Top 8 Biến tấu của Phở
Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ ... xem thêm...cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". (Thạch Lam - Hà Nội băm sáu phố phường). Ngày nay, không chỉ phở cổ điển mà những biến tấu khác của phở cũng đã trở thành sự lựa chọn trong thực đơn của người Việt Nam.
-
Phở nước
Phở thuộc món nước nên gồm có nước dùng, bánh phở, thịt bò (hoặc thịt gà) và trứng gà. Khi ăn phở, bạn có thể bổ sung thêm một số gia vị khác tùy theo khẩu vị của mình (như bột ngọt, nước mắm, chanh, tương ớt,…) và ăn kèm với rau thơm (gồm các loại rau húng, rau mùi, ngò gai và giá). Đây được coi là món phở truyền thống, khởi đầu của các biến tấu. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,...
Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Ở miền Nam, phở được ăn kèm với rau thơm như rau mùi, rau húng, giá...
-
Phở hai tô
Phở khô hay còn được gọi là phở hai tô được coi là món ăn độc đáo ở Gia Lai. Món này thường được phục vụ trong 2 tô, một đựng phở, một đựng nước lèo. Người ăn sẽ thưởng thức phở riêng, rồi húp một ngụm nhỏ nước lèo, ăn kèm rau sống và một chút tương đen đặc biệt, đặc chế biến theo phương thức gia truyền của mỗi quán.
Phở khô Gia Lai dùng sợi phở tròn và mảnh chứ không sử dụng cọng phở mềm và dẹp như bình thường. Sợi phở khá giống với hủ tiếu, tuy nhiên sợi phở này bạn chỉ có thể tìm thấy ở Gia Lai. Tô phở khô được nấu với nước súp thơm ngon từ xương, ăn cùng chút giá chút thịt nạc và cùng chút hành phi thơm ngon. Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm một ít chanh, tương ớt, xì dầu....
-
Phở chiên phồng
Bánh phở tươi dùng 3-5 lớp, được thái khổ chừng 3x3cm, chiên nở phồng, vàng ươm trong dầu nóng. Phở chiên phồng dọn cùng thịt bò xào mềm cùng với rau cải ngọt, rưới thêm ít nước xốt đậm đà. Phở chiên phồng là những miếng ghép của bánh phở cho bằng bao diêm rồi thả vào chảo ngập mỡ, bánh phở sẽ phồng lên như một chiếc hộp xinh xắn, với màu vàng bắt mắt. Bày những hộp nhỏ vừa chao mỡ ra đĩa, đổ thịt bò xào rau cải nóng hổi lên trên, thêm một chút gia vị, hạt tiêu là có ngay một bữa trưa lạ miệng.
Từng miếng bách phở giòn rụm ăn cùng với thịt bò, rau củ, tất cả hòa quyện lại tạo nên một món ăn thật ngon và hợp khẩu vị của mọi người. Ngoài ăn ở hàng, bạn cũng có thể tự tay chế biến món phở chiên phồng ngay tại nhà với công thức vô cùng đơn giản nữa đấy!
-
Phở cuốn
Bánh phở được tráng mỏng, được cuộn với nhân là thịt bò thái mỏng, xào chín tới với xà lách, rau thơm. Phở cuốn ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Thành phần nhân của phở cuốn có thể được biến tấu với thịt gà, thịt lợn, phở cuốn tôm chua, phở cuốn thập cẩm.
Sự quyện hòa giữa các nguyên liệu dân dã đã tạo nên một hương vị đậm đà, đầy tinh tế nhưng cũng không kém phần màu sắc. Yếu tố màu sắc luôn được những người đầu bếp chú ý, như màu trong của bánh phở, màu xanh của ra thơm, bát nước chấm xanh đỏ với ớt, thêm chút dưa góp ăn kèm. Đây là một trong những món ăn đặc sắc mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với Hà Nội.
-
Phở áp chảo
Phở sẽ được ép thành hình tròn rồi áp chảo đều hai mặt dùng kèm phần nước sốt đặc quánh và đậm đà. Thịt bò hoặc hải sản, cà chua, cải ngọt và cần tàu là những nguyên liệu thường được dùng để tạo nên nước sốt phở thơm lừng. Bánh phở được ép chiên trong chảo nhiều dầu, làm thành một dạng miếng tròn, mỏng, dính chắc vào nhau, bên ngoài thường là giòn, trong mềm.
Phở áp chảo là món ăn khá đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm như bánh phở, rau, giá, thịt bò. Bạn có thể chế biến ngay món ăn này cho cả gia đình mình vào những dịp cuối tuần.
-
Phở chua
Phở chua là món ăn độc đáo của Lạng Sơn. Nguyên liệu chính của món này gồm bánh phở, khoai lang, thịt xá xíu, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, khoai môn, lạc rang, hành khô, dưa chuột, lạp sườn… Điều quyết định của phở chua Lạng Sơn chính là "nước đủ" hay còn gọi là "nước sốt". Để có một nồi nước đủ ưng ý, người ta phải phi thơm hành, tỏi, rồi đun cùng với ớt, cà chua, dấm đường, đường, nước mắm, gừng. Sau đó, người ta cho bột lăng vào để "cô" cho sánh nồi nước đủ lại. Gia vị 'hay' nhất của nồi nước đủ chính là dấm đường. Đây là thứ dấm rất riêng của Lạng Sơn bởi nó được làm từ quả chuối tây chín.
Phở chua Lạng Sơn được chế biến khá cầu kỳ, là món ăn lạ tai, lạ mắt và khi thưởng thức thì lạ miệng với thực khách đường xa. Khi đến vùng đất Lạng Sơn thì nhất định bạn không thể bỏ lỡ món ăn hấp dẫn này nhé!
-
Phở xào
Nếu bạn đã quá ngán ngẩm với món phở nước truyền thống và muốn tìm kiếm làn gió mới để thay đổi khẩu vị thì đừng bỏ qua món phở xào.
Bánh phở tươi, kết hợp với thịt bò thái lát, hành tây và rau cải xào trên lửa lớn. Món ăn thơm nức dậy mùi tỏi, hạt tiêu. Sự kết hợp đơn giản nhưng vô cùng đậm đà. Thành phần cũng có thể linh hoạt như thay thịt bò bằng thịt gà, lợn, tim cật. Rau có thể thêm tỏi tây, cần tây, cà rốt.
-
Phở trộn
Phở trộn là món ăn được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Chúng đem lại một mùi vị mới lạ hơn rất nhiều so với món phở chan truyền thống mà. Đây cũng là món siêu dễ để các bạn có thể trổ tài chế biến thử tại nhà, chiêu đãi người thân và gia đình.
Cách làm khá đơn giản nhưng vị ngon của phở trộn thì không hề thua kém phở truyền thống. Một suất phở trộn gồm phở, thịt gà luộc xé nhỏ, hoặc thịt bò thái lát, rau mùi, hành phi và lạc rang. Nước dùng được pha chế khéo léo, vừa miệng theo bí quyết của từng quán. Khi ăn bạn chỉ cần rưới nước dùng, trộn đều và thưởng thức.