Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Câu 4

Câu hỏi: Trình bày bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo. Nêu chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay.


Gợi ý câu hỏi:


Bản chất hướng con người đến niềm hạnh phúc hư ảo, làm nhụt ý chí phấn đấu hiện tượng tiêu cực của xã hội phản ánh sự nghèo nàn của xã hội đồng thời phản kháng lại sự nghèo nàn đó đối lập với thế giới khách quan của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hoá, lịch sử; một lực lượng xã hội trần thế.


Nguồn gốc:

  • Nguồn gốc kinh tế xã hội sự yếu kém của lực lượng sản xuất, bất lực trước sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị,
    thất vọng với hiện thực, may rủi trong đời sống.
  • Nguồn gốc nhận thức:
    • Những hiện tượng khoa học chưa giải thích được dễ bị thay thế bởi tôn giáo.
    • Khái quát hoá, tuyệt đối hoá sự vật hiện tượng làm sự vật hiện tượng đó trở nên thần thánh hoá xa rời thực tế.
    • Nguồn gốc tâm lý sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản nhu cầu thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ trong quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên.

Tính chất:

  • Tính lịch sử chỉ xuất hiện khi con người đạt đến một trình độ tư duy trừu tượng nhất định:
    • Thời đại thay đổi thì tôn giáo cũng thay đổi đề phù hợp với các quy luật, tính chất mới
    • Tôn giáo sẽ mất đi khi con người nhận thức rõ mọi sự vật hiện tượng tự nhiên
  • Tính quần chúng: Từ 1/2 đến 1/3 dân số thế giới theo tôn giáo vì tôn giáo hướng con người đến chân - thiện - mỹ, địa điểm tôn giáo còn là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần, là nơi thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
  • Tính chính trị:
    • Tính chính trị chỉ xuất hiện trong tôn giáo khi xã hội có sự phân chia giai cấp
    • Các thế lực khác nhau trong xã hội lợi dụng tôn giáo thực hiện mục tiêu chính trị của mình
    • Không chỉ bó hẹp trong địa phương, 1 quốc gia mà tôn giáo đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn thế giới, các tôn giáo lớn có tổ chức chặt chẽ phân bố trên toàn thế giới, không chỉ tác động đến ý thức, tư tưởng mà còn tác động đến kinh tế, xã hội

Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta:

  • Đặc điểm tôn giáo ở nước ta hiện nay có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Hoà hảo, Tin lành, Công giáo, Đạo cao đài con em đồng bào tôn giáo có đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
    tộc và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước.
  • Phần lớn những nơi có cộng đồng tôn giáo sinh hoạt thường có tình hình ổn định.
  • Hiện nay, số lượng người theo đạo tăng, nhiều đình chùa miếu mạo được trùng tu hoặc xây dựng lại do nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nhưng xuất hiện hiện tượng lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, và chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa.
  • Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào trên cơ sở pháp luật; tăng cường đoàn kết giữa các tôn giáo, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, hướng các chức sắc tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật; làm các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân; chống lại mọi hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo để chống phá xã hội chủ nghĩa; các quan hệ quốc tế giữa các tôn giáo trong và ngoài nước phải tuân theo quy định
    chung về chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước đề ra
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy