Bài văn phân tích tình huống truyện "Chiếc thuyền ngoài xa" số 12

Tình huống truyện của một tác phẩm văn học chính là nội dung về hoàn cảnh, bối cảnh khái quát của toàn bộ câu chuyện mà trong đó sẽ nổi bật lên một hay vài sự kiện điểm nhấn xảy ra. Nhờ đó hình ảnh, số phận của nhân vật được tái hiện rõ hơn, những tâm tư, triết lí nhà văn đặt vào tác phẩm cũng được độc giả cảm nhận rõ hơn sâu trong đó. Ở chiếc thuyền ngoài xa thì tình huống truyện chính là việc Phùng tình cờ chứng kiến được một cảnh tượng bất ngờ, tương phản nhau ngay bên bờ phá.Nhằm đem đến hiệu quả cho nhân vật có được những khám phá, nhận thức sâu sắc, rõ hơn nhờ việc tạo tình huống truyện ấn tượng của nhà văn.


Đầu tiên, từ xa là chiếc thuyền ngoài xa được nhiếp anhr Phùng nhìn thấy , đây là cảnh thứ nhất. Phùng – một nghệ sĩ nhiếp ảnh của một tòa soạn báo. Vào một buổi sáng sớm thơ mộng, khung cảnh bình minh buổi sáng trên biển lung linh, đẹp ở từng đường nét hai hòa. Phùng lâng lâng xen một chút bối rối, lòng vui sướng trước khung cảnh này, ảnh liền giơ máy ảnh chụp lia lịa từng khoảnh khắc này. Từ phía xa kia chiếc thuyền dần tiến vào bờ, xé toang đi màn sương mù tiến thẳng vào đấp ngay mắt Phùng là một cảnh tượng vô cùng lạ lùng. Người đàn bà từ trên thuyền bước xuống, theo sau chị ta là một người đàn ông thân hình vạm vỡ, rám nắng trên tay cầm dây thắt lưng bảng to đang không ngừng quất mạnh vào người chị ta. Người chồng này vô cùng thô bạo, hung hăng đánh vợ không nương tay, vừa đánh vừa chửi những lời rất khó nghe. Dù thế nào thì người vợ kia cũng đứng một chỗ chịu đòn, không chống cự, tránh né khiến Phùng vô cùng ngạc nhiên, xót thương. Lúc sau Thằng nhóc con của họ lúc sau từ đâu chạy lại đánh bố để bảo vệ mẹ. Một cảnh tượng thứ hai nối tiếp cảnh thứ nhất khiến cho Phùng không kịp định hình, cảm nhận được chuyện gì xảy ra. Hai khung cảnh cách nhau không bao lâu nhưng để lại rất nhiều suy nghĩ trong người nhíp ảnh này, sự đối lập đó làm Phùng có phát hiện khác nhau.


Một khung cảnh đẹp tuyệt mỹ, như tranh vẽ được tả là Khung cảnh bầu trời trong xanh, ẩn hiện những vệt nắng sớm mai, phía xa chiếc thuyền ẩn hiện. Một người với tâm hồn nghệ sĩ bay bổng như Phùng thì vẻ đẹp thiên nhiên toàn bích này chính là cảm hứng để anh sáng tác. Phùng thưởng thức cảnh đẹp mà trong lòng “bối rối, trái tim như có ai bóp thắt vào” và cảm xúc của anh lúc đấy không diễn tả được, như đóng băng khi bắt được cảnh đắt giá như vậy. Sống cuộc đời thiện lành, cái đẹp sẽ dung hòa và đem lại cho con người suy nghĩ lạc quan, tích cực, có ý nghĩa hướng thiện.Như người xưa đã từng cho rằng: “Bản thân cái Đẹp là đạo đức”. Phùng, một người nghệ sĩ luôn đi tìm cái Đẹp nên trước khung cảnh đó anh chụp lia lịa, hài lòng với tác phẩm nghệ thuật anh chụp được qua ống kính.


Trái ngược với khung cảnh đẹp kia là một cảnh tượng bạo lực gia đình. Chứng kiến cảnh tượng này Phung há hốc mồm ngạc nhiên, không tin vào mắt mình. Hiện trạng man rợ như thế này, đàn ông mà lại cầm roi đánh phụ nữ ngay giữa xã hội tiến bộ, cải tiến, văn mình như này mà vẫn còn tồn tại, anh đau xót nghĩ về điều này. Nhưng Phùng đâu biết rằng chiến tranh đi qua, đâu đó trong xã hội vẫn còn những gia đình đói nghèo, chật vật vì miếng ăn manh áo. Như thế, nếu cảnh thiên nhiên ban sáng làm rung động Phùng thì ở cảnh tượng này làm Phùng hụt hẫng bấy nhiêu.


Hai cảnh tượng đem đến cho Phùng thêm những khám phá mới. Nghệ thuật là cái Đẹp chân thiện mỹ là suy nghĩ trong Phùng cho đến khi chứng kiến cảnh tượng thứ hai thì Phùng đã tự nhận thức được nhiều điều. Đối tượng của nghệ thuật không phải lúc nào cũng là cái Đẹp, có thể lớp vỏ bên ngoài lung linh nhưng bên trong đó là một hiên thực trần trụi. Do đó với tất cả mọi thứ trong cuộc đời thì chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều, có chiều sâu để cảm nhận. Ở đây, tình huống truyện nhà văn tạo ra mang đến hiệu quả trong việc nhận thức, bảy tỏ quan điểm nghệ thuật ở thời kì đổi mới, theo sát hiện thực và không rời xa chủ nghĩa nhân đạo.


Từ đây tinh huống tiếp theo nảy nở, đó là câu chuyện Chánh án tòa can thiệp đề nghị người đàn bà này ly hôn, giải thoát cho cuộc sống của mình. Sau khi nghe giải bày của chị ta, Phùng và Đẩu mới vỡ lẻ nhiều điều, những thứ lý thuyết trong sách vở chưa chắc đúng, trùng khớp với thực tế cuộc sống. Chúng ta cần tôn trọng cái nhìn, lập trường khác nhau, đó chính là tinh thần dân chủ trong sáng tác.


Có thể xem điều ấn tượng, ý nghĩa tạo nên tác phẩm chính là tình huống truyện. Sau tất cả những nghịch lí, nghịch cảnh thì Phùng và Đẩu đã có được nhận thức mới mẻ, có chiều sâu. Một tác phẩm nhân văn dành cho cho người đọc.

Bài văn phân tích tình huống truyện
Bài văn phân tích tình huống truyện "Chiếc thuyền ngoài xa" số 12
Bài văn phân tích tình huống truyện
Bài văn phân tích tình huống truyện "Chiếc thuyền ngoài xa" số 12

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy