Chùa Kiến An Cung
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Phước Kiến là một trong ba cộng đồng gồm Kinh, Hoa và Khmer sống chan hòa bao đời nay, nhưng họ luôn giữ được bản sắc văn hóa, tâm linh suốt nhiều thế hệ sinh sôi, trưởng thành trên đất khách. Kiến An Cung là một minh chứng về năm hóa tâm linh của họ. Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách có niên đại trên trăm năm tuổi tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, một trong những điểm du lịch Đồng Tháp thu hút đông đảo khách đến tham quan. Công trình khiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Chùa do một nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc dựng nên để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, cũng là để liên kết cộng đồng, hội họp, bàn bạc việc buôn bán, trao đổi thông tin.
Chùa Kiến An Cung được khởi công năm 1924 (Giáp Tý) và hoàn thành năm 1927 (Đinh Mẹo). Trong 3 năm trời đằng đẵng ấy, những người thợ từ Phúc Kiến sang đã cùng với những người thợ xây của Sa Đéc miệt mài lao động, tạo nên những đường nét, họa tiết, hoa văn, tiểu tượng… Để trở thành một công trình kiến trúc uy nghiêm, rực rỡ theo phong cách đền miếu của Trung Hoa. Nét độc đáo của ngồi chùa là hàng rào xây bằng xi măng nhưng được chế tác như những cọc tre xanh dân dã. Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và sang trọng. Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mặt tiền của chùa được thiết kế hài hòa với 3 gian chính, mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng trải nền cho 6 ngọn sóng cong vút lên cao mà 6 đầu ngọn sóng ấy là 6 cung điện nguy nga, tráng lệ được thu nhỏ, biểu trưng cho tinh thần vượt khó và thành đạt.
Địa chỉ: Phường 2, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp.