Top 16 Sự thật thú vị nhất về loài cá heo
Vốn được coi là một trong số các loài động vật thông minh và thân thiện nhất hành tinh, những điều thú vị về cá heo luôn được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và ... xem thêm...khám phá. Cùng Toplist tìm hiểu thêm những sự thật thú vị về loài cá heo nhé.
-
Thông tin mô tả
Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới (sông Dương Tử, sông Amazon, sông Ấn, sông Hằng,...). Kích thước của cá heo có thể từ 1,2 m (4 ft) và 40 kg (90 lb) (Cá heo Maui), cho tới 9,5 m (30 ft) và 10 tấn (9,8 tấn Anh; 11 tấn Mỹ) (Cá heo đen lớn hay Cá voi sát thủ).
Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Họ cá voi đại dương Delphinidae là họ lớn nhất trong bộ cá heo và cũng là họ xuất hiện muộn nhất: khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thế Trung Tân. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch và hồ hởi với con người.
-
Phân loại cá Heo
Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới. Dưới đây Toplist sẽ giới thiệu cho các bạn một vài loại cá heo nổi tiếng và thân thuộc nhất với con người.
Cá Heo đại dương (Cá Heo biển): Cá heo đại dương có tên tiếng anh là Delphinidae, trong dòng này có hơn 20 loài. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số dòng phổ biến.
- Cá Heo mũi chai: Cá heo mũi chai là dòng cá heo phổ biến nhất ở trên thế giới. Dòng cá heo này có tên tiếng anh common bottlenose dolphin. Dòng cá heo này phổ biến nhất vì chúng sống ở hầu hết các vùng biển trên thế giới. Không chỉ vậy, dòng cá này còn được nuôi nhốt rất nhiều trong các khu biểu diễn xiếc, chúng xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim.
- Cá Heo sát thủ: Cá heo sát thủ hay chính là dòng cá voi sát thủ. Loài cá heo sát thủ là dòng có kích thước lớn nhất trong họ cá heo đại dương. Dòng cá heo này thường sống thành bầy đàn với nhiều thế hệ.
- Cá Heo trắng: Cá heo trắng có tên tiếng anh white-beaked dolphin, dòng cá này thuộc họ cá voi có răng. Dòng cá heo này được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1846. Dòng cá heo trắng khi trưởng thành chiều dài đạt 2.3 – 3m và cân nặng dao động trong khoảng 180 – 354kg.
Cá Heo nước ngọt (Cá Heo sông): Chắc hẳn nhắc đến cá heo đại dương thì quá quen thuộc với nhiều người, nhưng dòng cá heo sông còn khá xa lạ. Dưới đây là một số dòng cá heo sông nổi tiếng ở trên thế giới:
- Cá Heo sông Amazon – Cá Heo hồng: Cá heo sông Amazon là dòng cá heo sông có kích thước cơ thể lớn nhất. Cá heo trưởng thành có thể dài đến 2.5m và nặng tới 185kg. Cá heo sông amazon là dòng cá sông có răng và là loài ăn tạp. Cá heo sông amazon thường có màu hồng hoặc màu hồng xám – đây chính là điểm đặc biệt của dòng cá này.
- Cá Heo xanh đuôi đỏ – Cá Heo miền Tây: Cá heo xanh có phần thân trung bình, mõm nhọn và có 4 đôi râu ở phần khóe miệng. Cá heo xanh khi còn nhỏ thường có những sọc xám nâu, khi trưởng thành thường có màu xanh toàn thân và màu đỏ cam ở các vây. Cá heo xanh thường sống chủ yếu ở tầng nước đáy. Dòng cá heo nước ngọt này là dòng cá đẻ trứng và có tập tính di cư sinh sản.
- Cá Heo bông – Cá Heo cảnh: Cá heo bông còn được gọi là cá heo lửa hoặc tai tượng phi. Dòng cá này có thân hình chắc khỏe, phần miệng cá dày và rất rộng. Trên thân hình của cá có rất nhiều hoa vân, nền thân có màu trắng hồng. Cá heo bông là dòng cá cảnh sống ở mọi tầng nước và có nguồn gốc đến từ Nam Mỹ.
-
Cấu tạo và kích thước
Cá heo là dòng cá có kích thước cơ thể lớn và thân hình cá heo có hình thoi và suôn đều xuống đến phần đuôi. Cơ thể gọn gàng giúp cho cá heo bơi được với tốc độ cao.
Loài cá heo có kích thước nhỏ nhất là 1.2m, dài nhất là 9.5m. Cân nặng của chúng cũng dao động từ 40kg cho đến 10 tấn. Loài này này được tiến hóa từ động vật có vú sống ở trên cạn. Loài cá heo có thân hình giống hình ngư lôi, phần cổ của chúng thường không linh hoạt.
Chân tay của loài động vật cổ đại tiến hóa thành chân chèo để thích nghi với môi trường nước. Cá heo không có phần tai ngoài, đầu và sọ của cá heo khá nhỏ, phần mắt của cá nhỏ. Mắt đặt gần ngang so với phần khóe miệng, mõm cá khá dài và nhọn. Phần răng của cá heo giống với hình nón, điều này giúp cá săn mồi và nghiền nát con mồi dễ dàng hơn.
Cá heo là dòng cá được tiến hóa từ động vật có vú ở trên cạn, chính vì vậy chúng thở bằng phổi. Chúng hô hấp bằng cách hít không khí vào lỗ thổi ở đỉnh đầu, khi thở ra chúng sẽ phun vòi nước hướng lên trên mặt nước. Bao bọc cơ thể của cá heo là một lớp mỡ và lớp da rất dày. Điều này giúp chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết lạnh giá và sự tấn công của các động vật ăn thịt khác.
Cá heo có 1 vây lưng lớn không xương, 2 vây mái chèo ở phần ngực và vây đuôi khá lớn và chia thùy sâu ở giữa. Cá heo thường có màu xám xanh bao phủ toàn bộ cơ thể. Cá heo cũnglà dòng cá có giác quan vô cùng nhạy, chúng có thị lực vô cùng tốt. Vì mắt đặt ở tầm ngang, nên chúng có thể quan sát rộng. Cá heo có tần số âm thanh rất nhạy. Chúng thường tạo ra những bản nhạc, đây là cách liên lạc giữa các cá thể ở trong loài.
-
Chế độ dinh dưỡng và tập tính sinh sản của cá heo
Cá heo là dòng cá ăn tạp, chế độ dinh dưỡng của chúng thay đổi theo mùa. Ở một số dòng cá heo có xu hướng di cư theo mùa để tìm kiếm thức ăn. Ở một số dòng cá heo sông thường di cư ra biển từ khoảng tháng 4 – 10 hàng năm để kiếm ăn.
Cá heo có thể kiếm ăn ở cả vùng nước đáy và giữa. Dạ dày của chúng có thể tiêu hóa được cả động vật có xương và không xương.
Một số dòng thức ăn được yêu thích của cá heo: các loài cá con (như cá trích, cá mòi), động vật giáp xác như tôm, các loài động vật và sinh vật không xương sống khác.
Cá heo là dòng cá sinh sản theo hình thức đẻ con và cho con bú. Cá có cơ quan sinh sản nằm ở bên trong cơ thể, ở bụng có các khe sinh dục – đây là cách để cá heo đực và cá heo cái giao phối. Cá heo nuôi con bằng gì? Một lần sinh sản, cá heo chỉ đẻ được 1 con và thời gian mang thai trong khoảng 1 năm.
Sau khi sinh con, cá heo sẽ cho con bú sữa thông qua núm vú, chúng sẽ nuôi con trong vòng 11 tháng rồi mới tách con.
-
Giải phẫu học cá heo
Cá heo có thân hình thoi suôn tối ưu cho bơi với tốc độ cao. Vây đuôi được sử dụng để tạo sức đẩy còn vây mang và toàn bộ đuôi để điều chỉnh hướng bơi. Vây lưng đối với các loài có vây lưng dùng để ổn định cơ thể khi bơi. Dù mỗi loài có khác nhau, đặc điểm chung ở hầu hết cá heo là các sắc màu xám với bụng có màu nhạt hơn. Trên da cá heo thường có các đốm với màu tương phản và sắc độ khác..
Đầu cá heo có bộ phận phát sóng rada sinh học ở trán. Nhiều loài có hàm phát triển dài tạo thành một cái mỏ rõ rệt. Một số loài như loài Mũi chai có miệng hình cánh cung như một nụ cười cố định. Một vài loài khác có thể có tới 250 răng. Cá heo thở bằng một lỗ ở trên đầu. Não cá heo phát triển to và phức tạp và có cấu trúc khác hẳn hầu hết động vật có vú trên cạn.
Khác hầu hết động vật có vú khác, cá heo không có lông mao. Trừ một chút lông ở mỏ lúc sinh ra và mất đi nhanh chóng sau đó. Một ngoại lệ duy nhất là loài cá heo sông Boto, trên mỏ chúng mọc những sợi lông nhỏ rất dai dẳng.
Cơ quan sinh sản của cá heo được đặt ở phần dưới của cơ thể. Cá heo đực có 2 khe, một khe chứa dương vật và một khe chứa hậu môn. Cá heo cái chỉ có một khe sinh dục chứa cả âm vật và hậu môn. Khe chứa vú được đặt ở hai bên khe chứa bộ phận sinh dục.
Nghiên cứu mới đây tại Quỹ động vật có vú hải dương quốc gia Mĩ cho thấy cá heo là loài động vật duy nhất khác loài người mà cũng có biểu hiện tự nhiên của Bệnh béo phì loại 2 và đây là cơ sở để nghiên cứu kỹ hơn bệnh này cũng như phương hướng điều trị cho cả người và cá heo.
-
Tìm hiểu về trí thông minh của cá heo
Theo các nhà nghiên cứu, cá heo có những tập tính liên kết xã hội phức tạp. Chúng tổ chức bày đàn, lập chiến lược săn mồi và phân công vai trò các cá thể trong đàn để do thám, canh chừng kẻ thù. Chúng dùng những kỹ năng tự học được trong quá trình tiến hoá để đi săn hiệu quả hơn và truyền dạy điều đó lại cho con cái. Thậm chí các nhà khoa học còn phát hiện cá heo cũng có “siêu nhận thức” gần như con người, chúng có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ và biết cảm thông. Ví dụ điển hình chứng minh cá heo cũng có ý thức là việc nhiều người được cá heo cứu sống khi gặp nạn và sự thương tiếc đồng loại khi một cá thể trong đàn chết đi.
Cá heo thuộc Bộ Cá voi (Cetacea) là một bộ động vật có vú gồm các loài như cá voi, cá heo, cá nhà táng, kỳ lân biển với 89 loài khác nhau. Tổ tiên là động vật có vú trên cạn, bộ cá voi dần thích nghi và sống ở môi trường nước vào 55 triệu năm trước. Loài người sở dĩ thông minh, từ góc độ giải phẫu học cho thấy, một phần nguyên nhân là do chúng ta có đại não tương đối nặng. Não của người nặng 1400 g, não của ngựa nặng 800 g, não của đại tinh tinh nặng 500 g, não của khỉ ma nặng 75 g, còn não của một loài cá heo mũi bình ở Đại Tây Dương lại có trọng lượng khoảng 1500 g.
Nghiên cứu còn phát hiện ra, nếp nhăn trên bán cầu đại não của cá heo thậm chí còn nhiều hơn, phức tạp hơn so với loài người, và mật độ tế bào thần kinh của nó cũng tương đương với loài người và hắc tinh tinh. Có thể nói rằng, từ kết cấu của đại não cho thấy, cá heo hoàn toàn có thể so sánh được với loài khỉ (bộ linh trưởng).
Với trí thông minh của mình, cá heo cũng sở hữu cho mình khả năng về giao tiếp phát triển cao và có nhiều điểm tương đồng với con người. Dĩ nhiên, khả năng giao tiếp của cá heo thường được sử dụng để tăng độ tương tác, gắn bó với đồng loại của mình, tuy nhiên chúng vẫn có thể sử dụng tài năng của mình để truyền đạt thông điệp đến loài khác khi cần thiết
-
Cá heo không có khứu giác
Cá heo được biết đến nhờ vào thính giác đặc biệt của chúng. Nhưng bạn có biết rằng chúng không có khứu giác? Cá heo có các vùng khứu giác, nhưng lại không có các dây thần kinh khứu giác. Trong trường hợp bạn đang tự hỏi rằng: “Nếu cá heo không thể ngửi, liệu chúng có vị giác không?” Qủa thực, chúng có vị giác nhưng chỉ có thể cảm nhận được vị muối mà thôi.
Hầu hết cá heo đều có nhãn lực tinh tường cả trong môi và ngoài môi trường nước và có thể cảm nhận các tần số cao gấp 10 lần tần số người có thể nghe được. Mặc dù cá heo có lỗ tai nhỏ ở hai bên đầu, người ta cho rằng trong môi trường nước, cá nghe bằng hàm dưới và dẫn âm thanh tới tai giữa qua những khe hở chứa mở trong xương hàm. Nghe cũng được dùng để phát sóng rada sinh học, một khả năng tất cả các loài cá heo đều có. Người ta cho rằng răng cá heo được dùng như cơ quan thụ cảm, chúng nhận các âm thanh phát tới và chỉ chính xác vị trí của đối tượng.
Xúc giác của cá heo cũng rất phát triển, với đầu dây thần kinh phân bổ dày đặc trên da, nhất là ở mũi, vây ngực và vùng sinh dục. Tuy nhiên cá heo không có các tế bào thần kinh thụ cảm mùi và vì vậy chúng được tin là không có khứu giác. Cá heo cũng có vị giác và thể hiện thích một số thức ăn cá nhất định. Hầu hết thời gian của cá heo là dưới mặt nước, cảm nhận vị của nước có thể giúp cá heo ngửi theo cách là vị nước có thể cho cá biết sự hiện diện của các vật thể ngoài miệng mình.
Dù cá heo không có lông, chúng vẫn có nang lông giúp thực hiện một vài chức năng xúc giác. Người ta tin rằng, các sợi lông nhỏ trên mỏ của loài cá heo sông Boto hoạt động như một hệ thống xúc giác để bù đắp cho thị giác kém của loài này.
-
Cá heo "gọi" nhau bằng tiếng huýt
Mỗi con cá heo có một tiếng huýt của riêng mình, đó là tiếng the thé “e e e e” nhằm thông báo với các cá heo khác về sự có mặt của nó - nghiên cứu này vừa được đăng trên tạp chí Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS). Cá heo là loài vật có khả năng bắt chước tuyệt vời, thậm chí nó có thể bắt chước những âm thanh kỳ quặc phát ra từ máy tính. Vì vậy, các nhà khoa học tự hỏi liệu cá heo có thể bắt chước tiếng huýt của nhau - tương tự như người này gọi tên người khác.
Hiện tại, một phân tích ghi lại hàng trăm tiếng huýt của cá heo xác nhận rằng chúng thật sự có thể gọi "tên" nhau.
Phân tích do nhà sinh vật học biển Stephanie King tại ĐH St Andrews và các đồng nghiệp thực hiện trên các bản ghi âm tiếng huýt của hơn 250 con cá heo hoang dã tại vịnh Sarasota, bang Florida (Mỹ) từ năm 1984-2009, cũng như các bản ghi âm tiếng huýt của bốn con cá heo trong bể nuôi. Nhóm cũng quan sát chi tiết các hành vi của chúng trong khi huýt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cá heo bắt chước tiếng huýt của cá heo khác chỉ để thiết lập liên lạc với một cá nhân cụ thể chứ không vì mục đích đánh lừa các cá thể khác như một số giả thiết trước đó. Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học có thể hiểu sâu hơn những âm thanh mà các loài động vật biển thông minh đang tạo ra.
-
Cá heo lập hội để tranh bạn tình
Trong khi cá heo cái thường không sống cố định trong một đàn nào thì cộng đồng cá heo đực lại có thể tồn tại không thay đổi trong hơn 15 năm. Theo các nhà nghiên cứu, cá heo xám đực tại vịnh Shark, Tây Úc đã tìm cách tăng số lượng cá heo cái của mình bằng cách chia thành 3 nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Nhóm thứ nhất, gồm 3 thành viên, làm nhiệm vụ “lôi kéo” các con cá heo cái mắn đẻ. Tiến sĩ Richard Connor cho biết quá trình này sẽ mất hơn 1 tháng.
Khoảng từ 4 đến 14 con cá heo đực của nhóm thứ hai sẽ đi tấn công để “cướp” con cái từ các đàn khác hoặc bảo vệ đàn của mình khỏi các cuộc tấn công. Trách nhiệm của nhóm thứ ba trong đàn là tạo dựng “mối quan hệ thân thiện” với các đàn lớn hơn. Chúng gia nhập đội quân của nhóm lớn này và cùng hợp sức để bảo vệ con cái của mình khỏi bị cướp đi.
Các nhà nghiên cứu đã dành 5 năm tại vịnh Shark, nơi tập trung số lượng lớn cá heo xám và ghi lại hoạt động của chúng. Tiến sĩ Richard Connor đã có thâm niên nghiên cứu loài này từ đầu những năm 1980. Theo ông Connor, chúng phải là những động vật “vô cùng thông minh” để có thể tổ chức xã hội theo dạng này. -
Cá heo có thể nhận ra đồng loại thông qua nước tiểu
Các nhà khoa học đã biết rằng cá heo sử dụng những tiếng kêu đặc trưng để định dạng bản thân, nhưng giờ đây, họ còn phát hiện ra rằng loài này còn dùng cả nước tiểu của mình nữa. Mặc dù con người có thể dễ dàng nhận ra bạn bè bằng khuôn mặt, nhưng cá heo mũi chai lại không làm được như vậy. Thay vào đó, loài động vật có vú này thường nhận dạng nhau bằng những tiếng kêu đặc trưng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng cũng quen thuộc cả với việc xác định bạn bè của mình bằng cách nếm thử nước tiểu của đồng loại.
VICE – dự án nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học St. Andrews ở Scotland và Đại học bang Stephen F. Austin ở Texas, được lập ra nhằm tìm hiểu thêm về “tiếng kêu đặc trưng” của cá heo – tiếng mà chúng dùng để định danh bản thân mình
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng cá heo mũi chai nuôi nhốt từ hai địa điểm nghỉ dưỡng Dolphin Quest ở Bermuda và Hawaii. Những con vật này dù có nhiều năm kinh nghiệm biểu diễn và bơi lội cho khách du lịch xem nhưng vẫn được sống trong bể nước biển với đồng loại của chúng, do đó trở thành đối tượng lý tưởng cho thử nghiệm.
Tuy nhiên, vì trước đây các nhà khoa học đã từng quan sát thấy chúng di chuyển rất nhanh qua các vùng nước tiểu của nhau với chiếc miệng mở, do đó, họ đưa ra giả thuyết rằng có thể loài vật này đã nhận biết được điều gì đó từ nước tiểu của nhau thông qua vị giác. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã dùng một chiếc cốc nhỏ gắn ở cuối một cây gậy dài, rồi đổ nước tiểu của một con cá heo vào cốc đó, quá trình này được thực hiện trước mặt một con cá heo khác. Đồng thời, họ cũng cũng dung loa phát tiếng kêu đặc trưng của một con đồng loại mà chú cá heo được thử nghiệm có thể biết hoặc không biết. Thật ngạc nhiên rằng, cá thể trong thử nghiệm sau đó bơi đi chỗ khác vì vị nước tiểu trong cốc không khớp với tiếng kêu của người bạn mà chúng biết.
Một thử nghiệm khác với nước tiểu và tiếng kêu đến từ cùng một cá thể cũng được thực hiện. Trong quá trình này, chú cá heo thử nghiệm sẽ hớn hở mở miệng mình và dùng lưỡi để lẫy mẫu nước tiểu. Sau đó, chúng thậm chí còn bơi về phía chiếc loa đang phát tiếng kêu của bạn mình (cá thể được lấy mẫu nước tiểu). Chưa từng có một loài động vật có xương sống nào có thể nhận ra bạn bè của mình qua nước tiểu như thế này.
-
Cá heo có trí nhớ xã hội lâu nhất ở thế giới động vật
Sau khi tiến hành một cuộc thí nghiệm kéo dài, các nhà khoa học Mỹ mới có thể xác định tính lâu dài trí nhớ của cá heo. Nghiên cứu được công bố cho thấy loài động vật biển có vú này có trí nhớ xã hội lâu nhất trong giới động vật.
Để rút ra được kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Viện Tâm trí và Sinh vật học Chicago đã tiến hành thí nghiệm đặc biệt. Theo đó, chú cá heo Bailey bị cách ly khỏi cô "bạn gái” Alice trong khoảng thời gian hơn 20 năm.
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài xa cách như thế, Bailey vẫn nhận ra tín hiệu của Alice sau khi các nhà khoa học Mỹ truyền lại những tín hiệu đó qua loa phóng thanh. Từ đó, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng loài cá heo có trí nhớ lâu nhất trong giới động vật, vị trí mà loài voi với trí nhớ dài 10 năm đã chiếm giữ từ trước tới này.
Hiện các nhà nghiên cứu Mỹ đang tiếp tục tiến hành thí nghiệm tiếp theo để xem loài cá heo có nhận biết được "bà con" của mình khi nghe tiếng huýt gọi đàn hay không?
-
Cá heo tiến hóa từ 1 loài động vật trên cạn
Cá heo là loài động vật có vú, có quan hệ mật thiết với cá voi, thường sống ở những vùng biển nông thuộc thềm lục địa.
Cá heo có khả năng hiểu được ngôn ngữ hành vi đơn giản của con người. Với khả năng kì diệu vốn có của mình, cá heo có thể hiểu và sắp xếp các đồ vật thông dụng vào cùng một nhóm với nhau.
Chúng hiểu cả âm thanh lẫn hình ảnh, thậm chí phản xạ được với hình ảnh chẳng khác gì con người. Lí giải về điều này, các nhà khoa học đã khẳng định cá heo là loài động vật thông minh nhất thế giới (trong khi còn người chỉ xếp thứ ba về trí thông minh).
Hàng triệu năm trước, tổ tiên của cá heo không bơi dưới nước như chúng ta biết ngày nay, mà là một loài động vật ăn thịt sống hoàn toàn trên đất liền. Tuy nhiên, cách đây khoảng 50 triệu năm, một biến cố bí ẩn đã xảy ra khiến chúng buộc phải thích nghi với môi trường dưới nước, và dần tiến hóa thành một loài cá có vú như hiện nay.
Mặc dù vốn được coi là loài động vật cực kì thân thiện, nhưng cá heo cũng có những tập tính rợn người, mà điển hình là tập tính tung hứng con non lên khỏi mặt biển. Nghe qua tưởng chừng như đây là một trò đùa hết sức thú vị, nhưng thực tế, đó lại là một trong những cách con đực trưởng thành đang giết chết con non để mẹ chúng có thể quay trở lại thời kì giao phối.
-
Cá heo có thể không ngủ trong nhiều tuần liền
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chỉ ra khả năng đáng ngạc nhiên của cá heo: Có thể giữ tỉnh táo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tục mà không cần ngủ. Vậy chúng làm thế nào để có thể tồn tại mà không cần ngủ?
Cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt, chúng có thể cho nửa bộ não của mình nghỉ ngơi tại một thời điểm nhất định khi nửa còn lại vẫn tỉnh táo - một quá trình gọi là "Unihemispheric sleep". Cơ chế ngủ đặc biệt này không chỉ giúp cá heo không chết đuối, mà còn cho phép chúng giữ cảnh giác trước mọi nguy hiểm và thậm chí khuyến khích sự phát triển của não.
Ngoài ra, cá heo sử dụng độc tố của con mồi làm "chất gây nghiện". Chúng ta biết rằng cá nóc có độc tố mạnh. Rõ ràng cá heo cũng biết điều này nhưng chúng sử dụng nó cho mục đích "phê pha".
Thông thường, độc tố cá nóc gây chết người. Tuy nhiên, với liều lượng nhỏ, nó có thể đóng vai trò như một chất gây nghiện. Đài BBC đã từng quay được một đoạn phim, trong đó những chú cá heo nhẹ nhàng chơi đùa với một con cá nóc trong 20 đến 30 phút, sau đó quanh quẩn không rời và có những hành vi "khác lạ".
-
Hầu hết cá heo không nhai thức ăn
Cá heo không nhai thức ăn, hay nói đúng hơn chúng không thể nhai. Răng của cá heo phát triển với mục đích kẹp chặt con mồi. Đôi khi chúng sẽ lắc hoặc chà xát thức ăn dưới đáy đại dương để xé thành nhiều miếng nhỏ giúp dễ nuốt chửng hơn.
Một giả thuyết được đưa ra là do con mồi của cá heo chủ yếu là những loài cá nhỏ, và chúng cần nhanh chóng tóm chặt con mồi trong miệng trước khi bữa ăn của mình có thể bơi đi mất. Bỏ qua quá trình nhai để đảm bảo con mồi không thể chạy thoát.
Các nhà nghiên cứu từ các Đại học Bristol, Zurich và Tây Úc đã phát hiện ra rằng những con cá heo sống tại khu vực Shark Bay hình thành tình bạn dựa trên mối quan tâm chung - trong trường hợp này là thói quen sử dụng bọt biển để săn mồi. Đặc điểm sử dụng công cụ này được tìm thấy chủ yếu ở cá heo cái, nhưng bằng cách nghiên cứu hành vi của một vài con cá heo đực có biểu hiện, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một khám phá mới: Mối quan hệ của cá heo được hình thành qua kỹ thuật sử dụng công cụ nói chung.
Cá heo có tên riêng và chúng sẽ đáp lời khi được gọi. Cá heo trong từng quần thể sở hữu "tiếng huýt đặc trưng" của riêng chúng, giống như một cái tên và những con cá heo khác có thể sử dụng tiếng huýt đặc biệt đó để thu hút sự chú ý của bạn tình. Trên thực tế, cá heo cũng là một loài có tính xã hội cực cao.
Phát hiện này đã mở ra những câu hỏi hoàn toàn mới về mức độ giao tiếp và vốn "từ vựng" của cá heo, cũng như có thể tiết lộ manh mối về sự tiến hóa các kỹ năng ngôn ngữ của chính chúng ta.
-
Cá heo không thể thở dưới nước nhưng vẫn không bị chết đuối khi ngủ
Cá heo sẽ chết đuối nếu ở dưới nước quá lâu hoặc nước lọt vào phổi: Mang tiếng là cá nhờ khả năng bơi lội, nhưng chúng vẫn có thể chết vì sặc nước. Vì là thú , nên chúng phải thở bằng phổi, chỉ cần bị lọt nước vào phổi là sẽ chết đuối. Loài người cần khoảng 30ml nước trong phổi mới chết, trong khi cá heo chỉ chịu được 15ml.
Cá heo không thể thở dưới nước. Vậy làm thế nào để chúng ngủ mà không bị chết đuối? Trên thực tế, chúng chỉ có những giấc ngủ ngắn từ 15 - 20 phút. Tuy nhiên, cá heo không ngủ hoàn toàn. Chỉ có một bán cầu não của nó nghỉ ngơi, do đó nó vẫn có thể bơi, thở và để ý những kẻ săn mồi.
Với việc không thể thở dưới nước, cá heo là loài ngủ theo hình bán cầu. Đây là quá trình đóng một nửa bộ não trong khi nửa còn lại vẫn tỉnh táo. Mô hình ngủ này cho phép cá heo luân phiên mỗi bên của não đang ngủ, đảm bảo rằng chúng có được thời lượng ngủ đều và đủ. Điều này cung cấp cho cá heo khả năng nạp năng lượng trong khi vẫn có thể bơi tự nhiên, tránh xa những kẻ săn mồi tiềm năng và thở.Một điều nổi bật ở cá heo là chúng chỉ sử dụng nửa giây để thở ra tất cả không khí có trong phổi của chúng, tương tự như vậy, phải mất nửa giây nữa để hít thở oxy mới, điều mà đối với con người, về mặt kỹ thuật là không thể. . Vì, mất khoảng 5 đến 7 giây để tạo ra một nguồn cảm hứng tràn đầy không khí vào phổi và sau đó thở ra mọi thứ. Nếu chúng ta cố gắng thở nhanh như cá heo, chúng ta có nguy cơ bị tăng thông khí.
-
Cá heo có thể nhận ra nhau thông qua nước tiểu
Các nhà khoa học đã biết rằng cá heo sử dụng những tiếng kêu đặc trưng để định dạng bản thân, nhưng giờ đây, họ còn phát hiện ra rằng loài này còn dùng cả nước tiểu của mình nữa. Mặc dù con người có thể dễ dàng nhận ra bạn bè bằng khuôn mặt, nhưng cá heo mũi chai lại không làm được như vậy. Thay vào đó, loài động vật có vú này thường nhận dạng nhau bằng những tiếng kêu đặc trưng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy chúng cũng quen thuộc cả với việc xác định bạn bè của mình bằng cách nếm thử nước tiểu của đồng loại.
VICE – dự án nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học St. Andrews ở Scotland và Đại học bang Stephen F. Austin ở Texas, được lập ra nhằm tìm hiểu thêm về “tiếng kêu đặc trưng” của cá heo – tiếng mà chúng dùng để định danh bản thân mình
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng cá heo mũi chai nuôi nhốt từ hai địa điểm nghỉ dưỡng Dolphin Quest ở Bermuda và Hawaii. Những con vật này dù có nhiều năm kinh nghiệm biểu diễn và bơi lội cho khách du lịch xem nhưng vẫn được sống trong bể nước biển với đồng loại của chúng, do đó trở thành đối tượng lý tưởng cho thử nghiệm.
Tuy nhiên, vì trước đây các nhà khoa học đã từng quan sát thấy chúng di chuyển rất nhanh qua các vùng nước tiểu của nhau với chiếc miệng mở, do đó, họ đưa ra giả thuyết rằng có thể loài vật này đã nhận biết được điều gì đó từ nước tiểu của nhau thông qua vị giác. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã dùng một chiếc cốc nhỏ gắn ở cuối một cây gậy dài, rồi đổ nước tiểu của một con cá heo vào cốc đó, quá trình này được thực hiện trước mặt một con cá heo khác. Đồng thời, họ cũng cũng dung loa phát tiếng kêu đặc trưng của một con đồng loại mà chú cá heo được thử nghiệm có thể biết hoặc không biết. Thật ngạc nhiên rằng, cá thể trong thử nghiệm sau đó bơi đi chỗ khác vì vị nước tiểu trong cốc không khớp với tiếng kêu của người bạn mà chúng biết.
Một thử nghiệm khác với nước tiểu và tiếng kêu đến từ cùng một cá thể cũng được thực hiện. Trong quá trình này, chú cá heo thử nghiệm sẽ hớn hở mở miệng mình và dùng lưỡi để lẫy mẫu nước tiểu. Sau đó, chúng thậm chí còn bơi về phía chiếc loa đang phát tiếng kêu của bạn mình (cá thể được lấy mẫu nước tiểu). Chưa từng có một loài động vật có xương sống nào có thể nhận ra bạn bè của mình qua nước tiểu như thế này.