Top 10 Thực phẩm cung cấp protein cho người ăn chay
Đối với cơ thể của mỗi người, protein là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng nhưng đối với người ăn chay thì việc cung cấp lượng protein cần thiết để cơ thể sử ... xem thêm...dụng là một điều khó khăn. Để giải quyết nhu cầu về hàm lượng protein thì người ăn chay cần sử dụng những thực phẩm nào thay thế? Hôm nay, Toplist sẽ giới thiệu cho bạn một số nguồn cung cấp protein từ thực vật rất dễ tìm ở nơi bạn sống.
-
Hạt chia
Hạt chia đã xuất hiện trên Trái Đất từ rất lâu và được phát hiện và sử dụng trong nền văn hóa của người Maya và người Aztec cổ. Mặc dù mỗi muỗng canh hạt chia chỉ chứa 3 gram protein nhưng đây là loại protein hoàn chỉnh và có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, những hạt nhỏ màu trắng và đen đan xen nhau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như omega - 3, chất xơ, chất chống oxi hóa và canxi.
Sở dĩ hạt chia có “sức mạnh” như vậy bởi bản thân chúng rất giàu protein, chất xơ và axit béo omega-3, cùng với nhiều loại khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng đối với cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng như một bài thuốc, giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe như bệnh tim, bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa.
-
Lúa mạch
Với 23 gram protein, lúa mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt bạn không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống của bạn. Bột lúa mạch có thể được sử dụng để làm bánh nướng, hoặc làm bánh xèo, bánh crepe, hoặc bánh nướng xốp. Có thể bạn không nhận ra rằng mì soba - một loại mì làm từ lúa mạch ở Nhật - cũng chứa bột kiều mạch.
Ngoài ra, lúa mạch nguyên chất là thực phẩm duy nhất của avenanthramides - là nhóm chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Ngoài ra, lúa mạch cũng có những lợi ích khác như giảm lượng đường trong máu, và giảm cholesterol. Protein chính trong lúa mạch chiếm 80% tổng số và nó có chứa avenalin là thành phần không tìm thấy ở hầu hết các loại ngũ cốc trừ trong protein của hạt đậu.
-
Diêm mạch
Có một lý do mà protein của loại thực vật này gần đây đã trở nên phổ biến trong giới sức khỏe. Nhiều người nghĩ rằng đó là một loại hạt nhưng diêm mạch thực sự là một loại hạt giống. Diêm mạch chứa nhiều vitamin B, magie, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Một phần ăn diêm mạch với 1/4 cốc chứa 6 gram protein.
Tính theo khối lượng khô, diêm mạch cung cấp 16% protein, cao hơn so với hầu hết các loại ngũ cốc, như lúa mạch, gạo và ngô (3, 5, 18). Diêm mạch được coi là một nguồn protein “hoàn chỉnh”, có nghĩa là nó có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu. Thường được sử dụng thay thế cho gạo, quinoa thường được coi là một loại ngũ cốc và thường được gọi như vậy, nhưng nó thực sự là một loại hạt. Khi nấu chín, quinoa mềm và bông, có vị hơi béo. Nó cũng có thể được làm thành bột, mảnh và các loại thực phẩm khác nhau như mì ống và bánh mì.
-
Gạo và đậu
Một bộ đôi xuất sắc của các protein bổ sung. Đậu chứa lysine axit amin, một trong chín protein cần thiết sẽ không xuất hiện khi thiếu gạo. Theo tạp chí Today's Dietitian việc kết hợp bữa ăn khác nhau cung cấp protein bổ sung như: một chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng; mì ống và pho mát; đậu phụ với cơm (hoặc bất kỳ loại hạt nào); một mì xào với đậu phộng hoặc hạt vừng sốt; ngũ cốc nguyên hạt với sữa; Bánh pizza vị pho-mát;...
Gạo và đậu là sự kết hợp cổ điển, là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh. Cả gạo lứt và gạo trắng đều chứa ít lysine nhưng lại có nhiều methionine. Ngược lại, đậu có nhiều lysine nhưng ít methionine. Như vậy, việc kết hợp chúng cho phép bạn có đủ mỗi loại, cũng như bảy axit amin thiết yếu còn lại, để được coi là một loại protein hoàn chỉnh.
-
Đậu lăng
Đậu lăng là cây họ đậu. Hạt đậu lăng có hình tròn, dáng hơi dẹt và thường được bán dưới cả hai dạng có vỏ ngoài và không có vỏ ngoài. Mặc dù đậu lăng là loại lương thực được sử dụng phổ biến trong các món ăn châu Á và Bắc Phi, nhưng thị phần sản xuất lớn nhất hiện nay là ở Canada.
Đậu lăng thường được phân loại dựa trên màu sắc của chúng. Mỗi loại đậu có các thành phần chất chống oxy hóa và chất phytochemical khác nhau. Trong thành phần của hạt đậu lăng có chứa hơn 25% protein, do đó nó có thể là một món ăn bổ dưỡng sử dụng thay thế thịt. Nó cũng là nguồn cung cấp sắt tốt, một loại khoáng chất thường thiếu trong chế độ ăn chay. Đậu lăng chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi tại đường tiêu hóa phát triển. Ăn đậu lăng giúp làm tăng trọng lượng phân và cải thiện chức năng đường ruột.
Ngoài ra, đậu lăng còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe được gọi là phytochemical, nhiều trong số các chất này giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2. -
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô sẽ rất ngon khi nướng và cho vào món salad, và đó là một món ăn đơn giản để ăn trên đường đi. Hạt bí ngô cũng cũng chứa một loại protein hoàn chỉnh và có tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Hạt bí ngô có chứa 12 gram protein cho mỗi khẩu phần tính bằng cốc nhỏ. Sử dụng 1/4 cốc hạt bí ngô sẽ cung cấp cho bạn một nửa lượng magie bạn cần cho một ngày và magie có thể làm giảm tần số của chứng đau nửa đầu và giảm bớt những ảnh hưởng của trầm cảm. Hạt bí ngô cũng rất giàu tryptophan, một axit amin mà cơ thể của bạn sử dụng để thúc đẩy một giấc ngủ tốt hơn.
Hạt bí ngô cũng chứa nhiều axit béo cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng có lợi, chẳng hạn như sterol, squalene và tocopherols. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng các axit béo của các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu đều hoàn toàn tốt cho sức khỏe.
-
Đậu nành
Đậu nành là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời thay thế cho thịt, chỉ cần một ly đậu nành nấu chín, phổ biến được nhiều người biết đến như đậu nành luộc hay sữa đậu nành, cung cấp 29 gram protein hoàn chỉnh. Đậu hũ, được làm từ sữa đông đậu nành, nó cung cấp 20 gram protein. "Sử dụng sản phẩm đậu nành là nguồn protein cho phép bạn giảm tiêu thụ các loại thịt, mà cũng có thể đưa đến lợi ích lớn cho sức khỏe là thay thế được lượng lớn chất béo bão hòa có trong thịt" Tiến sĩ Katz nói với người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Gail Winfrey.
Một phần ăn 85 gram đậu phụ cung cấp khoảng 8 gram protein. Nó cũng cung cấp 15% số lượng canxi hàng ngày cũng như một lượng nhỏ kali và sắt. Đậu tương lên men dai và bùi hơn nhiều so với đậu phụ, được làm từ đậu nành lên men, thường được kết hợp với các loại hạt và ngũ cốc khác để tạo thành một chiếc bánh dày đặc. Trong khi đó, đậu luộc là đậu nành nguyên hạt, có màu xanh và có vị hơi ngọt, mùi cỏ. Chúng thường được hấp hoặc luộc và có thể được làm thành một món ăn nhẹ. Ngoài ra, chúng có thể được thêm vào món salad, súp hoặc chén ngũ cốc.
-
Tảo xoắn
Tảo xoắn là loại thực phẩm được mệnh danh là cường quốc dinh dưỡng. Trong 30ml tảo xoắn cung cấp 8 gam protein hoàn chỉnh. Ngoài ra, nó còn đáp ứng 22% nhu cầu hàng ngày về sắt, thiamin và 42% nhu cầu về đồng. Hơn nữa, tảo xoắn cũng chứa một lượng magie, riboflavin, mangan, kali và một lượng nhỏ hầu hết các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể, bao gồm các axit béo thiết yếu.
Thêm vào đó, có một sắc tố tự nhiên được tìm thấy trong tảo xoắn như phycocyanin, dường như có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư mạnh mẽ.
-
Mì căn
Mì căn là thành phần đạm của bột lúa mì, thường dùng làm thực phẩm chay. Bột mì sau khi nhào với nước rồi bỏ phần tinh bột thì sẽ có phần đạm sót lại. Phần đạm này sau đó đem hấp hoặc luộc rồi có thể dùng thay thế thịt trong các món chay ở Đông Á. Ở Tây phương mì căn được biết với tên seitan, xuất phát từ tiếng Nhật.
Trông giống như thịt vịt và ăn như thịt gà nhưng mì căn là loại thực phẩm giàu protein được làm từ gluten lúa mì, nêm thêm muối và hương vị. Nó có thể là thực phẩm thay thế thịt cho người ăn chay.
-
Hạt cây gai dầu
Cây gai dầu có tên khoa học là Cannabis sativa, cùng một loài với cây cần sa (marijuana) nhưng có nhiều đặc điểm khác biệt. Hạt gai dầu chỉ chứa một lượng rất nhỏ THC, hợp chất kích thích thần kinh có trong cần sa. Hạt gai dầu đặc biệt bổ dưỡng và giàu chất béo không bão hòa, protein và các khoáng chất.
Hạt gai dầu là nguồn protein tuyệt vời, vì 25% tổng lượng calo của xuất phát từ protein chất lượng cao. Lượng protein này cao hơn đáng kể so với các loại thực phẩm tương tự như hạt chia và hạt lanh, với lượng calo từ 16% đến 18% protein. Hàm lượng vitamin E và khoáng chất như phốt pho, kali, natri, magie, lưu huỳnh, canxi, sắt và kẽm trong hạt gai dầu cũng rất cao. Hạt gai dầu có thể được sử dụng ở dạng thô, nấu chín hoặc rang. Dầu hạt cây gai dầu cũng rất tốt cho sức khỏe và đã được sử dụng làm thực phẩm và thuốc ở Trung Quốc trong từ 3.000 năm trước.
Hạt gai dầu được xem như một nguồn protein thuần, có nghĩa protein từ hạt gai dầu có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu. Cơ thể không thể sản xuất các axit amin thiết yếu này và phải được cung cấp từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nguồn protein thuần này rất hiếm đối với các thực phẩm từ thực vật đa số các loại thực vật thường thiếu axit amin lysine.