơi lính Nhật bị cá sấu tấn công tại Ramree
    Vùng đầm lầy nơi lính Nhật bị cá sấu tấn công tại Ramree
    Lính Nhật bị cá sấu tấn công tại Ramree
    Lính Nhật bị cá sấu tấn công tại Ramree
  5. Vào tháng 4 năm 1911, con tàu lớn nhất, hiện đại nhất, sang trọng nhất, lộng lẫy nhất lúc bấy giờ mang tên Royal Mail Ship Titanic chính thức hạ thủy và lên đường chinh phục Đại Tây Dương. Việc con tàu Titanic lên đường thu hút rất nhiều giới truyền thông, nhiều doanh nhân thành đạt, các nhà quý tộc, giới thượng lưu lẫn một số lượng lớn du khách khác đã có mặt trên con tàu khổng lồ này. Titanic dài 882 feet 9 inches (269 m) và rộng 92 feet 6 inches (28 m), có sức chứa lên đến 3.547 người, tính cả thủy thủ đoàn. Trong chuyến đi đầu tiên và cũng là cuối cùng của mình, có 2.223 người, kể cả thủy thủ đoàn có mặt trên tàu Titanic. Vụ tai nạn tàu Titanic xảy ra vào ngày chủ nhật, 14 tháng 4 năm 1912. Vào lúc 1h45 chiều, một tin cảnh báo rằng có các núi băng trôi lớn phía nam đường đi của Titanic từ các cơ quan quan sát nhưng lời cảnh báo đã không được chuyển tiếp lên đài chỉ huy thuyền trưởng. Sau đó, tiếp tục là rất nhiều cảnh báo khác được phát đi nhưng nó cũng không đến được thuyền trưởng.


    Vào 23 giờ 39 phút, các hoa tiêu phát hiện ra một khối đen nằm ngay phía trước mũi tàu không xa. Họ lập tức báo động, thuyền trưởng yêu cầu bẻ lái nhưng đã quá muộn. Sức nặng của con tàu khiến công việc bẻ lái không hiệu quả, vụ va chạm xảy ra vào hồi 23 giờ 50 phút. Vụ va chạm khiến sườn tàu bị vỡ, nước tràn vào và lần lượt làm ngập các khoang. Phần mũi tàu bị ngập trước, chìm hẳn trong nước trong khi phần đuôi tàu chưa ngập, vểnh lên trên. Do sức nặng của tàu và nước ngập, con tàu bị gãy làm đôi vào hồi 2 giờ 18. Sau đó không lâu, phần đuôi tàu cũng chìm hẳn xuống biển theo mũi tàu. Tai nạn khủng khiếp của Titanic lại gặp khó khăn trong cứu hộ bởi họ đang ở một khu vực biển lạnh giá và xa xôi. Những người sống sót chen chúc nhau lên những chiếc thuyền cứu hộ nhưng một số lượng lớn phải ngâm mình dưới nước băng đã không thể sống sót bởi quá lạnh. Kết quả là có đến 1.517 người chết trong vụ tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi này, khiến nó trở thành tai nạn đắm tàu thảm khốc nhất mọi thời đại.

    Ảnh chụp trước khi con tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi
    Ảnh chụp trước khi con tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi
    Tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi
    Tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi
  6. Lễ Haji là một lễ hành hương truyền thống của người Hồi giáo. Đây là nghi lễ tôn giáo lớn nhất Thế giới. Bất kỳ người Hồi giáo nào cũng phải một lần hành hương về Mecca một lần trong đời và tháng 9 hàng năm, khi những bài kinh được tụng tại Mecca chính là thời điểm vàng của những người hành hương. Do số lượng tín đồ về hành hương quá đông, cũng như khâu tổ chức chưa tốt nên trong lịch sử cũng đã có nhiều vụ giẫm đạp nhau làm nhiều người chết. Những vụ giẫm đạp trong các đám đông không phải là điều hiếm có, nhưng kinh hoàng nhất chính là thảm kịch trong lễ hành hương tại thánh địa Mecca. Vào năm 1990, thảm kịch xảy ra trong một hầm đi bộ ở Mecca. Tổng cộng, có đến 1.426 người thiệt mạng trong đám đông tại thánh địa Mecca năm ấy. Dù sau đó, nhà chức trách đã có nhiều hành động thay đổi tình trạng này nhưng đến năm 2006, có 364 người chết trong vụ giẫm đạp năm ấy và đỉnh điểm của kinh hoàng là năm 2015, trong vụ giẫm đạp ở con đường huyết mạch dẫn từ Mina đến Jamarat, có đến 2000 người chết.


