Truyền thuyết
Không một ai có thể hoàn toàn đồng ý về việc bằng cách nào mà Maneki Neko đầu tiên đến được đây. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đồng ý rằng con mèo may mắn đầu tiên xuất hiện trong suốt thời kỳ Edo tại Nhật Bản (từ thế kỉ 17 tới giữa thế kỉ 19).
Có 2 truyền thuyết về nguồn gốc của mèo may mắn. Truyền thuyết thứ nhất kể rằng vào thế kỉ 17, có một vị thầy tu nghèo khổ sống ở một ngôi đền nhỏ tại Tokyo. Dù cuộc sống rất khó khăn, ông vẫn chia sẻ phần ăn ít ỏi của mình cho chú mèo cưng Tama. Một ngày nọ, lãnh chúa Nakaota Ii của quận Hikone trên đường đi săn bỗng gặp cơn mưa bão đã đến trú chân ở một cái cây to gần đền. Ông để ý thấy chú mèo giơ một chân lên như đang vẫy gọi ông vào đền. Tò mò, ông rời chỗ nấp, tiến về phía đền để nhìn cho rõ hơn chú mèo kì lạ kia. Cùng lúc đó, một tia chớp giáng xuống đúng chỗ cái cây mà ông vừa đứng. Mang ơn chú mèo, vị lãnh chúa trở thành người bảo trợ cho ngôi đền, sửa chữa nó trở nên khang trang hơn và đổi tên thành đền Gotokuji vào năm 1697. Khi Tama chết, chú được chôn trong nghĩa địa dành cho loài mèo ở trong đền và bức tượng Maneki Neko được làm để tưởng nhớ chú mèo đặc biệt này đã ra đời từ đó.
Một truyền thuyết khác thì thực sự là một câu chuyện kì dị. Một vũ nữ Nhật có một con mèo cưng, cô ta vô cùng yêu quý nó. Một ngày nọ, con mèo kéo mạnh áo kimono của cô gái và chủ một nhà chứa nghĩ rằng con mèo đã bị quỷ ám nên đã chặt đứt đầu nó bằng một thanh kiếm. Đầu mèo bay hạ xuống một con rắn và giết chết con rắn sau đó cứu người phụ nữ. Cô vũ nữ đã điên cuồng vì mất đi con mèo và một người khách của cô ấy đã làm một bức tượng mèo tặng cô ấy để làm cô vui lên.
Có 2 truyền thuyết về nguồn gốc của mèo may mắn. Truyền thuyết thứ nhất kể rằng vào thế kỉ 17, có một vị thầy tu nghèo khổ sống ở một ngôi đền nhỏ tại Tokyo. Dù cuộc sống rất khó khăn, ông vẫn chia sẻ phần ăn ít ỏi của mình cho chú mèo cưng Tama. Một ngày nọ, lãnh chúa Nakaota Ii của quận Hikone trên đường đi săn bỗng gặp cơn mưa bão đã đến trú chân ở một cái cây to gần đền. Ông để ý thấy chú mèo giơ một chân lên như đang vẫy gọi ông vào đền. Tò mò, ông rời chỗ nấp, tiến về phía đền để nhìn cho rõ hơn chú mèo kì lạ kia. Cùng lúc đó, một tia chớp giáng xuống đúng chỗ cái cây mà ông vừa đứng. Mang ơn chú mèo, vị lãnh chúa trở thành người bảo trợ cho ngôi đền, sửa chữa nó trở nên khang trang hơn và đổi tên thành đền Gotokuji vào năm 1697. Khi Tama chết, chú được chôn trong nghĩa địa dành cho loài mèo ở trong đền và bức tượng Maneki Neko được làm để tưởng nhớ chú mèo đặc biệt này đã ra đời từ đó.
Một truyền thuyết khác thì thực sự là một câu chuyện kì dị. Một vũ nữ Nhật có một con mèo cưng, cô ta vô cùng yêu quý nó. Một ngày nọ, con mèo kéo mạnh áo kimono của cô gái và chủ một nhà chứa nghĩ rằng con mèo đã bị quỷ ám nên đã chặt đứt đầu nó bằng một thanh kiếm. Đầu mèo bay hạ xuống một con rắn và giết chết con rắn sau đó cứu người phụ nữ. Cô vũ nữ đã điên cuồng vì mất đi con mèo và một người khách của cô ấy đã làm một bức tượng mèo tặng cô ấy để làm cô vui lên.