Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Câu 4

Câu hỏi: Phân tích điều kiện lịch sử xuất hiện tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?


Gợi ý trả lời:


Điều kiện lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng thương:

  • Cuối Thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến ở thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ Tư bản ở Tây Âu.
  • Thời kỳ kinh tế hàng hoá đã phát triển mạnh, thị trường trong nước mở rộng, tầng lớp thương nhân dần dần trở thành thế lực bá chủ xã hội.
  • Thời kỳ có nhiều phát kiến về địa lý: Tìm ra đường biển từ Tây Âu sang ấn Độ, phát hiện ra Châu Mỹ. Những phát kiến đó đã tạo khả năng mở rộng thị trường, làm cho mậu dịch thế giới phát triển, tiếp đó là chiến tranh cướp bóc thuộc địa, chiến tranh thương mại, buôn bán người nô lệ da đen.
  • Thời kỳ có nhiều môn khoa học tự nhiên phát triển (cơ học, thiên văn, địa lý...)
  • Thời kỳ xuất hiện phong trào phục hưng chống lại tư tưởng thời trung cổ, chủ nghĩa duy vật, chống lại chủ nghĩa duy tâm của nhà thờ.

Tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng thương:

  • Coi tiền tệ là nội dung căn bản của của cải và làm thế nào để có nhiều tiền tệ (vàng, bạc...). Từ tư tưởng này họ nêu ra yêu cầu mọi hoạt động kinh tế đều phải thu hút nhiều vàng, bạc vào trong nước.
  • Dựa trên ý niệm quốc gia. Quyền lợi của quốc gia phải đặt trên hết. Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế. Họ cho rằng sáng kiến của tư nhân vẫn tốt, cần tôn trọng song phải có sự hướng dẫn, phối hợp của Nhà nước như Nhà nước trực tiếp điều tiết lưu thông tiền tệ, cấm xuất khẩu vàng, bạc.
  • Sau khi bán hàng phải mua vàng mang về nước, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, phải xuất siêu hàng hoá, xây dựng hàng hải thuỷ quân để chiếm thuộc địa, thực hành chiến tranh thương mại.
  • Hạn chế của chủ nghĩa trọng thương: Việc giải thích các vấn đề còn đơn giản, mô tả bề ngoài, cách nhìn còn phiến diện, dừng lại ở lĩnh vực lưu thông, chưa nghiên cứu ở lĩnh vực sản xuất.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu trọng thương:

  • Tầng lớp thương nhân là một lực lượng nghiên cứu đầu tiên phá vỡ kinh tế tự nhiên, sản xuất hàng hoá nhỏ, tích luỹ vốn làm tiền để cho kinh tế từ kém phát triển sang kinh tế phát triển là khâu đột phá đầu tiên để phá vỡ "vòng luẩn quẩn" của sản xuất nhỏ.
  • Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế đang phát triển sang nền kinh tế phát triển thì ngoại thương là một nhân tố quan trọng, Nhà nước cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tiến tới xuất siêu để một mặt sử dụng được sức lao động, tài nguyên thiên nhiên trong nước một cách hiệu quả, mặt khác xây dựng thị trường nước ngoài cũng có tác dụng sản xuất trong nước phát triển. Ngoại thương còn có tác dụng góp phần tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước cũng phải trực tiếp điều tiết lưu thông tiền tệ, vàng, bạc, ngoại tệ mạnh phải được tập trung vào cơ quan duy nhất là Ngân hàng Nhà nước.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy