Mật Tông

Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Tương truyền rằng Mật tông do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là Đại Nhật kinh và Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh.


Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Theo Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật giáo, và liên hệ rất nhiều đến Thiền. Vào thời Đinh và Tiền Lê, Mật tông đã khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào các năm 1963, 1964, 1978 - dựng vào năm 973, thời Đinh; có trụ dựng năm 995, thời Lê Đại Hành - điêu khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một bản kinh rất phổ biến của Mật giáo, đã chứng minh cho điều đó.


Một thiền sư Việt, ngài Sùng Phạm (mất năm 1087), đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã đến Ấn Độ chín năm, sau mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của ngài có sư Từ Đạo Hạnh nổi tiếng về phù chú và sư Trì Bát cũng thấm nhuần Mật giáo. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về một vị Tăng sĩ Ấn Độ, vào năm 1311, đến nước ta, xưng là 300 tuổi, theo Mật giáo, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước. Năm 1318, vua Anh Tông mời một Tăng sĩ Ấn Độ, tên Ban Để Đa Ô Sa Thất Lợi đến dịch một bộ kinh Mật giáo tên là Bạch Tán Thần chú kinh.


Khu vực phía nam, có Hòa Thượng Nhẫn Tế thế danh Nguyễn Văn Tạo (Bình Dương), hâm mộ đạo Phật từ nhỏ, năm 1904, được 16 tuổi ngài đến chùa Thiên Tôn trong vùng, quy y với Hòa Thượng Ấn Thành - Từ Thiện, pháp danh Chơn Phổ. Sau khi học hành xong, Ngài đi làm việc nhưng vì có bệnh nên xin nghỉ dưỡng bệnh. Năm 1935, Ngài lên tàu đi sang Ấn độ, chiêm bái và học Phật, có sang Nepal nhận được Xá lợi Phật, rồi sang Tây Tạng, được yết kiến Nhiếp chính Quốc vương Tây Tạng, được Lạt ma Nhiếp chánh nhận là tu sĩ Tây Tạng, ban cho pháp danh Thubten Osall Lama (Huệ Phát), ngài đắc pháp Mật Tông Tây Tạng. Tháng 10 năm 1936, Ngài rời khỏi Tây Tạng, trở lại Ấn độ học hỏi thêm một thời gian rồi mới trở về xứ. Ngài đặt chân lại am thất cũ của mình tại Bình Dương tại Tây Tạng tự, từ đó Ngài tu và truyền bá Mật tông, nhưng vì Phật giáo thời đó, nên Mật Tông của ngài Nhẫn Tế không lan rộng, không lập nên Giáo Hội.


Hòa thượng Nhẫn Tế viên tịch ngày 17-5-1951, thọ 63 tuổi đời, đắc 25 hạ lạp, là một Lama Việt Nam đầu tiên, được chính Nhiếp chính quốc vương Tây Tạng ấn chứng.


Ở Huế có Mật tông lưu truyền, thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Đàn Cứu Tế, những vị Tăng này đã hành lễ theo nghi thức Mật Tông Trung Hoa.

Chùa Tây Tạng do chính Hòa Thượng Nhẫn Tế thiết kế, được coi là những dấu ấn khởi đầu cho Mật Tông phát triển tại phía nam
Chùa Tây Tạng do chính Hòa Thượng Nhẫn Tế thiết kế, được coi là những dấu ấn khởi đầu cho Mật Tông phát triển tại phía nam
Cột kinh điêu khắc kinh Đà La Ni có từ thời Vua Lê Đại Hành cho thấy dấu ấn Mật Tông đã có mặt từ sớm tại phía Bắc nước ta
Cột kinh điêu khắc kinh Đà La Ni có từ thời Vua Lê Đại Hành cho thấy dấu ấn Mật Tông đã có mặt từ sớm tại phía Bắc nước ta

Top 8 Tông phái Phật giáo chính tại Việt Nam

  1. top 1 Thiền Tông
  2. top 2 Tịnh Độ Tông
  3. top 3 Mật Tông
  4. top 4 Phật giáo Nguyên Thủy
  5. top 5 Giáo Phái Khất Sĩ
  6. top 6 Phật Giáo Hòa Hảo
  7. top 7 Bửu Hương Kỳ Sơn
  8. top 8 Tứ Ân Hiếu Nghĩia

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy