Nhờ ai đó lấy giúp thức ăn
“Học ăn học nói, học gói học mở” là điều ông cha luôn răn dạy, cho thấy “ăn” cũng là một điều cần phải học và phải học đầu tiên khi muốn trở thành người lịch sự, hiểu biết. Chính bởi vậy mà trên mâm cơm người Việt có rất nhiều quy tắc phải tuân theo. Tuy là luật bất thành văn, nhưng là điều mọi đứa trẻ đều được bố mẹ, ông bà dạy từ khi tấm bé. Trong bữa cơm không phải lúc nào món ăn mình thích cũng ở phía của mình, nếu muốn lấy một món ăn ở phía xa hãy nhờ người ngồi gần đó lấy giúp, tránh tình trạng bạn vươn người lên để lấy đồ ăn đó, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy việc dùng chung đũa để gắp cho người khác là bất tiện, bạn có thể đổi đầu đũa còn lại để gắp hoặc sử dụng một đôi đũa mới.
Một nguyên tắc ứng xử trên bàn ăn nữa mà bạn cần lưu ý đó là: khi ngồi vào bàn ăn, bạn nên quan sát và suy nghĩ nên gắp thức ăn gì trước khi đụng đũa thay vì cầm đũa ngoáy vào đồ ăn để lựa những miếng to, miếng ngon. Bởi việc xới đồ ăn lung sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu và thể hiện bạn là một con người bất lịch sự, vô duyên và ham ăn tục uống. Nếu bạn cần một cái gì đó trên bàn, đừng cố vươn tay hay nhoài người ra lấy khiến quần áo dễ dính đồ ăn. Hãy nhờ những người gần chỗ đó lấy giúp bạn. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.