Bài văn phân tích tác phẩm "Khuê oán" số 10
Vương Xương Linh, tự là Thiếu Bá; là nhà thơ Trung Quốc thời Thịnh Đường. Ông làm nhiều thơ hay, được người đời gọi là Thi thiên tử, là Thi gia phu tử Vương Giang Ninh. Ông có nhiều tác phẩm kiệt xuất trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm “Khuê Oán”.
Phiên âm chữ Hán:
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tố mịch phong hầu.
Dịch thơ tiếng Việt:
Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu,
Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu.
Đầu đường chợt thấy màu dương liễu,
Hối để Chàng đi kiếm tước hầu.
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu cho người đọc thấy được hình ảnh của một người phụ nữ rất xinh đẹp thuộc dòng dõi quý tộc. Hiện người phụ nữ này có một người chồng đang chiến đấu nơi phương xa. Vì lẽ sinh ra trong nhung gấm lụa là nên người phụ nữ này không hiểu được những đau thương của chiến tranh. Chính điều đó mà tác giả viết người phụ nữ này rất là hồn nhiên và vô lo vô nghĩ vẫn còn trau chuốt làm đẹp cho bản thân của mình.
“Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu,
Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu.”
Phòng khuê là tổ ấm hạnh phúc gia đình. Suốt một thời son trẻ, mỗi lần trang điểm xong, nàng bước lên lầu đẹp để ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên và cũng như để mong chờ nhìn ra phía xa xăm mong người chồng phương xa trở về với mình. Ở đây tác giả tả đồng thời cả cảnh lẫn người trong mùa xuân xanh non tươi mát ấy là hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp trẻ trung lại càng thêm lộng lẫy trang hoàng hơn.
Vậy mà ông trời như đang trêu đùa với lòng người, mùa xuân là sự tươi đẹp của hạnh phúc lứa đôi còn người phụ nữ này lại phòng khuê chiếc bóng một mình. Mặc dù vô tư hồn nhiên đến vậy nhưng ắt hẳn tâm trạng của người phụ nữ có chồng ở phương xa cũng buồn và nhớ thương như những người phụ nữ khác.
Đầu đường chợt thấy màu dương liễu,
Hối để chàng đi kiếm tước hầu.
Màu dương liễu xanh mơn mởn biểu trưng cho tuổi trẻ đầy tình yêu và sức sống. Theo tục lệ thì lúc chia tay tiễn người yêu ra chiến trường người phụ nữ phải tặng người đàn ông một nhành dương liễu để mong đến ngày đoàn tụ. Người phụ nữ ngồi thẫn thờ nhìn về phía xa xăm mà tự nhủ với bản thân không biết chồng mình đang ở chốn nào? Sống chết ra sao rồi? Cảnh ấy mà gợi tình, tâm trạng của người phụ nữ pha lẫn những nhớ thương và nuối tiếc. Người phụ nữ tiếc rằng mình sao lúc đó không giữ chồng ở lại mà cứ để chồng đi như vậy.
Rồi sau đó người phụ nữ chợt nhận ra tuổi xuân đã trôi đi thật nhanh đến mức người chẳng hay, giờ đây nhan sắc xinh tươi đã bị phai nhạt dần theo thời gian sau những năm tháng mong mỏi đợi chờ chồng đầy cô đơn và hưu quạnh. Thực tế đầy phũ phàng ấy người phụ nữ tự trách mình, trách duyên phận của mình là khuê oán.
Đồng thời qua đây tác giả muốn nói lên hạnh phúc mỏng manh của đôi lứa khi đất nước gặp chiến tranh loạn lạc. Thương yêu đến mấy cũng phải cách xa. Mà khi đi ra chiến trường nào ai biết ngày trở về. Cuộc sống thật trớ trêu cứ ngỡ tưởng được hạnh phúc bên nhau vậy mà giờ đây chỉ còn mình người phụ nữ cô đơn lẻ loi suốt ngày ngóng trông chồng trở về.
Tác giả thật độc đáo và tinh tế chỉ với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt mà đã bao hàm hết nội dung súc tích, ngôn ngữ giàu sức gợi. thể hiện tình yêu hòa quyện giữa cảnh và người để người đọc dễ cảm nhận được ý thơ sâu sắc.
Qua bài thơ này ta thấy rõ được nỗi buồn, cô đơn của người người phụ nữ có chồng đi tòng quân. Ngày ngày người phụ nữ chỉ mong ước chồng trở về để gia đình đoàn tụ. Đồng thời tác giả cũng nên án tố cáo chiến tranh khiến gia đình, hạnh phúc lứa đôi bị chia xa.