Top 6 Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên bầu trời Việt Nam
Ngày biến thành đêm ở Quảng Ninh, cầu vồng đôi ở Hà Nội, mây ngũ sắc tại Vĩnh Phúc... cùng điểm lại những hiện tượng lạ gây xôn xao cộng đồng trên bầu trời ... xem thêm...nước ta nhé.
-
Ngày bỗng hóa thành đêm ở Hạ Long
Chắc hẳn các bạn ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, vẫn còn nhớ hiện tượng này. Vào khoảng 9 giờ sáng 3/4/2014, trời bỗng nhiên sập tối như ban đêm. Kéo dài khoảng 10 phút khiến rất nhiều người tò mò. Được biết, trước đó, tại một số tỉnh vùng Đông Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh… có mưa vừa và mưa nhỏ.
Đến khoảng 9 giờ mưa ngừng rơi, trên các tuyến phố ở phường Hòn Gai bỗng dưng hiện tượng lạ xảy ra “ngày biến thành đêm”. Các phương tiện ô tô, xe máy lưu thông trên đường vào thời điểm trên đã phải bật đèn giữa ban ngày. Những nhà dân sinh sống ở khu vực này cũng bắt buộc mở đèn điện vì trời quá tối. Nhiều người thấy hiện tượng lạ nên tập trung xem rất đông. Đến khoảng 9 giờ 15 phút trời bắt đầu hửng sáng, mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường.
-
Mặt trời tỏa ánh hòa quang ở Đà Nẵng
Khoảng 9h30 sáng 30/7/2013, người dân tại thành phố Đà Nẵng bất ngờ phát hiện bao quanh mặt trời là một vòng tròn ánh sáng khác thường, thỉnh thoảng chuyển đổi sang một số màu sắc khác nhau. Hiện tượng này kéo dài đến khoảng 10h30.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng gần giống như cầu vồng, khi ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển, do điều kiện hơi nước, ánh sáng bị tán sắc thành 7 màu rực rỡ. Một hiện tượng giống như cầu vồng 7 sắc.
-
Hiện tượng mây 'vẩy rồng' ở Hà Nội
Hiện tượng xảy ra vào chiều ngày 20/08/2009 trên bầu trời thủ đô Hà Nội bỗng dưng xuất hiện những đám mây có hình dáng chẳng khác gì những cụm bọt nước khổng lồ, một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm có. Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này không liên quan đến các diễn biến khí tượng lớn, nhưng tần suất lặp lại của các đám mây rất thấp nên hiếm gặp. Đó là mây mammatus, Việt Nam gọi là "mây vảy rồng".
Hiện tượng này diễn ra vào khoảng 18h, kéo dài trong vòng 40 phút sau một cơn mưa. Tuy nhiên, khi nắng tắt nhanh, nên vẻ đẹp của đám mây vảy rồng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Hiện tượng này xuất hiện đúng vào ngày 1/7 năm Kỷ Sửu lại càng khiến cho rất nhiều người dân tin rằng sắp sửa có một điều kỳ diệu sẽ đến. Trước cảnh tượng lạ trên, rất nhiều người liên tưởng tới sự kiện rời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010.
-
Quầng mặt trời ở Bắc Cạn
Sáng 11/8/2013, tại tỉnh Bắc Cạn đã diễn ra một cảnh tượng hiếm thấy khi một vòng tròn với đủ sắc màu bao quanh mặt trời khá lâu, trong bối cảnh trời quang mây và nắng to. Quầng mặt trời bắt đầu xuất hiện từ lúc 11h ngày 11/8, và kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ thì mới bắt đầu mờ dần rồi biến mất. Thấy hiện tượng lạ, khiến nhiều người dân háo hức dùng máy ảnh và điện thoại để chụp lại.
Quầng mặt trời là hiện tượng quang học trong bầu khí quyển do các đám mây hoặc những lớp không khí trên cao có hạt băng, hạt bụi nước khúc xạ với ánh sáng mặt trời tạo nên. Mây có cấu trúc là các hơi nước hoặc tinh thể băng, ánh sáng mặt trời, mặt trăng sẽ bị khúc xạ hay phản xạ tạo ra những vòng tròn.
-
Mây ngũ sắc ở Hà Nội và Vĩnh Phúc
Khoảng 4h chiều 11/7/2012, trên bầu trời Hà Nội và Vĩnh phúc ngay trước khi trời nổi giông và mưa lớn, đám mây ngũ sắc tuyệt đẹp này khiến mọi người ngước lên bầu trời Hà Nội lúc đó cũng phải ngỡ ngàng. Hình đám mây ngũ sắc bị che khuất như cái mâm, có phần nhìn như một khúc thân của rồng với các gam màu đỏ, cam, vàng.... uốn theo các đám mây đen.
Mây ngũ sắc là sự xuất hiện của màu sắc trong một đám mây giống như vết dầu loang ta thấy trên mặt nước. Đây là luôn gây ấn tượng mạnh về thị giác, nhưng cũng không hề hiếm gặp. Đám mây ngũ sắc được tạo ra nhờ nhiễu xạ, các giọt nước nhỏ hoặc các tinh thể nước đá nhỏ trong đám mây tán xạ ánh sáng trắng.
-
Cầu vồng đôi ở Vinh
Sau cơn mưa nhỏ chiều ngày 12/7/2013 một cầu vồng đôi ấn tượng xuất hiện trên bầu trời thành phố Vinh, Nghệ An, kéo dài khoảng 15 phút.
Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng mặt trời khi tương tác với những hạt nước trong không khí. Khi ánh sáng vừa bị phản xạ, vừa bị khúc xạ qua hạt nước, nó sẽ phân tách ánh sáng trắng thành các màu theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. thông thường chỉ hay bắt gặp cầu vồng đơn, còn cầu vồng sinh đôi rất hiếm gặp. Theo các nhà khoa học quốc tế, bí ẩn của loại cầu vồng này nằm ở sự kết hợp của các giọt nước với kích cỡ khác nhau. Đôi khi, hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ làm thành cầu vồng sinh đôi.