Đoán bệnh qua "thóp" của trẻ nhỏ
Trong quá trình phát triển của trẻ, thóp cũng theo đó mà có những sự thay đổi phù hợp. Bởi vậy, thông qua quá trình theo dõi thóp bạn cũng có thể phần nào biết được tình trạng sức khỏe của bé.
Dưới đây là một vài dấu hiệu bất thường mà bạn không nên bỏ qua:
- Thóp trẻ sơ sinh bị phồng: hiện tượng thóp của trẻ bị phồng lên, kèm theo đó là sốt cao, nôn mửa, nặng hơn nữa là co giật thì phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện bởi đây là dấu hiệu não bị áp lực, có thể là viêm màng não, viêm não.
- Thóp trẻ sơ sinh bị lõm: nếu thóp của trẻ bị lõm, cùng với đó là bé bị tiêu chảy hay sốt cao thì rất có thể bé đang trong tình trạng mất nước, cần phải bổ sung kịp thời. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiêu canxi.
- Thóp trẻ sơ sinh quá lớn: đối với những trẻ mới sinh nhưng bị còi xương thì phần thóp sẽ lớn. Các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng và tăng cân cho bé để tránh các ảnh hưởng xấu tới não.
- Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ: khi thóp quá nhỏ, đầu của trẻ có thể bị dị tật do hẹp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới não bộ của bé.
- Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm: thóp của trẻ sơ sinh đóng quá sớm so với bình thường có thể là dấu hiệu của xương đầu cốt hóa sớm, về lâu dài sẽ cản trở sự phát triển của não.
- Thóp trẻ sơ sinh đóng muộn: ngược lại, hiện tượng này xảy ra thì xương đầu cốt hóa chậm, ngoài ra đây cũng là biểu hiện của chứng còi xương, thiếu canxi và suy dinh dưỡng.