Chùa Hiến
Chùa Hiến toạ lạc tại đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Tương truyền chùa được xây dựng từ đời vua Trần Thái Tông (1232 - 1250), do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà lý xây dựng. Chùa được trùng tu vào năm 1625 và năm 1709. Chùa Hiến có bố cục kiểu "nội công, ngoại quốc" gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và 3 mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quân Âm Nam Hải, phía trước là tượng tứ vị bồ tát. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ XIX. Nhìn chung, đây là di tích không thật đặc sắc về kiến trúc so với các di tích cùng loại hình đương thời. Nhưng giá trị của ngôi chùa này chính là 02 tấm bia đá ở phía trước sân chùa.
Một tấm bia "Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu thạch bi ký" niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (năm 1625) ghi việc ưng công tu sửa chùa và tấm bia ghi nhận "Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương". Qua đó, chúng ta có thể hình dung được Phố Hiến là nơi hội tụ của cư dân bốn phương về giao lưu, buôn bán.
Phía trước chùa Hiến còn có cây nhãn tổ, tên gọi là cây nhãn Tiến. Đây là cây nhãn đường phèn, mã lụa, quả to, cùi dày, có hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Thân cây chính đã già cỗi, chỉ còn một nhánh được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây hậu duệ, biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.
Địa chỉ: Phố Hiến, Hồng Châu, Hưng Yên