    Người sống sót sau vụ giẫm đạp ở thánh địa Mecca miêu tả cảnh tượng tại hiện trường vô cùng kinh hoàng, khi mọi người trèo lên nhau nhằm tìm kiếm chút không gian để thở. Lễ hành hương Hajj là một trong những sự kiện lớn nhất của người Hồi giáo, đồng thời cũng là một trong những sự kiện tập trung đông người nhất trên thế giới. Mỗi năm có hàng triệu tín đồ Hồi giáo tham gia hành hương về Thánh địa Mecca, năm nào cũng có hàng trăm người thiệt mạng vì bị giẫm đạp. Năm nay có tới hơn 2 triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới tham dự sự kiện này. Người hành hương kéo tới đây thực hiện nghi lễ “ném đá quỷ dữ”.Tất cả những người theo đạo Hồi đều mong muốn một lần trong đời trải qua nghi lễ thiêng liêng này. Đối với họ, lễ hành hương là đỉnh cao tinh thần trong cuộc sống. Lễ Hajj là minh chứng cho sự đoàn kết của người Hồi giáo cũng như lòng quy phục của họ trước Thánh Allah. Một số người coi lễ Hajj là bổn phận tôn giáo cần phải hoàn thành. Vì thế, họ bất chấp nguy hiểm để thực hiện nghi lễ này. Nhiều người còn phải tiết kiệm tiền trong hàng chục năm chỉ để được một lần tham gia lễ hành hương.

    Thi thể người chết tại thảm kịch trong lễ hành hương tại thánh địa Mecca năm 2015
    Thi thể người chết tại thảm kịch trong lễ hành hương tại thánh địa Mecca năm 2015
    Lễ hành hương tại thánh địa Mecca
    Lễ hành hương tại thánh địa Mecca
  7. Vụ nổ Halifax diễn ra vào ngày 16/12/1917 tại Halifax, Nova Scotia thuộc Canada. Nguyên nhân gây ra vụ nổ là do con tàu của Pháp mang tên Mont Blanc chở đầy chất nổ phục vụ cho chiến tranh đi vào cảng Halifax. Tuy nhiên khi đến một đoạn hẹp, con tàu Mont Blanc đã va chạm với một con tàu khác mang tên Imo của Na Uy. Ngay lập tức, số thuốc nổ bị cuộc va chạm kích động đã phát nổ một cách kinh hoàng. Vụ nổ tạo ra một áp lực lớn, san phẳng bến cảng, làm sập nhiều tòa nhà trong thành phố xung quanh bến cảng và thổi bay những mảnh vỡ đi hàng cây số. Đã có hơn 2000 người ở Halifax thiệt mạng, 9000 người khác bị thương, phần lớn do hỏa hoạn và sập nhà. Khoảng 2km vuông của thành phố đã bị vụ nổ biến thành bình địa. Cộng đồng dân cư ở hai thành phố lân cận là Dartmouth và Richmouth cũng bị ảnh hưởng và không khỏi kinh hoàng. Cho tới nay, vụ nổ Halifax vẫn được coi là vụ nổ lớn nhất không phải do năng lượng hạt nhân gây ra.


    Vụ nổ xóa sổ hoàn toàn nhà cửa, công trình và người dân trong vòng bán kính 800 mét. Toàn bộ thị trấn duyên hải Richmond của Canada bị biến mất hoàn toàn trong biển lửa. Vụ nổ Halifax cũng tạo ra sóng thần dữ dội cao 3 mét, hủy diệt toàn bộ ngôi làng và cộng đồng cư dân Mi'kmaq First Nations. Sóng xung kích khiến cho các hệ thống đường sắt bị bẻ cong, công trình cách đó hàng km bị hư hại nặng nề. Một nhân chứng may mắn sống sót cho biết, nếu trước đây tôi chưa biết địa ngục hoang tàn là thế nào thì với vụ nổ này, mọi thứ như bày ra trước mắt: Chết chóc và nóng rẫy. Sau thảm họa nhân tạo khủng khiếp này, rất nhiều cuộc cứu trợ quốc tế đã dành cho nhân dân Canada. Ước tính, thiệt hại sau vụ nổ Halifax lên tới 35 triệu USD (tương đương với 562 triệu USD ngày nay). Tuy nhiên, người dân Canada đã được quốc tế ủng hộ khoản tiền là 30 triệu USD (thời bấy giờ). Rất nhiều người đã chung tay tái thiết lại vùng đất bị tàn phá. Đến tháng 1/1918, khoảng 2 tháng sau vụ nổ, con số người chưa có nhà ở ổn định là 5.000 người.

