Top 10 Cảng biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á
Năm nay hứa hẹn sẽ là năm chứng kiến sự bùng nổ của các dự án cảng biển lớn nhất Đông Nam Á bởi nhiều thành viên trong khu vực đang chạy đua phát triển để ... xem thêm...giành vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực trung chuyển hàng hóa. Đây là một tín hiệu tốt trong việc giảm tình trạng quá tải tại các cảng biển cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
-
Cảng Singapore, Singapore
Cảng Singapore (Tiếng Anh: Port of Singapore, Tiếng Trung Quốc: 新加坡港口 / Tân Gia Ba Cảng Khẩu, Tiếng Malay: Pelabuhan Singapura, Tiếng Tamil: சிங்கப்பூர் துறைமுகம் / Ciṅkappūr Tuṟaimukam) gồm các cơ sở hạ tầng bến cảng và khu vực nước cảng thực hiện chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng của Singapore.
Hiện nay cảng này là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý, cảng cũng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới như cảng container của thế giới bận rộn nhất, một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm của thế giới, và là cảng trung chuyển của thế giới bận rộn nhất. Đó cũng là cảng đông đúc nhất về tổng trọng tải hàng hóa xử lý cho đến năm 2005, khi bị cảng Thượng Hải vượt qua. Hàng ngàn tàu thả neo ở cảng, kết nối cổng để hơn 600 cảng khác trong 123 quốc gia và trải rộng trên sáu lục địa.
Cảng Singapore không chỉ là một nguồn lợi kinh tế đơn thuần, mà là cần thiết vì Singapore thiếu đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Cảng là nơi quan trọng đối với nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, và sau đó tái xuất sau khi hàng đã được tinh chế. Eo biển Johor tàu bè không qua được do có Johor-Singapore Causeway kết nối Singapore với Malaysia.Cảng Singapore là trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp bậc nhất trên thế giới. Nằm ở phía Nam bán đảo Malay và cách khoảng 30 km về phía Tây Nam cảng Johor, Malaysia, Cảng Singapore có chức năng xử lý thương mại hàng hải và là nơi kết nối tới hàng trăm cảng biển ở hầu hết các quốc gia. Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại đây cho phép xử lý số lượng lớn container và hàng hóa bao gồm cả hàng đóng kiện và hàng rời.
Cảng có nhiều bến cảng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ bến cảng thường cho đến các bến chuyên dụng để bốc xếp hàng hóa lỏng như: dầu thô, xăng dầu và các sản phẩm khí tự nhiên cũng như xi măng và sắt thép. Ngoài ra, cảng còn có một bến xe chuyên dụng - một trong các trung tâm chuyển tải ô tô lớn trong khu vực.
-
Cảng Muara, Brunei
Cảng Muara không chỉ là tuyến thương mại quốc tế chính của Brunei mà còn là nơi có bến tàu container lớn nhất vương quốc Đông Nam Á này. Tháng 2/2017, bến container của cảng này đã được bàn giao cho Công ty Cảng Muara Sdn Bhd, liên doanh được thành lập bởi Tập đoàn Cảng vịnh Beibu, Trung Quốc và Công ty Darussalam Asset của Brunei. Đây là một phần của kế hoạch xây dựng Hành lang kinh tế Quảng Tây - Brunei.
Trong 10 tháng đầu năm 2018, bến container cảng Muara đã xử lý 93.257 TEUs (đơn vị tính sức chứa hàng hóa thường được sử dụng để mô tả năng lực của tàu container và bến container), tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Muara là cảng biển lớn nhất Vương quốc Brunei và đồng thời cũng là một trong những cảng biển lớn nhất, sổi nổi và sẩm uất nhất khu vực Đông Nam Á. Cảng có năng lực tiếp nhận và vận chuyển trên 5 triệu TEU container hàng năm và là cảng kết nối với khoảng trên 100 cảng biển khác của các quốc gia trên toàn thế giới - góp phần thúc đẩy nền kinh tế đối ngoại của Brunei phát triển một cách mạnh mẽ.
-
Cảng Bangkok, Thái Lan
Bangkok là một cảng biển tương đối hiện đại và cũng là một trong những cảng biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi kết nối các cảng biển khác nhau của nhiều nước trong toàn khu vực cũng như thế giới. Cảng gồm 9 cầu tàu xếp dỡ hàng rời, 2 bến tàu container cùng đường sắt chạy dọc bến.
Khu bến Klongboi của cảng có kho chứa hiện đại với tổng diện tích lên tới 168.000 m2, được trang bị 4 cẩu 8 tấn, 8 cẩu 3 tấn và hơn 2 cẩu nổi 100 tấn. Tuyến đường sắt chạy dọc theo các bến cảng của cảng Bangkok nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa từ nội địa ra cảng. p bến an toàn mà không cần lo lắng.
Hàng hóa vận chuyển qua cảng chủ yếu là lương thực, hàng công nghiệp và dầu. Với độ sâu trước bên không hạn chế, Bangkok là cảng mà các tàu lớn có thể cập bến xếp dỡ hàng hóa an toàn.
-
Cảng Manila, Philippines
Manila là cảng biển lớn nhất Philippines và là một trong những cảng biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á với hoạt động thương mại, kinh tế và quân sự nổi bật. Cảng có 6 cầu tàu trong đó có 2 cầu tài dành cho tàu container và tàu roro. Hệ thống kho tại cảng có tổng diện tích lên đến 68.000 m2 và 4 bãi chứa với tổng diện tích 143.000 km2.
Cảng Manila, Philippines là cửa ngõ vận chuyển quốc tế lớn nhất và nằm trong danh sách hàng đầu tại Philipines. Trong năm 2013, khối lượng hàng hóa tại cảng lên đến 3,77 TEUs.
Cảng Manila thuộc vịnh Manila nằm ở hai bờ của sông Pasig là một hải cảng sầm uất nhất Philippines. Cảng được chia thành ba khu vực bao gồm: khu Nam cảng, khu Bắc cảng và khu cảng quốc tế. Ngoài ra, Manila còn được xem là một trong 30 cảng lớn nhất thế giới. Cảng Manila cách cảng Sài Gòn 950 hải lý, vì cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á nên tuyến đường vận chuyển này ngắn hơn. Ngoài ra, Phillipines còn có các cảng khác như Subic, Davao, Cebu, Carayan de Oro, Batangas…
-
Cảng Tanjung Pelepas, Malaysia
Cảng Tanjung Pelepas (PTP, UN / Locode: MYTPP) là một cảng container nằm ở Iskandar Puteri, Quận Johor Bahru, Johor, Malaysia, và là một phần của Mạng lưới cảng toàn cầu APM Terminals, chiếm một phần nhỏ trong liên kết liên doanh.
Cảng nằm trên cửa đông của sông Pulai ở tây nam Johor, Malaysia, gần với eo biển Johor, ngăn cách Singapore với Malaysia và eo biển Malacca. Trung chuyển chiếm hơn 90% lưu lượng của cảng và nó được coi là một thay thế hoặc đối thủ cạnh tranh với cảng Singapore.
Tanjung Pelepas là cảng biển lớn nhất của Malaysia và là đối thủ cạnh tranh của cảng Singapore trong nhiều năm gần đây. Đặc biệt năm 2012 chính là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt lên tới 15,5% và đạt mức sản lượng 6,22 triệu TEUs của Cảng Tanjung Pelepas, Malaysia. Hiện tại, cảng Tanjung Pelepas đang trong quá trình hoàn thành giai đoạn II trong dự án mở rộng và phát triển, 12 trong số 14 cầu cảng đã được hoàn thành.
-
Cảng Sihanoukville, Campuchia
Sihanoukville là cảng biển lớn nhất Campuchia và là một trong những cảng biển có khả năng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến nhiều nước trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong ba cảng quốc tế chính ở Campuchia, bao gồm: Cảng Sihanoukville, Cảng Phnom Penh và các cảng của tỉnh Koh Kong.
Cảng Sihanoukville được xây dựng vào năm 1959, tổng sức chứa là 1,2 triệu tấn hàng hóa và 10.000 - 15.000 dwt bao gồm cầu cảng cũ do Pháp xây dựng và các cơ sở mới liền kề. Công suất của cảng Sihanoukville, trong điều kiện hiện tại, ước tính khoảng 950.000 tấn mỗi năm. Cảng được liên kết với vùng nội địa bởi Quốc lộ 4 (NH4), tổng quãng đường dài 226 km đến Phnom Penh.
Cảng Sihanoukville là cảng biển nước sâu duy nhất của Campuchia nằm trong vịnh Kompong Som với lợi thế gần bờ nước sâu và có một mức độ bảo vệ tự nhiên từ bão được hình thành bởi một chuỗi các hòn đảo trên khắp các cửa vịnh. Hiện tại, cảng đang được đầu tư cải tiến với các hạng mục bao gồm: xe nâng mới cho container, sửa chữa cầu cảng cũ, thay chán bùn, thay thế hướng viện trợ,...
