Bài văn nghị luận xã hội về bạo lực gia đinh số 10

Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên trong gia đinh gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình ” Trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng thường được cho là một trong những nguyên nhân mâu thuẫn phổ biến nhất và dẫn tới BLGĐ. Trong đó, bạo lực tinh thần được đề cập ít hơn so với bạo lực thân thể, còn bạo lực tình dục hiếm khi được nạn nhân chủ động nêu ra. Bên cạnh đó vẫn còn một số loại hành vi BLGĐ được coi là hợp pháp, có thể chấp nhận được và chính quan niệm cùng thái độ như vậy đã dung dưỡng cho hành vi bạo lực trong gia đình.


Người gây ra các hành vi bạo lực chủ yếu là phía người chồng, trong đó có nhiều hành vi nghiêm trọng như: Phá phách, đánh đập vợ… Bạo lực giữa vợ và chồng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng với các gia đình trẻ có nguy cơ cao hơn vì chưa thích nghi với cuộc sống chung cũng như trách nhiệm với gia đình. Trong xã hội hiện đại, nhiều người phụ nữ thành đạt trở thành lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, hoặc làm công tác xã hội và đoàn thể, nhưng tại nhiều gia đình gặp phải sự phản kháng từ phía người chồng, với quan niệm truyền thống mang tính gia trưởng, người chồng phải làm chủ gia đình.


Người vợ thành đạt như vậy sẽ làm cho người chồng tự ti, mặc cảm, không chấp nhận sự thành đạt của vợ và hệ quả là dần dần dẫn đến xung đột, mâu thuẫn, rạn nứt trong gia đình. Ngoài ra, những lối sống không lành mạnh như nghiện rượu, sử dụng chất gây nghiện hay chơi cờ bạc của một thành viên trong gia đình không chỉ dẫn tới mâu thuẫn gia đình mà còn có nguy cơ thúc đẩy bạo lực gia tăng. Ngoại tình, ghen tuông quá mức cũng là một trạng thái tinh thần gắn liền với sự nóng giận, thiếu kiềm chế dẫn đến hành vi bạo lực.


Sở dĩ nhận thức và nhận biết của cộng đồng về bạo lực chưa cao một phần cũng chính xuất phát từ Luật Phòng, chống BLGĐ năm 2007 quy định các hành vi bạo lực còn quá chung chung và không đầy đủ. Việc thống kê BLGĐ chưa trở thành một nhiệm vụ ở nhiều địa phương, gây khó khăn cho việc phòng, chống BLGĐ ở các cấp. Trình tự can thiệp quá chặt chẽ, trong một số trường hợp, khiến hành vi bạo lực không được ngăn chặn kịp thời. Không ít vụ BLGĐ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt còn nhẹ, vì vậy tính phòng ngừa răn đe còn tồn tại nhiều hạn chế. BLGĐ đối với trẻ em chính là xuất phát từ quan niệm đã tồn tại bao lâu nay “Yêu cho roi vọt…”.


Nhiều cha mẹ cho rằng, muốn con cái ngoan ngoãn, biết vâng lời… thì phải dùng biện pháp mạnh, dùng đòn đau từ đó giúp con… nhớ lâu.Những yếu tố từ phía gia đình và cộng đồng có thể hạn chế, ngăn chặn bạo lực. Con cái có vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột giữa cha mẹ. Khi con cái trưởng thành, hiểu được các khía cạnh của cuộc sống sẽ kiềm chế tốt hơn các hành vi của hai bên cha, mẹ. Mặt khác, gia đình và họ hàng sẽ là cầu nối giúp hòa giải mâu thuẫn bằng nhiều cách khác nhau như động viên, khuyên bảo…


Cùng với đó, hàng xóm cũng có vai trò tích cực trong phát hiện các mâu thuẫn gia đình, can thiệp kịp thời khi xảy ra xung đột. Ngoài ra, hoạt động phòng ngừa và can thiệp BLGĐ từ các tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế hành vi BLGĐ. Đồng thời, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc cũng góp phần ngăn ngừa các hành vi bạo lực.


Ở vùng sâu, vùng xa, việc thực hiện các quy ước mới phải được kết hợp hài hòa với “luật tục” sẽ nâng cao tính giáo dục, răn đe của quy ước, hương ước. Phát huy thế mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt khác, không được coi BLGĐ là chuyện riêng của từng nhà và những người làm công tác hòa giải phải được đào tạo, tập huấn để sàng lọc bạo lực, phát hiện bạo lực cũng như tư vấn cho người bị bạo hành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy