Câu 1
Câu hỏi: Hãy trình bày những điều kiện và tiền đề khách quan ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Gợi ý trả lời:
Điều kiện về kinh tế xã hội:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, mặt khác nó cũng bộc lộ những mâu thuẫn vốn có của nó, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Giai cấp công nhân đã trưởng thành và bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa:
- 1831 - 1834: phong trào công nhân dệt của thợ dệt Li-ông ở Pháp
- 1838 - 1848: phong trào hiến chương ở Anh
- 1844: phong trào công nhân dệt Xi-lê-di ở Đức
- Những cuộc đấu tranh này tuy có phát triển về số lượng và chất lượng nhưng cuối cùng đều thất bại. Từ sự thất bại đó đặt ra yêu cầu phải có lý luận cách mạng khoa học dẫn đường.
Tiền đề văn hoá tư tưởng:
- Đầu thế kỷ XIX có 3 phát minh khoa học lớn:
- Thuyết tiến hoá của Đác-uyn
- Thuyết tế bào của S.Vác và S.Lây-đen
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượn của Lô-mô-nô-xốp
- Đã chỉ rõ quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và phương pháp luận siêu hình, khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật và phương pháp luận biện chứng mà C.Mác và Ăngghen đang xây dựng.
- Khoa học xã hội cũng đạt được những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực.
- Triết học cổ điển Đức với phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbách;
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với hai nhà kinh tế chính trị là Ađam Smít đã để lại cho chủ nghĩa Mác lý luận về giá trị lao động, còn Ri-các-đô đã để lại cho chủ nghĩa Mác lí luận về địa tô chênh lệch. Mác đã tiếp thu lý luận trên xây dựng lên học thuyết giá trị thặng dư.
- Sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán với các đại biểu suất sắc Xanh-xi-mông, Rô-bớt Ôwen, Sác-lơ Phu-ri-ê.
- Những thành tựu đó đã được Mác và Ăngghen kế thừa một cách có chọn lọc trong quá trình sáng lập chủ nghĩa Mác. Những thành tựu đó cũng được thừa nhận là ba nguồn gốc lý luận của ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác