Bài văn nghị luận xã hội về bạo lực gia đinh số 7

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì những tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Nhiều vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội hiện nay như: ma tuý, trộm cướp, hiếp dâm, bạo lực học đường và nhất là bạo lực gia đình, bạo hành gia đình. Đây là một trong những vấn đề phi đạo đức nhất trong xã hội bây giờ.


Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lực gia đình, bạo hành gia đình là gì? Bạo lực, bạo hành gia đình là một khái niệm chỉ việc người thân trong cùng một gia đình mâu thuẫn với nhau tới mức dùng tới vũ lực như: chửi nhau, thậm chí đánh nhau, giết nhau. Như ba mẹ đánh đập con cái không thương tiếc, chồng đánh đập, giằng xéo vợ không lý do, con cái đánh đập cha mẹ già. Những biểu hiện đó đều đã nêu lên tính phi đạo đức, vô đạo đức của hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình.


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân khách quan, đó là do xã hội ngày một tân tiến, công nghệ thì phát triển như vũ bão như huyền thoại, mỗi người đều cắm cúi vào một chiếc điện thoại cảm ứng trên tay, một chiếc máy tính trước mắt. Đó là nguyên nhân dẫn tới mọi thành viên trong gia đình mắc bệnh vô cảm và không quan tâm nhiều tới nhau nữa. Mọi mâu thuẫn phát sinh từ đó. Không quan tâm tới nhau, không thấu hiểu nhau nên khi gặp xích mích, cãi vã sẽ không hòa hoãn được, không làm chủ được bản thân mà dẫn tới những hành động không lường trước được: chửi bởi, và cao hơn là đánh đập. Một nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng bạo hành gia đình là do vấn đề kinh tế của gia đình. Theo triết học thì mọi vấn đề của con người trong cuộc sống đều xoay quanh chữ “kinh tế” và tiền bạc. Khi trong một gia đình mà vợ chồng, bố mẹ-con cái nảy sinh về vấn đề kinh tế thì tất yếu sẽ dẫn tới bạo lực gia đình. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình, bạo hành gia đình.


Đồng thời, bạo lực gia đình cũng là vấn nạn mang lại nhiều hậu quả đối với bản thân mỗi người, gia đình và xã hội. Một gia đình mà có bạo lực gia đình thì không phải là một môi trường tốt để giáo dục toàn tiện, phát triển nhân cách cho trẻ nhỏ. Bầu không khí trong mỗi gia đình như vậy thì sẽ rất ngột ngạt và khó chịu. Mái âm hạnh phúc gia đình cũng từ đó mà tan vỡ. Trong gia đình như vậy, hậu quả còn lan ra cả cộng đồng và xã hội. Một người có thói quen bạo hành gia đình thì không thể nào là một công dân tốt cho xã hội được. Người như thế khi ra với cộng đồng thì cũng sẽ là một con người thích bạo lực không kém. Khi đó thì còn ảnh hưởng tới những người xung quanh khác. Hơn thế nữa, gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình luôn luôn có vấn nạn bạo lực thì có lẽ ít ảnh hưởng. Nhưng nhiều gia đình như thế thì xã hội sẽ không thể nào phát triển được, kìm hãm mọi sự đi lên của một quá gia, dân tộc. Hậu quả của vấn nạn bạo lực, bạo hành gia đình thật không thể nào lường trước được.


Vậy biện pháp của chúng ta là gì? Đầu tiên phải đi từ ý thức. Chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan cần phải tích cực tham gia vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về vấn đề bạo lực gia đình. Ngoài ra, cũng còn có những biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi có tính chất bạo lực, bạo hành gia đình. Quan trọng hơn là mỗi thành viên trong gia đình hãy sống thấu hiểu nhau hơn, sống chậm lại để yêu thương nhau nhiều hơn thì mọi vấn nạn bạo lực trong gia đình cũng không còn nữa.


Mỗi người trong chúng ta hãy cùng góp một phần công sức nhỏ bé để đẩy lùi và tránh xa hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình vì một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi cá nhân, rộng hơn là gia đình, cộng đồng, xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy