Làng nghề sơn mài Cát Đằng
Làng thuộc xã Yên Tiến, huyện Ý Yên. Sử sách ghi lại rằng, hai ông tên là Đinh Ba và Ngô Dũng (là quan triều nhà Đinh) đến làng ở và dạy nghề cho người làng vào thế kỉ XI. Trải qua bao thăng trầm, làng nghề sơn mài Cát Đằng vẫn đang được gìn giữ và phát triển. Những cây nứa bánh tẻ không quá non, cũng không quá già đem ngâm nước ít nhất 6 tháng để tránh mối mọt và tăng độ dẻo dai.
Sau đó, người ta vớt tre lên mang đi vót và đánh bóng nan tre, đem đặt vào khuôn rồi quết một lớp keo lên mài miết đến khi sản phẩm nhẵn bóng, đủ mỏng mới thôi. Trước kia, người thợ mài thủ công phải mất 3 tháng mới xong 1 sản phẩm, giờ đã có máy móc nên chỉ mất vài ba ngày. Nhưng đây mới là sản phẩm thô, các nghệ nhân sẽ trang trí thêm các hoa văn, pha màu và phun sơn để hoàn thiện sản phẩm.
Bí quyết phun sơn và pha màu chỉ có người làng mới biết, không truyền dạy ra bên ngoài. Các đồ trang trí trong cung đình Huế, Hà Nội xủa hầu hết là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra. Làng nằm giữa hai tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt nên bạn đi dọc tuyến đường này về đến đoạn Nam Định hỏi thăm làng sơn mài Cát Đằng là tới.