Hôn má (một số nước châu Âu)
Do sự cởi mở về văn hóa, người châu Âu coi việc hôn vào má giống như một cách chào hỏi thân thiện và trân trọng nhất. Nếu có dịp đến đây, đừng quá ngạc nhiên nếu có một chàng trai, cô gái nào đó hôn khẽ vào má bạn dù chỉ mới lần đầu gặp mặt. Tất cả chỉ là cách ứng xử gặp gỡ đầy thân thiện của người dân xứ châu Âu. Chào hỏi xã giao thường bao gồm hai nụ hôn phớt lên má. Đầu tiên là hôn bên phải, sau đó đến má trái. Đối với người bạn chỉ quen biết sơ sơ, không thân thiết thì có thể bắt tay chào hỏi. Đây là “chuẩn mực” xã giao ở hầu hết các nước châu Âu. Tại Pháp khi chào hỏi người ta thường hôn nhẹ lên má phải của người đối diện. Tuy nhiên tùy thuộc vào các vùng miền mà số lượng nụ hôn tăng lên hay ít đi. Tại đất nước của những chiếc xe hơi lừng danh, nụ hôn má vẫn còn được người dân sử dụng rộng rãi để chào hỏi nhau. Tuy nhiên bạn sẽ thấy, họ chỉ hôn vào má trái. Người Đức từng có chiến dịch kêu gọi bỏ nụ hôn xã giao này vì cho rằng đây là văn hóa ngoại nhập. Người Anh cũng có thói quen thơm má khi chào hỏi. Nhưng nếu gặp bạn bè, bạn chỉ cần bắt tay là đủ.
Nụ hôn xã giao “đúng chuẩn” người Hà Lan là hôn 3 lần theo thứ tự: Má phải - má trái - má phải. Đối với người không quá thân quen, người ta sẽ bắt tay thay vì chào hỏi. Nếu bạn gặp người quen và cả hai đều là đàn ông, họ cũng bỏ qua quy tắc hôn má. Người dân Hy Lạp có thói quen bắt tay với người quen biết, ôm và hôn với ngườit hân thiết hơn. Họ thường hôn đều hai má và sau đó sẽ vỗ nhẹ lên mặt. Ở xứ sở của những vũ điệu samba, phụ nữ thường thích chào hỏi với nụ hôn hơn nam giới. Tại RiodeJaneiro, bạn sẽ được chào hỏi bằng hai nụ hôn lên má. Ở một số vùng khác, số lượngnụ hôn dao động từ một đến ba. Phụ nữ đã có chồng thường chào hỏi bạn bè bằng cách thơm hai lần lên má, phụ nữ độc thân thường là ba (dù ở một số nơi chỉ cần hai là đủ).