    Ảnh chụp đống đổ nát sau vụ nổ Halifax
    Ảnh chụp đống đổ nát sau vụ nổ Halifax
    Vụ nổ Halifax
    Vụ nổ Halifax
  8. Dona Paz là một con tàu được đóng năm 1963 bởi Onomichi Zosen ở Onomichi, Hiroshima, Nhật Bản, có tên gốc là Himeyuri Maru. Sau này nó được đổi tên và bán lại cho một công ty hàng hải Philippines để chuyên chở hành khách. Ở Philippines, các con tàu như Dona Paz là rất phổ biến và cũng là phương tiện di chuyển không thể thiếu tại đất nước có hơn 7000 hòn đảo. Chỉ 5 ngày trước Giáng sinh năm 1987, hàng trăm người đổ xô lên con tàu Dona Paz để hướng đến thủ đô Manila, từ đảo Leyte. Theo nguyên tắc, nó được phép chuyên chở tối đa 1.518 hành khách, tuy nhiên, hôm đó Dona Paz cõng trên mình hơn 4.400 người và tình trạng quá tải, chen chúc diễn ra là đương nhiên. Không ai trong số hơn 4.400 người trên tàu nghĩ rằng không nên bước chân lên đó bởi nó quá đông rồi. Ai cũng muốn di chuyển thật nhanh trong bối cảnh ngày lễ trước mắt không còn xa. Và hậu quả là trong một ngày thiếu may mắn, tai nạn thảm khốc đã xảy ra và cướp đi 99,5% số người trên tàu. Người ta ước tính, có đến 4.386 người bỏ mạng, chỉ 24 người may mắn sống sót trở về.


    Vào ngày 20/12/1987, như mọi chuyến hành trình giống bao ngày khác, con tàu Dona Paz cứ điềm nhiên mà khởi hành, mặc cho số người trên tàu lúc đó đông gấp 3 lần quy định. Đến khoảng 22h30 cùng ngày, khi hầu hết hành khách đang chìm trong giấc ngủ, Dona Paz đột nhiên gặp một chuyện không thể ngờ tới. Dona Paz đen đủi khi va chạm với một con tàu khác khi đang di chuyển ở một vị trí dọc eo biển Tablas, gần Marinduque. Đen đủi ở đây là việc con tàu bị va chạm mang tên Vector, khi đó đang chở 8.800 thùng dầu cùng nhiều sản phẩm nhiên liệu dễ bắt lửa khác. Vụ va chạm mạnh khiến đống "bom nổ chậm" kia bùng lên nhanh chóng, Vector ngập trong biển lửa theo đúng nghĩa đen. Nhưng mọi việc chưa dừng lại tại đấy, ngọn lửa mạnh không mất quá nhiều thời gian để tiến sang con tàu Dona Paz bên cạnh cùng cháy lan ra khắp các vùng biển xung quanh khiến hàng nghìn hành khác mắc kẹt lại trên tàu. Thực tế cho thấy, sau vụ tai nạn chỉ có 24 người sống sót, tương đương với 0,5% tổng số hành khác đã từng bước chân lên tàu khi khởi hành. Đồng nghĩa với việc 99.5% số người còn lại đã bỏ mạng trong hỏa ngục tồi tệ nhất từng diễn ra trên biển đó.

    Thi thể các nạn nhân trong vụ chìm phà MV Dona Paz được khâm niệm và đưa vào đất liền
    Thi thể các nạn nhân trong vụ chìm phà MV Dona Paz được khâm niệm và đưa vào đất liền
    Chìm phà MV Dona Paz
    Chìm phà MV Dona Paz
  9. Vụ tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử ngành năng lượng hạt nhân đã xảy ra vào năm 1986, ở trạm nguyên tử Chernobyl, Ukraine, thuộc Liên Xô cũ và nay thuộc nước Ukraine. Trạm hạt nhân Chernobyl là một trong những trạm hạt nhân lớn nhất của Liên Xô, được dùng để sản xuất điện. Trạm có 4 lò phản ứng, mỗi lò có thể sản xuất 1000 mega watt điện. Vào thời điểm tai nạn xảy ra, lõi của một lò phản ứng đã bị tan chảy hoàn toàn và phát nổ. Vụ nổ đã thổi bay nắp đậy bằng thép của lò phản ứng. Vụ nổ kinh hoàng không gây nhiều thương vong do xung quanh trạm nguyên tử cũng thưa thớt dân cư nhưng vấn đề lại ở việc các chất phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài sau vụ nổ. Do không có tường chắn bảo vệ, phóng xạ đã thoát ra từ vụ nổ, tạo thành những đám mây bụi vô cùng nguy hiểm.


    Trong ngày đầu tiên kể từ khi vụ nổ diễn ra, chỉ có 56 người chết do vụ nổ, đa phần là công nhân làm việc tại đây. Tuy nhiên con số thương vong đã tăng lên nhanh sau đó, khi đám mây phóng xạ ngày một lan rộng hơn. Đám mây phóng xạ đã lan rộng ra khắp Ukraine, Belarus, miền Tây nước Nga và ảnh hưởng tới một số nước Đông và Tây Âu. Theo báo cáo của TORCH vào năm 2006, khoảng 60% lượng mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Các nguồn nước và cây cối, thực phẩm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Liên Xô đã phải cho sơ tán 336.000 người để tránh nguy hiểm do phóng xạ. Theo tính toán của IAEA, lượng phóng xạ phát ra từ vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl gấp 400 lần so với lượng phóng xạ từ quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima. Tổng cộng, đã có đến gần 6000 người chết do nhiễm phóng xạ ngay lập tức hoặc di truyền về sau. Con số mắc bệnh do phóng xạ di truyền thậm chí còn nhiều hơn nữa.

    Phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl
    Phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl
    Vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl
    Vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl
  10. Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoảng 12 giờ đêm, nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi nhiễm trên 500,000 người. Những đánh giá về số lượng người chết có sự không thống nhất. Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2,259 và chính quyền bang MP đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí ga. Các cơ quan chính quyền khác ước tính khoảng 15,000 người chết. Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal, những người phụ thuộc vào nguồn nước ngầm, mặc dù có những tranh cãi về việc có hay không những chất hóa học vẫn được lưu giữ tại khu vực này và những mỗi nguy hiểm đến sức khỏe con người. Hiện có một vài phiên tòa dân sự và hình sự liên quan đến thảm họa diễn ra ở toà án Manhattan và tòa án Bhopal chống lại Union Carbide, hiện được sở hữu bởi Dow Chemical Company, cùng với lệnh bắt giữ Warren Anderson, CEO của Union Carbide tại thời điểm xảy ra thảm họa. Đến nay vẫn chưa có ai bị truy tố.


    Nhà máy UCIL được thành lập năm 1969 gần Bhopal. 50,9% cồ phần được sở hữu bởi tập đoàn Union Carbide (UCC) và 49.1% sở hữu bởi các nhà đầu tư Ấn Độ, trong đó có các tổ chức thuộc khu vực tài chính công. Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Carbaryl (tên thương mại Sevin). Năm 1979 một nhà máy sản xuất Methyl Isoyanate (MIC) được xây dựng ở khu vực này. MIC, một chất trung gian trong quá trình sản xuất Carbaryl, được sử dụng thay cho những chất ít nguy hiểm hơn nhưng cũng đắt đỏ hơn. UCC hiểu tầm quan trọng của MIC và những yêu cầu xử lý MIC. Đêm 2 - 3 tháng 12 năm 1984, một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610, đang chứa 42 tấn Methyl isocyanate. Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra làm nhiệt độ bên trong thùng chứa tăng lên vượt 200°C (392°F), áp suất tăng lên vượt quá mức mà thùng chứa được thiết kế để có thể chịu được. Nó gây ra sự thoát khẩn cấp để giảm áp suất thùng chứa MIC, thải ra một lượng lớn các khí ga độc vào không khí. Tốc độ phản ứng tăng lên bởi sự xuất hiện của thép trong những đường ống làm bằng thép không rỉ đang bị ăn mòn. Một hỗn hợp các khí ga độc tràn ra thành phố Bhopal, gây ra sư hoảng loạn khi mọi người thức dậy với cảm giác cháy trong phổi. Bởi ảnh hưởng của khí gas, hàng ngàn người chết ngay sau đó và rất nhiều người phải chịu đau đớn trong sự hoảng loạn.

    Đài tưởng niệm những nạn nhân xấu số trong thảm họa rò rỉ khí độc ở Bhopal
    Đài tưởng niệm những nạn nhân xấu số trong thảm họa rò rỉ khí độc ở Bhopal
    Thảm họa rò rỉ khí độc ở Bhopal
    Thảm họa rò rỉ khí độc ở Bhopal



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy