Chẩn đoán bệnh loét dạ dày - tá tràng
Top 4 trong Top 10 Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Khi tới các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng dựa vào:
- Tiền sử bệnh: có thể giúp bác sĩ chẩn đoán loét cấp tính hay loét mạn tính. Đồng thời cũng xác định được nguyên nhân gây loét
- Khám thực thể: người bệnh biểu lộ rõ điểm đau vùng thượng vị kèm theo rối loạn ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn
- Chụp X - quang dạ dày: cho bệnh nhân uống barit, sau đó tiến hành chụp X - quang dạ dày ở các vị trí và tư thế khác nhau. Đây là thăm khám gián tiếp để tìm các ổ đọng thuốc trong dạ dày. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được sử dụng
- Nội soi dạ dày - tá tràng: bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào thực quản của bệnh nhân đi vào dạ dày và tá tràng. Camera sẽ truyền hình ảnh vào màn hình cho phép kiểm tra cặn kẽ niêm mạc đường tiêu hóa. Nội soi phát hiện ra các dấu hiệu, vị trí của viêm, trợt và ổ loét
- Xét nghiệm: dùng để xác định sự tồn tại của H.pylori, gồm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, xét nghiệm urease, test thở C13 và xét nghiệm phân. Xét nghiệm phân và test thở phát hiện H.pylori chính xác hơn. Xét nghiệm này rất quan trọng vì việc điều trị loét dạ dày - tá tràng do H.pylori sẽ khác với loét đường tiêu hóa do các nguyên nhân khác