Bỏng

Ở nước ta, lứa tuổi trẻ bị bỏng nhiều nhất là từ 1 - 5 tuổi, hàng năm ước tính có khoảng 8.000 - 10.000 trẻ bị bỏng ở các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân:

  • Do ở lứa tuổi này, trẻ rất hiếu động, thích khám phá xung quanh nhưng lại chưa ý thức được nguy cơ bị bỏng và chưa có khả năng tự phòng tránh.
  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do nước nóng, thức ăn nóng.
  • Bỏng do lửa (lửa cồn, lửa xăng, lửa do cháy rơm rạ, cháy nhà, xe…)
  • Bỏng do dòng điện (cao thế và hạ thế), bỏng do vôi tôi nóng.
  • Do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ, không chú ý đến trẻ.
Hậu quả: Vết bỏng nhẹ sẽ không để lại nhiều biến chứng tuy nhiên với những trường hợp nặng, hậu quả của bỏng để lại vô cùng nặng nề như:
  • Vết bỏng sâu vào da gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
  • Suy giảm sức đề kháng của trẻ, dễ mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng, sốt…
  • Để lại vết sẹo, khó cử động co kéo.
  • Làm tàn phế và biến dạng cơ thể.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, gây ra tự ti, mặc cảm cho trẻ.
  • Trường hợp bỏng nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Biện pháp :
  • Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
  • Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
  • Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
Rửa vết bỏng bằng nước lạnh
Rửa vết bỏng bằng nước lạnh
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy