Bài soạn tham khảo số 4
Nội dung bài học
- Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, đáp ứng những nhu cầu cuộc sống
- Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói cũng có thể ở dạng viết
- Trong văn bản lời nói nhân vật là sự tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
- Ngôn ngữ sinh hoạt là dạng thức hoạt động của ngôn ngữ, chủ yếu ở hình thức nói, dùng để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói và có cả ở dạng viết:
+ Trong dạng nói có: đối thoại, đa thoại.
+ Trong dạng viết có: nhật kí, thư từ...
LUYỆN TẬP
a. Câu ca dao thứ nhất
+ Lời khuyên:
• Khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, nói năng đạt hiểu quả cao.
• Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe
• Luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.
+ Bài học: cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.
- Câu ca dao thứ hai:
+ muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.
+ Con người thông qua lời nói có thể biết được tính nết như thế nào
+ Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người.
b, Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: lời nói của nhân vật năm Hên
- Nhận xét:
+ Về nội dung: nói về vấn đề trong cuộc sống đó là cá sấu và việc bắt cá sấu.
+ Về từ ngữ:
• Xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,...
• Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là , cực lòng,...
• Nhiều từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt,...
+ Về câu: sử dụng nhiều câu tỉnh lược, dùng phối hợp câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật,...