Top 12 Sự thật thú vị về vũ trụ
Từ trước đến nay, có lẽ đa số trong chúng ta chỉ biết về vũ trụ rằng trái đất ở vị trí thứ 3 luôn quay xung quanh mặt trời hay mặt trăng quay xung quanh trái ... xem thêm...đất... những kiến thức đó so với bí mật vũ trụ là vô cùng ít. Hãy cùng TopList mở ra một vài sự thật về vũ trụ bên ngoài trái đất nhé!
-
Hàn nguội trong vũ trụ
Nếu trong không gian có hai mảnh kim loại va vào nhau thì chúng sẽ dính chặt vào nhau vĩnh viễn.
Đây là điều nghe có vẻ phi lí nhưng đã được các nhà chuyên gia thực nghiệm và chứng minh là sự thật. Trong không gian nếu hai mảnh kim loại thô và không có lớp kim loại khác bao phủ va chạm vào nhau thì sẽ tạo thành một mảnh duy nhất. Lí do mà điều này không diễn ra ở trên Trái đất là vì lượng không khí trong khí quyển đã tạo ra một lớp oxy hóa bao phủ các miếng kim loại, khiến chúng không còn nguyên chất thô và đơn chiếc nữa.Hiện tượng này được gọi là hàn nguội (Cold welding) và điều may mắn đối với các trạm vũ trụ trong không gian là mọi sản phẩm đồ dùng bằng kim loại đều được đưa lên từ Trái đất, nơi vốn đã phết thêm một lớp chất bao bọc để tránh hiện tượng hàn nguội.
-
Những Mặt trăng của Trái đất
Trái đất có ít nhất 4 Mặt trăng.
Năm 1986, nhà khoa học Duncan Waldron đã phát hiện ra một tiểu hành tinh với tuổi tiến hóa gần bằng Trái đất có quỹ đạo quay hình elip quay xung quanh Mặt trời và có liên kết với Trái đất. Tiểu hành tinh này được đặt tên là Cruith và được nhắc đến như một Mặt trăng thứ 2 của Trái đất. Và kể từ đó, có ít nhất 3 tiểu hành tinh khác được phát hiện theo những bằng chứng tương tự, nếu muốn quan sát chúng thì phải dùng đến kính thiên văn phản xạ 12.5 inch trở lên mới có thể quan sát được. Như vậy mà có thể nói không chỉ 4 mà Trái đất còn có vô số Mặt trăng khác chưa được phát hiện. -
Sao của George
Thiên Vương Tinh lúc đầu có tên là "Sao của George".
Năm 1781, William Herschel phát hiện ra Thiên Vương Tinh và đặt tên là Georgium Sidus (ngôi sao của Vua George) nhằm mục đích tôn vinh Vua George Đệ Tam của Anh Quốc.
Tuy nhiên luật đặt tên các hành tinh theo tên các vị thần vẫn chiếm được thế thượng phong, vì vậy mà Thiên Vương Tinh mới có tên như ngày hôm nay.
Bổ sung thêm một điều là Thiên Vương Tinh chính là hành tinh đầu tiên được tìm ra bằng kính thiên văn. -
Đại Hùng Tinh không phải là chòm sao
Đại Hùng Tinh thật ra là một nhóm sao.
Từ trước đến nay nhiều người vẫn cho rằng Đại Hùng Tinh là một chòm sao (còn gọi là chòm sao Cái Gầu là chòm sao quan trọng để xác định được sao Bắc Cực) nhưng thực tế các nhà khoa học đã chứng minh nó lại là một nhóm sao.
Một nhóm sao là nhóm các ngôi sao không có tên trong danh sách 88 chòm sao chính thức mà chúng được tạo ra từ các ngôi sao không có mối liên hệ về vật lí và cách rất xa nhau. Một nhóm sao có thể được xây dựng từ các sao của một hoặc của nhiều chòm sao không giống nhau.
Đại Hùng Tinh được tạo ra từ 7 ngôi sao của chòm sao Gấu lớn. -
Gió Mặt trời
Mặt trời mất 1 tỉ kg mỗi giây vì gió Mặt trời.
Gió Mặt trời là luồng hạt tích điện bay ra từ tầng bề mặt phía trên, do nhiệt độ vô cùng cao của vầng sáng quanh nó. Các luồng hạt tích điện này có động năng cực kì lớn, chúng có khả năng giết chết một người bình thường ở khoảng cách đến 160km. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa lí giải được vì sao chúng lại tích lũy được nguồn động năng lớn đến như vậy. -
Ánh sáng Mặt trời
Ánh sáng Mặt trời đã chiếu tới Trái đất từ 30.000 năm trước.
Ánh sáng Mặt trời chỉ mất 8 phút để truyền tới trái đất, nhưng năng lượng trong ánh sáng mà chúng ta thấy ngày nay là bắt nguồn từ bộ phận lõi của Mặt trời 30.000 năm trước, nơi có nhiệt độ lên đến 13,6 triệu độ K. Tất cả năng lượng được sinh ra là do sự phân rã ở vùng lõi này phải đi qua nhiều lớp mới đến được khí quyển sau đó mới phát ra không gian dưới dạng ánh sáng hoặc động năng của bụi Mặt trời. -
Trái đất đang rời xa người bạn đồng hành - Mặt trăng
Mặt trăng đang rời xa Trái đất.
Các nhà khoa học không thực sự nắm rõ nguồn gốc ra đời của Mặt trăng nhưng chúng ta đều cho rằng một thiên thể từ vũ trụ có độ lớn xấp xỉ sao Hỏa đã đâm vào Trái đất, làm cho một phần Trái đất bị vỡ ra tạo thành Mặt trăng như ngày nay.
Khác với việc chúng ta vẫn nghĩ rằng Mặt trăng sẽ mãi mãi quay quanh Trái đất, sự thật là Mặt trăng đang di chuyển ra xa chúng ta với vận tốc khoảng 3,8cm/năm, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng của thủy triều. Dẫn đến việc Trái đất quay chậm đi khoảng 2/1000 giây mỗi ngày trong 100 năm. -
Chúng ta đang di chuyển không ngừng
Chúng ta đang di chuyển trong vũ trụ với tốc độ 530km/s.
Thiên hà đang di chuyển trong không gian với vận tốc 305km/s và quay tròn 225km/s. Tức là chúng ta cũng đang di chuyển trong không gian với vận tốc là 530km/s, vậy có nghĩa trong 60s chúng ta đã "đi" được một quãng đường là 19.000km. Nhưng thật may mắn là thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh rằng sự di chuyển của bất kì vật thể nào trong không gian đều không có ý nghĩa. -
Hành tinh siêu nhẹ
Nếu bỏ Thổ Tinh vào trong nước, nó sẽ nổi.
Khối lượng riêng của Thổ Tinh là 0,687g/cm3, so với khối lượng riêng chính xác của nước là 0,998g/cm3 thì có thể giả thuyết rằng nếu chúng ta bỏ Thổ Tinh vào trong một bể nước khổng lồ thì nó sẽ nổi lên. Đương nhiên là bể nước này cũng phải được tưởng tượng lên ở mức độ vô cùng lớn vì bán kính của hành tinh này lên đến 60268km. -
Một cơn bão lửa trên Sao Mộc có thể thổi bay Trái đất
Cơn bão lửa ở Sao Mộc lớn gấp 3 lần kích thước Trái đất.
Cơn bão lửa trên Sao Mộc là những cơn bão xoáy nghịch kéo dài 150 năm, nằm từ phía Nam của đường xích đạo. Tuy nhiên ở Sao Mộc thì những cơn bão kiểu này lại rơi vào trường hợp đặc biệt khác, kéo dài hàng trăm năm và chưa hề dừng lại. -
Nguyên nhân hình thành Mặt trăng
Một hành tinh có kích cỡ sao Hỏa đã đâm vào Trái đất từ hàng tỉ năm trước.
Vì cấu tạo vật chất của Trái đất và Mặt trăng hoàn toàn tương đồng mà người ta đã đưa ra giả thuyết rằng, Mặt trăng được hình thành sau vụ va chạm giữa một hành tinh có kích cỡ xấp xỉ sao Hỏa và Trái đất, từ cách đây khoảng 4 tỉ năm cho đến 100 triệu năm sau thì hệ Mặt trời ra đời. Cho đến ngày nay thì đây là giả thuyết hợp lí nhất để trả lời về nguyên nhân hình thành Mặt trăng. -
Mặt trời mất một khoảng thời gian dài để quay hết một vòng Dải Ngân Hà
Lần gần đây nhất Mặt trời ở vị trí hiện tại là lúc khủng long vẫn còn tồn tại trên Trái đất.
Hành tinh của chúng ta mất 365 hoặc 366 ngày để quay hết một vòng quanh Mặt trời với quãng đường 93 triệu dặm. Nhưng để Mặt trời đi hết một vòng quay quanh trung tâm Dải Ngân Hà thì phải tiêu tốn đi 225 triệu năm.