Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày - tá tràng

Loét dạ dày - tá tràng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự chế nhầy và tình trạng của lớp nhầy, vai trò của thần kinh và tuần hoàn) với yếu tố tấn công (acid clohydric, pepsin).


Theo thống kê của WHO, trong loét dạ dày thì vai trò của yếu tố bảo vệ là chủ yếu, còn trong loét tá tràng thì vai trò của các yếu tố tấn công là chủ yếu.


Loét dạ dày - tá tràng thường do 1 số nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.pylori): khoảng 75 - 85% trường hợp loét dạ dày và 90% loét tá tràng là do nhiễm vi khuẩn H.pylori. Đây là một xoắn khuẩn gram âm, khư trú chủ yếu trong lớp chất nhầy và bám vào bề mặt tế bào biểu mô dạ dày, tá tràng. H.pylori gây long tróc và hoại tử các tế bào biểu mô. Đồng thời, nó còn tiết men urease gây hiện tượng khuếch tán ngược ion H+, ngăn cản sự tổng hợp, phân bố và thay đổi các thành phần của chất nhầy. Chính vì vậy, sự toàn vẹn của các yếu tố bảo vệ không còn, dẫn tới các yếu tố tấn công sẽ tác động trực tiếp lên tế bào biểu mô và gây loét
  • Do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): đây là nhóm thuốc giảm đau phổ biến trên lâm sàng (aspirin, steroid). Tuy nhiên lại gây hại cho các cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Cơ chế của NSAID là ức chế sinh tổng hợp prostaglandin - chất trung gian trong phản ứng viêm. Qua đó làm giảm hiện tượng sưng viêm và đau rõ rệt. Đồng thời nó cũng ức chế tổng hợp prostaglandin E2 - chất giữ vai trò phục hồi tế bào và sinh sản chất nhầy, dẫn tới giảm yếu tố bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị và acid từ thức ăn tấn công gây phá hủy tế bào biểu mô
  • Căng thẳng kéo dài (stress): căng thẳng thần kinh, chấn thương tâm lý sẽ gây co mạch và tăng tiết acid, làm cho niêm mạc tổn thương, dẫn tới loét dạ dày - tá tràng. Vết loét lại kích thích vỏ não và vỏ não lại kích thích trở lại dạ dày theo cơ chế phản hồi
  • Uống nhiều rượu, bia: rượu, bia chứa nồng độ cao và các thành phần có hại cho sức khỏe. Alcohol có khả năng làm mỏng lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, đông thời kích thích dạ dày co bóp và tiết dịch vị. Điều này dẫn tới niêm mạc dạ dày, tá tràng dễ bị viêm loét và loét sâu
  • Yếu tố di truyền: người bệnh loét dạ dày - tá tràng có tiền sử gia đình chiếm 60%, nhóm máu O có tần suất mắc bệnh cao hơn các nhóm máu khác gấp 1,4 lần
  • Các yếu tố nguy cơ: thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Tắc mạch, nghẽn mạch, xơ hóa mạch máu, tình trạng ure huyết cao, nhiễm trùng huyết nặng...

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây loét dạ dày - tá tràng. Trong đó 3 nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn H.pylori, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và tình trạng stress kéo dài.

Nhiễm khuẩn H.pylori là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loét dạ dày - tá tràng
Nhiễm khuẩn H.pylori là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loét dạ dày - tá tràng
Sử dụng NSAID có thể khiến loét dạ dày - tá tràng
Sử dụng NSAID có thể khiến loét dạ dày - tá tràng

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy