Hãy trân trọng đồ ăn
Việc có được một món ăn là không phải chuyện đơn giản, hãy nhìn xem từ khâu nguyên liệu đến khâu làm ra một món ăn phải tốn rất nhiều tâm huyết của người đầu bếp. Việc bạn ăn uống một cách vui vẻ, không chê bai món ăn hay có lời cảm ơn nhẹ chính là cách mà bạn tôn trọng người đầu bếp làm ra nó. Hãy nhắc nhở bản thân mình cố gắng ăn hết đồ ăn trên đĩa, tránh để xót lại đồ ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Có đồ ăn là một niềm may mắn nên dù là trong gia đình hay làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị. Điều này vừa là phép lịch sự, tôn trọng người khác vừa là giáo dục nhân cách cho con trẻ. Đừng nghĩ trẻ nhỏ thật thà nghĩ sao nói vậy. Cần giáo dục để tránh việc này trở thành thói quen phê phán, chê bai người khác.
Hạt cơm là hạt ngọc mất bao công sức mới làm ra, nên ăn hết thức ăn, đồ ăn trong bát không được bỏ phí. Nhất là đi ăn buffet phải nhớ “lấy ít hơn mức muốn ăn” để ăn hết đồ ăn và có thể lấy thêm nếu muốn. Hãy nói lời cảm ơn, lời khen sau bữa ăn. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon người khác đã dụng tâm, mất công nấu cho mình. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.