Top 10 Câu chuyện về tình cảm anh em hay và ý nghĩa nhất

Phương Kem 26589 0 Báo lỗi

Chúng ta, những người con Phật luôn tưới tẩm nhân lành, biết quý trọng tình cảm gia đình, trong đó có tình anh em là thứ tình rất cao quý, xin nguyện noi theo ... xem thêm...

  1. Ngày xưa, có dòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa.

    Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gổ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng.

    Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.

    Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:
    - Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế?

    Người anh cả đáp lại rằng:

    - Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc.

    Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.

    Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước. Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.
    Anh em họ Điền
    Anh em họ Điền
    Anh em họ Điền

  2. Tại một thị trấn nọ có hai anh em là John và Jame. Cha mẹ mất đi để lại cho 2 cậu một cửa hàng lớn nhất thị trấn. Hai anh em tiếp tục cùng nhau duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng.


    Người anh - John tính tình hiền lành lại chịu khó. Còn người em - James thì thông minh, lanh lợi.


    Hai anh em chí thú làm ăn nên việc buôn bán của cửa hàng rất tốt, lúc nào cũng có khách ra vào nườm nượp. Hai anh em học xung rất yêu thương nhau, đi đâu cũng có nhau, có chuyện gì cũng chia sẻ với nhau. Cho đến một ngày nọ, khi Jonh đang bê hàng từ trong kho ra thì nhìn thấy James đang vô cùng bực bội, khó chịu lục tung đống giấy tờ trên bàn tìm kiếm thứ gì đó. Thấy anh ra Jame liền hỏi ngay về tờ tiền 100$ anh để trên bàn bỗng dưng không cánh mà bay. John bảo anh không biết vì anh bận ở trong kho. Thế nhưng James vẫn giữ nguyên cái vẻ hậm hực ban đầu. Jame cho rằng cửa hàng đâu có ai ra vào, ngoài anh mình ra thì còn ai nữa. Kể từ ngay đó Jame khó chịu ra mặt với anh và thường hay nói bóng nói gió. John biết em trai hiểu lầm nhưng không có cách nào giải thích.


    Một thời gian sau, không chịu nổi căng thẳng hai anh em quyết định chia cửa hàng làm hai. Một bức tường được xây lên ngăn cách cửa hàng làm hai cũng là ngăn cách tình cảm anh em của John và Jame. Hai enh em họ không còn muốn thấy mặt nhau cũng không muốn nói chuyện với nhau.


    20 năm sau....


    Cửa hàng của 2 anh em vẫn sừng sững trong thị trấn và thái độ của hai anh em họ vẫn như trước.


    Một ngày nọ có một chiếc xe hơi dừng trước cửa hiệu của John. Một người đàn ông ăn vận sang trọng bước xuống và hỏi John về cửa hàng lớn nhất ở thị trấn này 20 năm trước. John thật thà kể lại câu chuyện cho người khách nghe. Người khách nghe xong cúi đầu nói : "Xin lỗi anh tôi chính là nguyên nhân khiến mối quan hệ anh em giữa hai người bị rạn nứt. Tôi chính là người đã lấy số tiền đó. Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi ăn cắp. Suốt 20 năm qua chưa ngày nào mà tôi không day dứt vì chuyện đó. Hôm nay tôi quay về đây là để xin lỗi. Mong hai anh hãy tha thứ cho tôi. "

    James ở nhà bên cũng đã kịp nghe hết câu chuyện. Anh vội chạy qua vừa khóc vừa ôm lấy anh mình và nói lời xin lỗi. Hai anh em khóc òa như hai đứa trẻ. Bức tường ngăn cách bị phá bỏ, hai cửa hàng lại hòa làm một. Tình anh em cũng đã được nối lại.


    Tình enh em là thứ tình cảm máu mủ, ruột rà vô cùng thiêng liêng. Đừng vì những nghi ngờ không xác thực mà đánh mất tình cảm này.

    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  3. Truyện kể rằng gia đình nọ sinh được 3 anh em, người anh cả tên là Thỏ Nâu, người anh thứ hai tên là Thỏ trắng và người em gái út tên là Thỏ Ngọc. Năm ấy dân làng mất mùa đói kém, rất nhiều gia đình đã phải ly tán. Sau khi nhặt nhạnh hết tất cả những gì có thể dùng làm thức ăn để lại cho các con cầm cự, bố mẹ 3 bạn nhỏ tạm biệt các con để vào rừng xa kiếm thức ăn. Ba anh em thỏ nén gạt nước mắt trông theo cho đến khi bóng bố mẹ khuất dần sau rặng núi xa xa.

    ... Trời vẫn mưa như trút kèm theo gió rét lạnh buốt sương. Ba anh em thỏ ôm chặt nhau cho đỡ lạnh. Thương hai em nên Thỏ Nâu anh đã ra ngoài kiếm củi khô để về sưởi ấm, nhưng không may bị ốm nặng. Thức ăn bố mẹ để lại ngày một ít đi. Do đói, rét và chăm anh nên Thỏ Trắng cuối cùng cũng bị ốm. Gió và mưa mỗi lúc càng mạnh khiến căn nhà nhỏ vốn đã chông chênh giờ như muốn đổ sập. Không còn 1 nhánh củi khô nào, thức ăn cũng đã cạn hết. Nhìn hai người anh ốm mê man, chân tay lạnh ngắt khiến Thỏ Ngọc vô cùng xót xa... Sau một hồi tìm kiếm và cuối cùng cô bé đã reo lên vui sướng khi nhìn xuống mái tóc của mình. Đúng rồi, cô sẽ cắt mái tóc dài để dùng làm củi đốt sưởi ấm cho hai anh ... Khi tỉnh dậy, hai người anh thấy Thỏ Ngọc nằm bất tỉnh, vội vàng lay gọi em. Thì ra cô bé sau khi cắt đi mái tóc của mình sưởi ấm cho hai anh, cô bé cũng đã cắn bật máu tay mình để tiếp sức cho hai anh. Thỏ Nâu và Thỏ Trắng khóc gào gọi tên em nhưng Thỏ Ngọc vẫn nằm im nhắm nghiền đôi mắt. Vừa khi đó bố mẹ của 3 anh em cũng về đến nơi, trên tay họ là giỏ bánh bằng bột màu trắng thơm phức. "Các con ơi bố mẹ đã kiếm được thức ăn rồi". Nhưng tiếng reo của họ đã vội ngưng lại khi nhìn thấy cô con gái út Thỏ Ngọc. "Con ơi tỉnh dậy đi. Con dậy mà nếm miếng bánh bố mẹ đã mang về này". Nhưng mặc cho bố mẹ, hai anh lay gọi mãi nhưng Thỏ Ngọc đã vĩnh viễn rời xa. Cô bé đã tiếp sức cho hai anh đến cạn giọt máu cuối cùng của cơ thể mình!

    Những chiếc bánh bằng bột trắng tinh khiết (là món bánh dẻo sau này) đã thấm đầy nước mắt của thỏ bố, thỏ mẹ và hai thỏ anh trở thành một màu nâu vàng sẫm giống như những ngọn lửa đang cháy (chính là món bánh nướng sau này). Dường như tình yêu thương dâng trào quá lớn, không ai còn cảm thấy đói và rét. Câu chuyện này đã làm cảm động đến Ngọc Hoàng thượng đế nên người đã ban cho Thỏ Ngọc sống lại. Cả gia đình ôm lấy nhau mừng rỡ. Thỏ Ngọc đã xin với Ngọc Hoàng ban cho dân làng không còn bị đói và rét nữa. Gia đình Thỏ Ngọc đem những chiếc bánh chia đều cho dân làng.

    CHUYỆN VỀ TÌNH ANH EM
    CHUYỆN VỀ TÌNH ANH EM
    CHUYỆN VỀ TÌNH ANH EM
    CHUYỆN VỀ TÌNH ANH EM
  4. Tôi có 3 ông anh trai. Hồi nhỏ, các anh luôn chơi chung với nhau, tôi là con gái, bị ra rìa.


    Theo lý luận của các anh trai, con gái không phù hợp với các trò phá như giặc, quậy banh xóm. Thế nhưng, tôi vẫn lẽo đẽo đi theo, đòi chơi chung (tất nhiên có cả nước mắt và cả sự "bảo hộ" của má tôi nữa). Anh đầu của tôi có khiếu về mỹ thuật, thích vẽ với cắt may và dọn dẹp nhà cửa. Hồi nhỏ, tóc tôi chẳng bao giờ phải đưa đi tiệm vì anh cắt tóc cho tôi theo kiểu "Maika từ trên trời rơi xuống"!


    Nhớ năm học lớp 3, cuối năm tôi được lên xã nhận giải thưởng mà quần áo cũ ngắt (hồi đó, tết mới được may áo mới). Anh sáng trí lấy cái nồi, bỏ than củi vào để ủi đồ (vì nhà không sắm bàn ủi). Kết quả, anh làm cháy của tôi hết một cái quần.


    Anh thứ ba của tôi học rất giỏi, may quá, anh còn mê đọc sách. Thành thử bao tiền dành dụm được từ những bữa đi câu cá, bắt tôm cua đem bán, anh đều mua sách, và luôn cho tôi đọc ké. Có lần, anh biểu tôi đưa hết tiền lì xì để anh xuống trường mua sách, nhưng lúc về không có cuốn sách nào, tôi khóc một trận, và tất nhiên cây roi của má cũng không tha cho anh.


    Có lẽ hối hận vì đã đem tiền của tôi đi mua kẹo ăn hết, anh đội mưa đi nhấp cá lóc, được một con to đùng. Và anh dùng tiền bán con cá to này mua lại cho tôi những quyển sách thần kỳ. Sau này đi học xa, anh vẫn là người tôi chờ đợi nhất mỗi khi hay tin anh về, bởi thể nào anh cũng sẽ về cùng với cả đống sách báo cũ.


    Anh kế tôi không mấy siêng năng chăm chỉ, luôn kèn cựa với tôi. Nhưng đến lúc tôi bị tai nạn gãy cái chân, chính anh là người chăm nom kè cõng lúc tôi cần đi lui đi tới. Năm tôi đi học lớp 5, dọc đường bị ong vò vẽ bay ra chích sưng phù hết mặt mũi, tôi đau quá ngồi khóc bên đường mãi cho đến tối, thấy anh hốt hoảng đi tìm tôi.


    Sau này lớn, mỗi người anh có mỗi tính cách, số phận, kể cả tôi cũng vậy. Nhà tôi vẫn thuộc diện nghèo nên anh em mỗi người phải tự lập học hành, sinh kế. Tôi không quá tự hào vì mình có anh thành đạt, mà tôi tự hào vì có những người anh yêu thương mình.


    Thương, như kiểu anh hai, là nông dân chính hiệu, biết tôi thích ăn bắp luộc, cá lóc nấu chua nên lần nào tôi về thăm quê, anh luôn chuẩn bị sẵn những thứ này để dành cho tôi. Thương như kiểu anh ba, việc gì khó khăn dù tôi không nhờ, anh đều sẵn sàng gánh hết. Hay như kiểu anh kế tôi, chảy nước mắt lúc sang thăm tôi khi tôi lâm bệnh ngặt nghèo. Không giúp được gì nhiều, cũng chẳng lời hay để an ủi, nhưng anh biết mình có tình thương.

    Còn anh, còn em, tình thương còn ở lại
    Còn anh, còn em, tình thương còn ở lại
    Còn anh, còn em, tình thương còn ở lại
    Còn anh, còn em, tình thương còn ở lại
  5. Tại 1 ngôi làng nọ, có một gia đình rất nghèo chẳng may cha mẹ đều mất sớm, chỉ còn hai đứa con sống mồ côi nương tựa lẫn nhau. Người anh trai tuy chỉ lớn hơn em gái vài tuổi nhưng đã phải nghỉ học sớm đi làm phụ giúp việc người này, người kia trong làng để kiếm sinh kế sống qua ngày..và còn lo cho em gái đi học nữa. Cậu bé muốn em mình học hành có kiến thức sau này còn có thể tự chăm sóc lấy bản thân nữa. Chứ mình là thân phận làm trai còn có thể chịu đựng cực nhọc được.


    Chợt 1 hôm kia bão đến bất ngờ kéo theo mưa to gió lớn, mái nhà dột nát nên nước mưa chảy xuống khắp nhà..cậu bé đã hứng không biết bao nhiêu chỗ nhưng vẫn ướt mem vì dột. Còn gió thổi vào lạnh đến thấu xương. Đã 2 ngày nay cô bé bị bệnh đau răng rồi nhưng em vẫn cố chịu đựng vì vẫn chưa có tiền đi khám và mua thuốc nữa. Người anh lo sợ nếu em lại còn bị thêm bệnh cảm lạnh nữa thì sẽ gặp chuyện nguy hiểm mất. Cậu bé cứ ngồi kế bên chăm sóc em, động viên em hãy cố lên…sáng mai anh sẽ dẫn em đi đến gặp bác sĩ nhé. Đừng lo chuyện tiền nong,…anh sẽ có cách mà…rồi cậu lấy tất cả những bộ quần áo nào tươm tất nhất đắp thêm cho em vì cái chăn đang đắp dường như vẫn chưa đủ ấm.


    Hình như hoàn cảnh khốn khổ ấy đã làm động lòng trời nên bất chợt có 1 luồng sáng loé lên…1 cô tiên xinh đẹp đã xuất hiện…cô đã hoá phép cho trời tạnh mưa và làm cho ngôi nhà ấm áp trở lại. Cô đã dùng thảo dược Trà Xanh kết hợp với tinh thể Canxi chữa răng cho cô em gái. Cô bé rất vui mừng vì răng đã hết đau hoàn toàn. 2 đứa bé còn được cô tiên ban cho quần áo mới tươm tất hơn để mặc. Cô bảo ta được thượng đế giao nhiệm vụ đến chăm sóc cho các những đứa trẻ đang gặp những hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn biết vươn lên trong cuộc sống như các con.


    Từ ngày mai con cũng sẽ được đến trường học như em con vậy. Hy vọng sau này lớn lên con sẽ trở thành người có ích nhé. Cậu bé cảm ơn cô tiên và hứa rằng sẽ cố gắng chăm chỉ học và mong muốn sau này được trở thành 1 nha sĩ để có thể giống như Cô Tiên Trà Xanh có thể chữa răng sâu cho tất cả trẻ em trên khắp mọi miền đất nước.

    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  6. Đây là câu chuyện về hai anh em nọ sống bên nhau ở một làng quê nhỏ, cùng nhau chăm chỉ làm ruộng, làm việc bên gia đình. Hai anh em từ trước đến giờ luôn yêu thương và giúp đỡ nhau hết lòng nhưng chỉ vì một hiểu lầm nhỏ mà hai anh em dần xa cách nhau, không nói chuyện. Cả hai bên đều im lặng trong nhiều tuần, ẩn nhẫn sự tức giận trong đó.


    Một ngày nọ, có một người thợ mộc già gõ cửa nhà anh trai. Ông nói: "Tôi có thể làm và sửa chữa được nhiều thứ, nhà anh có cần sửa gì không?" Người anh trai ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời: "Được, tôi có công việc cho bác đây". Rồi người anh dẫn người thợ mộc già ra sau nhà và chỉ: "Nhà bên cạnh là nhà em tôi, ngày xưa có con lạch nhỏ giữa hai nhà chúng tôi. Gần đây, em tôi đã cố ý trồng thật nhiều cây cao đồng thời đào rộng con lạch ra, biến nó thành ranh giới giữa hai nhà. Bác nhìn thấy rồi đấy, thế nên, bác hãy dựng hẳn một hàng rào cao 3m cho tôi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy khuôn mặt của nó nữa."


    Người thợ mộc già nghĩ thầm trong một vài phút rồi nói: “Tôi hiểu rồi”.


    Người anh trai đã giúp người thợ mộc già mang gỗ và dụng cụ ra sau nhà rồi tất tả ra đồng làm việc. Đến buổi tối, người anh mới về nhà, lúc này người thợ mộc đã làm xong công việc được giao. Khi ra sau nhà kiểm tra thì người anh trai choáng váng. Mặt anh bần thần và anh không thể nói được câu gì.


    Chỗ đáng nhẽ là một hàng rào cao, to chắc chắn thì lại là một cây cầu xuất hiện. Một cây cầu gỗ thực sự đặc biệt, thành cầu được chạm khắc rất phức tạp, nó là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải một cây cầu bình thường. Cùng lúc đó, người em trai cũng tình cờ ở đó. Anh ta lao vội qua cầu và ôm lấy anh trai mình, xúc động nói: "Anh, anh đã xây một cái cầu nối hai nhà, sau tất cả những gì em đã nói và làm không phải với anh...Em xin lỗi anh rất nhiều". Người anh trai cũng bất ngờ, và bật khóc. Trong khi hai anh em đang ôm, cùng nhau xin lỗi và giải thích mọi chuyện thì người thợ già cũng sắp xếp, dọn lại đồ, dụng cụ của bản thân, chuẩn bị đi về.


    Người anh vội quay lại nói: "Bác đừng vội đi, hãy ở lại ăn với chúng cháu bữa cơm, cháu nghĩ cháu cần sữa chữa nhiều đồ cần tới bác nữa".


    Người thợ mộc già cười hiền nói: "Tôi cũng thích ở lại lắm, nhưng tôi còn nhiều cây cầu cần làm và những thứ cần sửa ở những nơi khác nữa, cậu trai ạ,...".

    Câu chuyện về lòng vị tha: Tình cảm anh em
    Câu chuyện về lòng vị tha: Tình cảm anh em
    Câu chuyện về lòng vị tha: Tình cảm anh em
    Câu chuyện về lòng vị tha: Tình cảm anh em
  7. Tôi sinh ra ở một ngôi làng hẻo lánh trên một ngọn núi cao. Hằng ngày, bố mẹ tôi phải phơi lưng để cày xới đất khô cằn. Một ngày nọ, tôi muốn mua một chiếc khăn tay, thứ mà tất cả các cô gái xung quanh tôi dường như đều có. Vì vậy, tôi đã lấy trộm 50 xu từ ngăn kéo của cha tôi. Ngay lập tức, ông phát hiện ra số tiền bị đánh cắp.


    "Ai đã lấy trộm tiền?". Ông ấy giận dữ hỏi tôi và em trai tôi. Tôi sững sờ, sợ hãi và không dám nói một lời gì cả. Cả hai chúng tôi đều không nhận lỗi, vì vậy ông ấy nói: "Tốt! Tốt! Nếu không ai muốn thừa nhận, cả hai đứa đều phải bị trừng phạt!" Đột nhiên, em trai tôi nắm chặt tay cha và nói: "Cha ơi, con là người đã làm điều đó!". Cậu ấy đã nhận trách nhiệm và bị trừng phạt thay tôi.


    Nửa đêm, đột nhiên, tôi khóc òa lên. Em tôi che miệng tôi bằng bàn tay nhỏ bé của mình và nói: "Chị ơi, bây giờ đừng khóc nữa!" Mọi chuyện đã xảy ra. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh của nó khi bảo vệ tôi.


    Năm đó, em tôi 8 tuổi và tôi 11 tuổi.


    Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn ghét bản thân mình vì không đủ can đảm để thừa nhận những gì tôi đã làm. Khi em trai tôi học năm cuối cấp hai, cậu ấy được nhận vào một trường trung học phổ thông ở trung tâm thị trấn. Đồng thời, tôi được nhận vào một trường đại học trên tỉnh. Đêm đó, cha ngồi xổm trong sân, hút thuốc. Tôi nghe thấy ông ấy hỏi mẹ tôi: "Cả hai đứa con của chúng ta, chúng sẽ có kết quả tốt chứ?" Mẹ tôi lau nước mắt và thở dài: "Nhưng có ích lợi gì chứ? Chúng ta không thể chi trả cho cả hai?".


    Lúc đó, em tôi bước ra, cậu ấy đứng trước mặt cha và nói: "Cha, con không muốn tiếp tục học nữa, con đã đọc đủ sách rồi". Cha ngay lập tức nổi giận: "Tại sao con lại không có ý chí như vậy? Ngay cả khi phải đi xin tiền trên đường phố, ta cũng sẽ đưa hai đứa đến trường cho đến khi học xong!" Sau đó, ông ấy bắt đầu đi gõ cửa từng ngôi nhà trong làng để vay tiền cho chúng tôi đi học.


    Trong phòng, tôi đưa tay chạm nhẹ vào mặt em trai tôi và nói: "Một cậu bé thì phải tiếp tục đi học. Nếu không, em sẽ không thể vượt qua sự nghèo khó mà chúng ta đang trải qua". Mặt khác, tôi đã quyết định không tiếp tục học đại học.


    Không ai biết rằng vào ngày hôm sau, trước bình minh, em tôi đã rời nhà đi với vài bộ quần áo cũ kỹ và một ít đậu khô. Cậu ấy đã để lại một tờ ghi chú trên gối của tôi: "Chị, vào trường đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ đi tìm việc và gửi tiền về cho chị". Tôi đã ôm tờ giấy khóc cho đến khi mất giọng.


    Với số tiền mà cha tôi đã vay từ cả làng, và số tiền mà em trai tôi kiếm được từ việc khuân vác xi măng tại một công trường xây dựng, cuối cùng, tôi đã xoay sở để học năm thứ ba ở trường đại học.


    Năm đó, em tôi 17 tuổi và tôi 20 tuổi.


    Một ngày nọ, khi tôi đang ngồi học trong phòng, bạn cùng phòng của tôi chạy đến và nói với tôi rằng: "Có một người dân làng đang đợi bạn ở bên ngoài đấy!" Tại sao lại có một người dân làng tìm tôi? Tôi bước ra ngoài, và nhìn thấy em tôi từ xa. Toàn bộ cơ thể cậu ấy phủ đầy bụi bẩn, xi măng và cát. Tôi hỏi cậu ấy, tại sao không nói với bạn cùng phòng chị rằng em là em trai của chị?


    Cậu ấy trả lời với một nụ cười: "Nhìn vẻ ngoài của em đi. Họ sẽ nghĩ gì về chị nếu biết em là em trai của chị? Họ sẽ không cười chị sao?" Tôi cảm thấy rất xúc động, và nước mắt đã trào ra. Tôi phủi sạch bụi bẩn trên cơ thể cậu ấy. Và nói với cậu ấy rằng, tôi không quan tâm mọi người sẽ nói gì! Cậu ấy là em trai của tôi cho dù ngoại hình có như thế nào đi chăng nữa.


    Từ trong túi của mình, cậu ấy lấy ra một cái kẹp tóc hình con bướm. Cậu ấy đặt nó lên tóc tôi và nói, "Em thấy tất cả các cô gái trong thị trấn đều đeo nó. Em nghĩ chị cũng nên có một cái". Tôi không thể kìm nén bản thân mình nữa. Tôi kéo em tôi vào lòng và òa khóc.


    Năm đó, em tôi 20 tuổi còn tôi 23 tuổi.


    Sau khi tôi kết hôn, tôi sống ở thành phố. Nhiều lần chồng tôi mời bố mẹ tôi đến và sống cùng chúng tôi, nhưng họ không muốn. Họ nói một khi họ rời làng, họ sẽ không biết phải làm gì. Em tôi cũng đồng ý với họ. Cậu ấy nói: "Chị à, chị chỉ cần chăm sóc bố mẹ chồng. Ở đây, em sẽ chăm sóc mẹ và bố".


    Chồng tôi trở thành giám đốc nhà máy của cậu ấy. Chúng tôi yêu cầu cậu ấy chấp nhận lời đề nghị làm người quản lý trong bộ phận bảo trì. Nhưng em tôi từ chối lời đề nghị. Cậu ấy khăng khăng làm một thợ sửa chữa thay vì có một khởi đầu mới.


    Một ngày nọ, khi đứng trên thang sửa chữa dây cáp, cậu ấy bị điện giật và được đưa đến bệnh viện. Chồng tôi và tôi đến thăm cậu ấy tại bệnh viện. Nhìn vào tấm thạch cao trên chân, tôi càu nhàu: "Tại sao em lại từ chối làm quản lý? Các nhà quản lý sẽ không phải làm những điều nguy hiểm như thế này. Bây giờ hãy nhìn em xem, em đang chịu một chấn thương nghiêm trọng. Tại sao em không nghe chúng tôi?"


    Với vẻ mặt nghiêm túc, cậu ấy vẫn bảo vệ quyết định của mình: "Nghĩ về anh rể của em đi, anh ấy mới trở thành giám đốc. Nếu em, một người không có học thức trở thành một người quản lý, thì tin đồn không hay sẽ bay khắp nơi". Tôi nhìn thấy trong mắt chồng tôi đầy nước, rồi tôi nói: "Nhưng em không được đi học chỉ vì chị!"


    "Tại sao chị cứ nghĩ về quá khứ thế?" Cậu ấy nói và sau đó nắm lấy tay tôi.


    Năm đó, cậu ấy 26 tuổi còn tôi 29 tuổi.


    Em trai tôi 30 tuổi cưới một cô gái nông dân ở làng. Trong tiệc cưới, chủ lễ hỏi cậu ấy: "Ai là người mà anh tôn trọng và yêu thương nhất?"


    Thậm chí không mất một chút thời gian để suy nghĩ, cậu ấy đã trả lời: "Chị gái của tôi". Cậu ấy tiếp tục bằng cách kể một câu chuyện mà chính bản thân tôi không thể nhớ được. "Khi tôi học tiểu học, trường học nằm ở một ngôi làng khác. Mỗi ngày, tôi và chị tôi sẽ đi bộ 2 giờ để đến trường và trở về nhà. Một ngày, tôi bị mất một trong những chiếc găng tay của mình. Chị tôi đã cho tôi một trong hai chiếc của chị ấy. Chị chỉ đeo một chiếc găng tay và còn phải đi rất xa. Khi chúng tôi về đến nhà, tay chị ấy vẫn còn run rẩy vì thời tiết lạnh. Chị ấy thậm chí không thể cầm đũa. Từ ngày đó, tôi đã thề rằng chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ chăm sóc chị gái và sẽ luôn tốt với chị ấy".


    Tiếng vỗ tay tràn ngập căn phòng. Tất cả khách mời đều chú ý đến tôi. Tôi thấy thật khó nói, trong cả cuộc đời tôi, người tôi muốn cảm ơn nhiều nhất là em trai tôi, và trong dịp hạnh phúc này, trước đám đông, nước mắt tôi lại tuôn rơi.

    Câu chuyện
    Câu chuyện "Em tôi"
    Câu chuyện
    Câu chuyện "Em tôi"
  8. Người thời xưa rất chú ý và quý trọng tình nghĩa anh em như thể tay chân. Vào thời nhà Tấn, có đứa trẻ tên là Dữu Cổn. Đúng lúc vùng quê nhà họ có một trận dịch bệnh, người anh cả qua đời do dịch bệnh, còn một người anh khác thì đang bị bệnh. Mọi người trong làng đều xa lánh, cha mẹ cậu cùng với chú bác đều cũng muốn bỏ đi và còn muốn mang cậu theo. Dữu Cổn liền nói với người lớn: “Con không dễ mắc bệnh đâu, cho nên không sợ, con muốn ở lại”.


    Chúng ta thấy rằng những bậc trí thánh, tấm lòng của họ thực sự đã làm được “Dù có hy sinh bản thân, cũng phải giữ trọn đạo nghĩa”. Thực ra, thái độ thế này phù hợp với chân tướng nhân sinh vũ trụ. Khi cậu đối diện với sự sống với thái độ nghĩa tình, thì thậm chí thân mạng có kết thúc, thì kiếp sau cậu cũng có nơi tốt đẹp để đi về. Còn giả như đi ngược với đạo nghĩa, thì dù có cố kéo dài được thân mạng, thì kiếp sau liệu có nơi chốn tốt để đi chăng? Không thể nào. Hơn nữa, quan trọng hơn, mặc dù có thể sống theo mấy chục năm, thì cũng là không phải với lương tâm của mình, một đời sẽ không hạnh phúc. Còn những bậc trí thánh lại có thể viết lênn những tác phẩm hay cho từng quãng đời, có thể biến cục sắt thô thành tấm lụa ngọc, biến hiểm nguy thành cát tường.


    Dữu Cổn ở lại chăm sóc người anh, tối đến cậu còn đến trước bia mộ người anh đã mất để bái lạy và khóc một mình. Không bao lâu sau, bệnh của người anh bỗng khỏi. Bệnh vì sao lại khỏi chứ? Với tình nghĩa anh em sâu đậm thế này, từng bát thuốc bưng đến đều là ý niệm thiện gia trì, đều sự gia trì của đạo nghĩa, của ân nghĩa, cho nên người anh cậu uống vào thì rất có hiệu quả. Sau này, bệnh tình người anh khỏi rồi, cậu cũng không bị truyền nhiễm nữa. Cha mẹ lại trở về quê nhà, thấy anh người con đều sống thì vô cùng vui mừng. Đây là vào thời nhà Tấn, Dữu Cổn đã làm ra một tấm gương cảm động về tình anh em như thể tay chân.

    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  9. Vào thời nhà Minh, có một học nhân tên là Trần Huệ. Trần Huệ có một người con gái, không được đặt tên, nên trên sử sách ghi chép lại là con gái của Trần Huệ. Cha mẹ cô mất sớm, để lại cô con gái và hai người em trai, một lên năm tuổi và người kia lên sáu tuổi.


    Cô đã đến tuổi lập gia đình, tất cả họ hàng đều hiểu tình cảnh gia đình cô và đều chằm chằm vào gia sản nhà cô như hổ đói. Người chị cũng cảm nhận được tuyệt đối không thể rời xa em mình, nhất định phải nuôi dưỡng chúng trưởng thành, cho nên cô quyết tâm lúc này không lập gia thất. Cô cũng rất trí tuệ, hiểu được họ hàng bạn bè đều chằm chằm như hổ đói. Một ngày cô nấu rất nhiều đồ ăn ngon, thắp nến ở trước cửa, châm lửa lên. Họ hàng đều đến nhà cô, cô rất phóng khoáng mời họ vào: “Vào đi, vào đi. Đừng khách sáo, đến dùng cơm nào”.


    Cô càng nhiệt tình với những người họ hàng này, thì họ càng cảm thây áy náy. Chúng ta đến để xem có chỗ nào có thể ra tay, mà kết quả người ta lại đối xử nhiệt tình thế này với mình. Những người họ hàng này đều nói, chúng tôi vừa đúng lúc đến đấy, thấy nến tắt, nên chúng tôi vào thắp nến thôi, không có việc gì khác đâu. Cô đã dùng thái độ khéo léo hợp tình hợp lý để hóa giải nguy cơ này, những người họ hàng này từ đó về sau không còn đến nhà cô để quấy nhiễu nữa. Họ cũng cảm nhận được người chị đã quyết tâm phải nuôi dưỡng hai người em này cho tốt.


    Sau này khi hai người em đều trưởng thành và đều lập gia thất lập nghiệp, cô mới xuất gia. Khi đó cô đã bốn mươi lăm tuổi, cả đời không sinh con, người em trai của cô liền đón cô về chăm sóc đến già. Cho nên, ông trời nhất định sẽ yêu thương bảo vệ những người thật sự có đạo nghĩa này. Lão Tử đã nói “Luật trời không phân thân sơ, chỉ người đạo đức mới hiểu”. Chúng ta phải có lòng tin vững chắc thì mới được tâm an tự tại.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh hoạ
    Ảnh minh hoạ
  10. Đời nhà Đường có một vị đại thần tên là Lý Tích, ông là đại thần cùng với Đường Thái Tông lập lên nhiều công trạng. Có một lần Lý Tích bị ốm, ngự y yêu cầu trong thuốc chữa cho Lý Tích phải dùng sợi râu để làm dẫn thuốc. Đường Thái Tông vừa nghe, không nói không rằng, liền dùng dao cắt râu của mình và đưa cho ngự y.


    Lý Tích biết được việc này vô cùng cảm động, liền đến trước hoàng thượng khấu đầu tạ long ân. Cho nên, một người lãnh đạo chỉ cần luôn nghĩ cho cấp dưới, thì tin rằng nhất định sẽ nhận được lòng trung thành đối với mình. Còn Lý Tích cũng rất kính phục người chị của ông, khi đó ông đã là đại thần của quốc gia, khi ông đi thăm chị mình, vẫn đích thân nấu cháo cho chị. Trong khi nấu cháo, do lửa quá to nên đã làm cháy râu. Chị ông vừa trông thấy thắc mắc sao lại để râu cháy và liền nói với ông: “Trong nhà người làm rất nhiều, để họ đi làm là được rồi, sau em còn nhọc công tự làm chứ”.


    Lý Tích trả lời người chị đã có tuổi: “Chị à, từ nhỏ chị đã hết lòng hết dạ với em, em luôn luôn muốn báo đáp cho chị. Chúng ta tuổi cũng đã lớn thế này rồi, em còn có bao nhiêu cơ hội để tự tay nấu cháu cho chị nữa đâu”. Cho nên, trong lòng của Lý Tích, luôn không quên tình nghĩa của chị gái.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy