Top 7 Xã nghèo nhất huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Trang Nguyễn 23423 3 Báo lỗi

Tuy Sóc Sơn là một huyện thuộc thành phố Hà Nội nhưng lại là huyện có nhiều xã nghèo nhất. Là một trong các địa phương đang từng bước triển khai các kế hoạch ... xem thêm...

  1. Top 1

    Xã Bắc Sơn

    Xã Bắc Sơn là xã nghèo của huyện Sóc Sơn và cũng là xã nghèo nhất của Hà Nội. Thật không thể tin khi là một xã của Hà Nội mà có hơn 500 hộ nghèo, thu nhập hàng năm chỉ vào khoảng vài triệu đồng do đó, hoạt động mua bán tại đây còn nghèo nàn đến mức họ luôn mua chịu đồ.


    Địa hình xã Bắc Sơn tương đối da dạng và phức tạp, có hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 3 vùng địa hình đặc trưng: vùng đồi núi cao có độ dốc lớn thuộc khu vực phía tây nam của xã; vùng bán sơn địa gồm các đồi, gò thấp xen kẽ với các đồng bằng nhỏ và vùng trũng thường bị ngập úng. Đất đai chủ yếu là đất đồi núi, bạc màu và thường hình thành các ruộng bậc thang. Nghề nông ở đây không thể phát triển vì đất đai khô cằn, toàn sỏi đá nên thu nhập của người dân gần như dựa hoàn toàn vào bãi rác ô nhiễm. Không những thiếu tiền của, nhiều hộ gia đình còn thiếu nước và phải đi xin.


    Xét theo tình trạng được thấy, dù cố gắng cải thiện nhiều nhưng cuộc sống ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn mà không có hướng giải quyết. Bắc Sơn vẫn rơi vào tình trạng đói nghèo sau nhiều năm cố gắng.

    Xã Bắc Sơn
    Người dân mò phế liệu
    Người dân mò phế liệu

  2. Top 2

    Xã Nam Sơn

    Xã Nam Sơn là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn có diện tích đất nông nghiệp khá lớn và đông dân cư. Nam Sơn là vùng đất trung du, có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè với mô hình kinh tế đồi rừng. Tuy nhiên, đất đai chủ yếu bị xói mòn và bạc màu do địa hình thoải dốc và kết cấu ruộng bậc thang dễ làm rửa trôi chất dinh dưỡng trên bề mặt.


    Vấn đề mà xã Nam Sơn gặp phải cấp thiết nhất là rác thải gây ô nhiễm môi trường. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc ô nhiễm đất đai, không khí, nguồn nước gây ra tác động tới cuộc sống, công việc và sức khỏe của người dân tại xã.
    Điều đáng báo động ở đây là trước đây, công việc chính của họ là làm ruộng, trồng chè,... thì nay nhiều người lại rủ nhau đi nhặt rác để bán. Tuy công việc này hàng ngày kiếm được chút ít mỗi ngày hơn là làm ruộng nhưng nó ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống tại nơi đây.


    Vấn nạn này hiện nay vẫn chưa thể giải quyết để mang lại cuộc sống có chất lượng hơn cho người dân tại xã Nam Sơn.

    Xã Nam Sơn
    Bãi rác Nam Sơn
    Bãi rác Nam Sơn
  3. Top 3

    Xã Xuân Thu

    Xuân Thu là một xã nằm ở phía Đông Nam huyện Sóc Sơn. Từ xưa, xã vốn có các làng nghề truyền thống làm giường tre và nấu rượu nổi tiếng. Xã có khoảng 3.000 hộ dân bao gồm ba thôn: Xuân Lai, Thu Thủy, Yên Phú. Xuân Thu là xã có diện tích nhỏ nhất trong huyện với 571 ha. Trong đó, đất canh tác là 332,86 ha, đất thổ cư là 3,9 ha, còn lại là đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Phần lớn diện tích đất canh tác của Xuân Thu trải rộng theo ven đê sông Cà Lồ nên việc lấy nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận tiện. Ruộng đất của Xuân Thu chủ yếu thuộc loại đất thịt pha cát khá màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng.


    Tuy nhiên, thực trạng của xã vô cùng đáng báo động khi mà nhiều người dân đang cảm thấy bức xúc với nhiều việc làm của chính quyền xã. Cụ thể là ruộng đất bị hợp tác xã chiếm dụng khiến người dân bị ảnh hưởng gây khó khăn, các công việc khai thác cát trái phép mà chưa được xử lý,... Nhiều hộ dân sống ven sông còn gặp phải tình trạng ngập lụt mỗi khi mưa ảnh hưởng đến nhà cửa, vật nuôi.


    Tại xã Xuân Thu có quá nhiều việc còn tồn đọng mà chưa tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề, điều này tác động xấu trực tiếp đến cuộc sống của người dân về đất đai, môi trường, việc làm.

    Xã Xuân Thu
    Xã Xuân Thu
    Cống thoát được thiết kế đơn giản, không hiệu quả để giải quyết ngập úng
    Cống thoát được thiết kế đơn giản, không hiệu quả để giải quyết ngập úng
  4. Top 4

    Xã Kim Lũ

    Kim Lũ là một xã đã hình thành lâu đời, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hiện xã gồm có có 4 thôn Xuân Dương, Lủ Hạ - Trung - Thượng. Địa hình xã có dạng hình số 8 với bề mặt trũng.