-
Cảng Tanjung Priok, Indonesia
Cảng Tanjung Priok (Indonesia: Pelabuhan Tanjung Priok) là cảng biển Indonesia bận rộn nhất và tiên tiến nhất, xử lý hơn 50% lượng hàng hóa của Indonesia lưu lượng hàng hóa vận chuyển. Cảng nằm tại Tanjung Priok, Bắc Jakarta, do nhà nước Indonesia PT Pelindo II điều hành. Cảng đã xếp dỡ 6,2 triệu, 6,92 triệu và 7,8 triệu TEU hàng hóa lần lượt trong các năm 2016, 2017 và 2018, trong tổng công suất khoảng 8 triệu TEU. Cảng container được xếp hạng là nhộn nhịp thứ 22 trên thế giới bởi Lloyd's One Hundred Ports 2019.
Tanjung Priok là cảng biển lớn nhất Indonesia, đồng thời cũng là một trong những cảng biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á thông qua việc xét về lượng hàng hóa xử lý hàng năm. Dự kiến đến năm 2023, chính phủ Indonesia sẽ hoàn thành dự án mở rộng và nâng cấp Cảng Tanjung Priok ở phía Bắc Jakarta trở thành nơi có năng lực tiếp nhận và vận chuyển 18 triệu TEU container (tăng từ mức 5 triệu TEU container đang vận hành như hiện nay). Dự án sau khi hoàn thành sẽ là một tân cảng gồm 3 bến tàu container, 2 bến tàu dầu khí và 2 làn đường vận chuyển hai chiều rộng 399 m cho tàu biển.
-
Cảng Laem Chabang, Thái Lan
Laem Chabang nằm ở phía Đông Nam Vịnh Thái Lan là cảng biển lớn thứ ba ở Thái Lan có nhiệm vụ gánh bớt sự quá tải của Cảng Bangkok. Năm 2007, Cảng Laem Chabang đã được Hiệp hội cảng của Mỹ xếp hạng thứ 21 về mức độ phồn vinh nhất thế giới. Ngoài ra, Laem Chabang còn có một sân golf đẳng cấp thế giới được thiết kế bởi Jack Nicklaus và nhà máy lọc dầu ExxonMobil.
Cảng Laem Chabang đang bước đến giai đoạn 3 của dự án mở rộng và nâng cấp, trong đó:
- Giai đoạn 1: gồm 1 khu vực có độ sâu 14 m, đê chắn sóng dài 1.300 m dùng để phục vụ các tàu chở hàng trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn, có 11 cầu cảng với sức chứa lên tới 4 triệu TEU container mỗi năm.
- Giai đoạn 2: gồm 1 khu vực có độ sâu 16 m, đê chắn sóng dài 1.900 m dùng để phục vụ cho tàu chở hàng trọng tải lớn lên tới 80.000 tấn, có 7 cầu tàu với sức chứa lên tới khoảng 6,8 triệu TEU mỗi năm.
- Giai đoạn 3: gồm 1 khu vực có độ sâu 18 m, có 9 cầu tàu với sức chứa 8 triệu TEU mỗi năm.
Nằm ở Bờ Đông của Vịnh Bangkok, phía Đông Nam của thành phố Bangkok. Cảng quốc tế đang được mở rộng, phục vụ được cả tàu lớn nhất thế giới.
-
Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An.
Cảng Hải Phòng là một cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa.
Tuy nhiên, do cảng có luồng sa bồi lớn nên tại đây chỉ tiếp nhận được tàu 6.000 - 7.000 DWT. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng hai bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 - 30 triệu tấn/năm.
-
Cảng Sài Gòn, Việt Nam
Cảng Sài Gòn là một hệ thống cảng biển tổng hợp cấp quốc gia bao gồm các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống cảng biển lớn nhất ở Việt Nam có vị trí chiến lượt trong việc phát triển kinh tế, đóng vai trò là cửa ngõ quốc tế của cả nước trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 35 triệu tấn.
Cảng gồm các khu bến cảng tổng hợp và cảng container bao gồm:
- Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.
- Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai.
- Cảng Sài Gòn đã có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Cần Giuộc, Gò Công trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang với mục tiêu là khu bến vệ tinh cho các khu bến chính bên trong cảng.
Cảng Sài Gòn là một cảng biển nằm trong hệ thống Cảng biển của ngành Hàng hải Việt Nam là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ hàng đầu của Quốc gia. Nơi đây đóng vai trò là cửa ngõ trong hoạt động xuất nhập khẩu của miền Nam nước ta, bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.