Bài soạn "Đi đường" của Hồ Chí Minh số 3

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.
Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.
Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.


2. Tác phẩm

Bài thơ nằm trong tập "Nhật kí trong tù" bằng chữ Hán gồm 133 bài (cùng với bài ngắm trăng tròn bài trước), tập thơ cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tà năng thi ca xuất sắc của Người.
"Đi đường" là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Bài làm:
Phần phiên âm:
"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian."


Phần dịch nghĩa:
"Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt."

Phần dịch thơ:
"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non."


Câu 2: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2
Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật - khai, thừa, chuyển, hợp - đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba).
Bài làm:
Bài thơ "đi đường" được Bác viết tuân thủ đúng theo cấu trúc của bài thơ tứ tuyệt Đường luật gồm bốn phần:
Câu 1: khai (mở đầu, khai triển ý)
Câu 2: thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)
Câu 3: chuyển (chuyển ý)
Câu 4: hợp (tổng hợp lại)


Câu 3: Trang 40 sk ngữ văn 8 tập 2
Việc sử dụng các điệp từ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Bài làm:
Trong bài thơ ta thấy có các điệp từ sau: tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san lặp lại trong cả bài thơ.
Việc sử dụng các điệp từ này trong bài tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ. Nhấn mạnh sự khó khăn, vất vả của người đi đường hay chính người cách mạng.

Câu 4: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả còn có ngụ ý gì nữa không?
Bài làm:
"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Sử dụng điệp từ "trùng san" (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này, làm cho câu thơ càng trở nên sâu sắc.
"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"
Người đi đường sau khi đã vượt qua bao nhiên dãy núi, bao nhiêu gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.
Ngụ ý câu thơ: Cũng như nỗi vất vả của người đi đường núi để đến được đỉnh núi cao nhất. Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 5: Trang 40 sgk ngữ văn 8 tập 2

Theo em, đây có phải bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.
Bài làm:
Bài thơ "Đi đường" không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. Bởi vì bài thơ này với ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.
Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.
Ý nghĩa: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:
Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
Bài làm:
Những bài học rút ra cho bản thân:
Muốn đến đích con người phải vượt qua nhiều gian khổ, vất vả giống như việc đi đường. Khi tự trải nghiệm, chúng ta mới có thể thấu hiểu hết những khó khăn. Qua đó, chúng ta cũng cảm thông và chia sẻ hơn với những người khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn
Đối diễn với muôn trùng khó khăn đó, con người phải có ý chí quyết tâm, nghị lực và niềm tin để đạt tới mục tiêu của mình. Đó là bài học về tinh thần kiên cường và rèn luyện bản lĩnh cho mỗi chúng ta.
Khi đạt tới mục tiêu, lên tới đỉnh cao của ước mơ và lí tưởng, con người có thể mở rộng tầm mắt mình trước thế giới bao la. Vượt qua được gian lao chồng chất sẽ có được thắng lợi vẻ vang
Như vậy bài học từ bài thơ Đi đường chính là tinh thần kiên cường, bền bỉ, nghị lực vượt qua mọi khó khăn và gian khổ để bước đến thành công. Như lời của cụ Nguyễn Bá Học từng nói: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Câu 2:
Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đi đường
Bài làm:
Nội dung: Từ việc đi đường, bài thơ đã gợi lên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ tới chiến thắng vẻ vang. Bài thơ cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ
Nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Kết cấu chặt chẽ
Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường để khái quát lên một chân lí trong cuộc sống
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy