Truyện ngắn 26/3: Lý Tự Trọng - người anh hùng của quê hương Hà Tĩnh
Top 4 trong Top 6 Truyện ngắn 26/3 hay và ý nghĩa nhất
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng. Quê gốc của anh ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm. Năm 1923, khi chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Vào năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh làm liên lạc cho các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu tới cảng Sài Gòn. Ngày 09/02/1931, trong một buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ Gơrăng đã chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết, Lý Tự Trọng nhanh chóng nhảy ra bắn chết Lơ Gơrang. Và sau đó, Lý Tự Trọng đã bị địch bắt và bị tra tấn hết sức dã man.
Năm 1931, trong một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng từ bót Catina tới tòa án để kết án anh tội tử hình. Người thanh niên cộng sản chỉ mới 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn, rồi lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh vẫn chưa đến tuổi thành niên nên đã hành động không có suy nghĩ.
Lý Tự Trọng dõng dạc nói:
- Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi.
Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh, thế nhưng Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có ăn năn gì không; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt hướng thẳng phía trước chỉ nói một câu:
- Không ăn năn gì cả!
Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng oanh liệt sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Mọi điều về anh được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục:
- Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém.
Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh lại càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết rằng mình sắp bị giặc đem hành hình. Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, thế nhưng tất cả những lời dụ dỗ của chúng đều bị anh đánh bại.
Tinh thần cách mạng bất khuất của Lý Tự Trọng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ cũng như đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi thế nhưng đã nêu một tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo. Hơn bao giờ hết câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” lại càng thôi thúc chúng ta cố gắng học tập thật tốt, đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, chiến thắng cái nghèo, cái lạc hậu, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế, đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; tin tưởng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nêu cao tinh thần cảnh giác, đánh bại chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch bảo vệ thành quả cách mạng. Thế hệ trẻ chúng ta nguyện noi theo gương anh, sẽ viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam anh hùng trên những chặng đường mới.
Vào năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh làm liên lạc cho các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu tới cảng Sài Gòn. Ngày 09/02/1931, trong một buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ Gơrăng đã chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết, Lý Tự Trọng nhanh chóng nhảy ra bắn chết Lơ Gơrang. Và sau đó, Lý Tự Trọng đã bị địch bắt và bị tra tấn hết sức dã man.
Năm 1931, trong một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng từ bót Catina tới tòa án để kết án anh tội tử hình. Người thanh niên cộng sản chỉ mới 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn, rồi lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh vẫn chưa đến tuổi thành niên nên đã hành động không có suy nghĩ.
Lý Tự Trọng dõng dạc nói:
- Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi.
Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh, thế nhưng Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có ăn năn gì không; Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt hướng thẳng phía trước chỉ nói một câu:
- Không ăn năn gì cả!
Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng oanh liệt sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Mọi điều về anh được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục:
- Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém.
Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh lại càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết rằng mình sắp bị giặc đem hành hình. Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, thế nhưng tất cả những lời dụ dỗ của chúng đều bị anh đánh bại.
Tinh thần cách mạng bất khuất của Lý Tự Trọng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ cũng như đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi thế nhưng đã nêu một tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo. Hơn bao giờ hết câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” lại càng thôi thúc chúng ta cố gắng học tập thật tốt, đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, chiến thắng cái nghèo, cái lạc hậu, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế, đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; tin tưởng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nêu cao tinh thần cảnh giác, đánh bại chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch bảo vệ thành quả cách mạng. Thế hệ trẻ chúng ta nguyện noi theo gương anh, sẽ viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam anh hùng trên những chặng đường mới.