Rừng Sundarbans - Bangladesh, Ấn Độ (10,000 km vuông)
Sandarbans có diện tích hơn 10,000 km vuông là chiếm phần lớn diện tích Bangladesh cộng thêm một phần diện tích Ấn Độ, nằm ven vịnh Bengal. Từng được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Sundarbans là rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Rừng ngập mặn Sundarbans được hình thành bởi sự hợp lưu của 3 con sông, đó là sông Hằng – sông Brahmaputra – sông Meghna. Do vị trí tiếp giáp với vịnh Bengal sâu thăm thẳm, Sundarbans liên tục bị nước biển xâm lấn, từ đó hình thành nên môi trường rừng ngập mặn đa dạng với đủ các loại hình địa chất, từ bãi bồi, cồn cát, lạch thủy triều đến đầm lầy, rừng ngập mặn, rừng nước lợ…Tới mùa mưa độ mặn trong khu rừng nhạt dần. Vào mùa này phù sa ở các con sông bồi đắp liên tục tạo thành khu vực đất đai màu mỡ, tạo điều kiện cho thảm thực vật nơi đây phát triển.
Nhìn chung, Sundarbans có hệ sinh thái đa dạng, là nơi cư ngụ của 453 các loài động vật hoang dã, bao gồm 290 loài chim, 120 loài cá, 42 loài động vật có vú, 35 loài bò sát cùng 8 loài lưỡng cư. Ở Sundarbans có khoảng 64 loài thực vật, chủ yếu là các loài chịu được đất ngập mặn. Đặc biệt, Sundarbans là ngôi nhà của hổ Bengal, loài hổ lớn nhất còn được bảo tồn trên thế giới. Ở Ấn Độ, Sundarbans được coi là công viên quốc gia, khu bảo tồn hổ và sinh quyền còn ở Bangladesh Sundarbans là rừng được bảo vệ.