Bài soạn tham khảo số 4
Bố cục
- Hai câu thơ đầu: suy ngẫm của tác giả về vận nước.
- Hai câu thơ sau: triết lý vô vi của tác giả.
Nội dung bài học
- Bài thơ nói lên ý thức trách nhiệm và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam.
- Bài thơ giầu tính triết lí
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Tác giả so sánh nhằm nói lên sự bền chặt, lại nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của nước mình.
- Câu thơ vừa khẳng định vận may của đất nước đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.
Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Hoàn cảnh đất nước:
+ sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định
+ nhà vua (Lê Đại Hành) muốn đưa đất nước đi lên vững mạnh, một quốc gia
- Tâm trạng: vui tươi, đầy lạc quan và tự hào tin tưởng tương lai của đất nước
Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Vô vi theo Lão Tử là thuận tự nhiên, không trái quy luật tự nhiên
- Trong bài này cần hiểu: người trị quốc phải dùng đức của mình cảm hóa dân, dân tin thì nước hưng thịnh
- Hai câu thơ cuối khẳng định chỉ có lấy đức trị quốc mới là kết sách lâu bền của quốc gia thịnh trị.
Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta đó là truyền thống yêu chuộng hoà bình.