    Xã Kim Lũ từ xưa đến nay nổi tiếng với nghề thợ ngõa. Tính đến nay, nghề thợ ngõa với nhiều nơi dần trở nên lạ lẫm vì không còn được duy trì. Tại xã Kim Lũ, Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện để cho nhân dân nâng cao năng suất, thu nhập gia đình nhưng theo thực tế việc triển khai các chính sách tại xã còn gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến ruộng đất, khiến đất đai nông nghiệp dù màu mỡ và nhưng lại bị bỏ hoang, dẫn theo đó là người dân phải đối mặt với nguy cơ thiếu đói hàng ngày vì không thể làm ra của cải. Chưa kể đến việc lũ lụt tại đây cũng chưa thể ngăn chặn và tìm cách đối phó được.
    Tình trạng tại xã hiện đang được coi là cần được giải quyết cấp bách để tránh gây hậu quả khôn lường.


    Xã Kim Lũ đang phấn đấu trở thành xã nông thôn mới của huyện Sóc Sơn mặc dù còn rất nhiều khó khăn.

    Xã Kim Lũ
    Một ngôi đền tại xã Kim Lũ bị ngập lụt
    Một ngôi đền tại xã Kim Lũ bị ngập lụt
  5. Top 5

    Xã Đức Hòa

    Đức Hòa là một xã thuộc huyện Sóc Sơn gồm hơn 1.700 hộ gia đình với 6 thôn: Đức Hậu, Thôn Bến,Thôn Chùa, Thôn Trung, thôn Thượng và Thanh Huệ.


    Đất đai chủ yếu là đất cát pha, bạc màu, thuận tiện cho phát triển cây hoa màu nhưng lại không có đủ dinh dưỡng nên thường cho năng suất thấp và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó, vấn đề thủy lợi trở thành vấn đề tâm điểm trong việc phát triển kinh tế vùng. Cũng như các xã khác, công việc hàng ngày chủ yếu của người dân tại xã là sản xuất nông nghiệp kèm các nghề dịch vụ nhỏ. Điều này không đem lại nguồn lợi nhuận cao cho người dân trong xã. Hiện nay, nhờ nhiều phương án mà người dân dần mạnh dạn mở rộng đầu tư trang trại cũng như kinh doanh để tạo việc làm cũng như kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, Đức Hòa cũng là một xã có nguồn lao động dồi dào do đó xã có rất nhiều người lựa chọn đi xuất khẩu lao động hàng năm.


    Nhìn chung, xã Đức Hòa là một trong những xã nghèo của Sóc Sơn có sức bật lớn vượt đói nghèo trong các năm qua. Hiện tại, các cấp chính quyền xã vẫn tiếp tục tìm các giải pháp khác để giúp xã loại bỏ được đói nghèo qua các năm.

    Xã Đức Hòa năm 2016
    Xã Đức Hòa
    Xã Đức Hòa
  6. Top 6

    Xã Việt Long

    Xã Việt Long nằm ở phía Đông huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Cũng là một trong những xã nghèo của huyện cần được giúp đỡ vượt nghèo.


    Khác với nhiều xã có địa hình bán sơn địa, Việt Long thuộc vùng chiêm trũng của huyện Sóc Sơn. Đất đai chủ yếu là đất phù sa và đất cát pha. Đối ngược với cảnh thiếu nước của ruộng bậc thang ở các xã vùng trung du, Việt Long phải đối mặt với cảnh “chiêm khê, mùa thối”, thường xuyên bị ngập úng. Đất đai bạc màu mà đa phần các hộ dân đều sống bằng nghề nông nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Những năm gần đây, xã Việt Long đang cố gắng thay đổi diện mạo. Hệ thống giao thông, thủy lợi với các trạm bơm được khai thác. Với nghề nông là chính thay vì chỉ trồng lúa, hiện nay tại xã cũng trồng rau kết hợp với các nghề phụ như làm mộc,...


    Về thực tế, tuy đã cải thiện nhiều nhưng còn nhiều điều hạn chế từ các phương án của cấp chính quyền xã cũng như khó khăn về vật chất nên vẫn chưa đủ để Việt Long vượt ra khỏi danh sách xã nghèo tại huyện Sóc Sơn.

    Sự giúp đỡ các hộ nghèo tại xã Việt Long ngày gần Tết
    Sự giúp đỡ các hộ nghèo tại xã Việt Long ngày gần Tết
    Xã Việt Long
    Xã Việt Long
  7. Top 7

    Xã Tân Hưng

    Tân Hưng là một xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Sóc Sơn của thành phố Hà Nội. Xã bao gồm 5 thôn: Ngô Đạo, Đạo Thượng, Cốc Lương, Hiệu Chân, Cẩm Hà nhưng lại nằm trong những xã nghèo nhất của huyện.


    Vốn chỉ là một xã thuần nông với dân số đông, người dân tại đây chỉ cày cấy hàng ngày mà ít làm các công việc khác. Mọi thứ ở xã còn gặp nhiều khó khăn từ giao thông, cơ sở hạ tầng còn kém đến công việc hàng ngày là làm nông nhưng đất đai lại bạc màu, úng lụt, năng suất thấp,... dẫn đến việc xã có nhiều hộ nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây để cải thiện cuộc sống, xã Tân Hưng cũng triển khai nhiều công việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo như: tập trung vào các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ sinh thái, nhờ các đầu tư và phương hướng của chính quyền xã các nhà nông không còn chỉ trồng lúa mà còn trồng cả rau hay các cây công nghiệp, chăn nuôi,...


    Xã Tân Hưng đang cố gắng để thoát nghèo dù còn nhiều khó khăn.

    Xã Tân Hưng năm 2016
    Bản đồ xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn
    Bản đồ xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy