Top 13 Sư thầy giảng pháp hay nhất để bạn nghe hằng ngày
Khi đối mặt với bế tắc và nghịch cảnh của cuộc đời, chúng ta hay tìm đến Phật pháp để tìm kiếm sự bình yên, một điểm tựa tinh thần cho bản thân. ... xem thêm...Nghe pháp là một cách để chúng ta tìm hiểu những kinh điển, lời Phật dạy, câu chuyện Phật giáo ý nghĩa thông qua các Pháp thoại của các giảng sư. Bên cạnh đó, thông qua các bài Pháp còn giúp chúng ta tìm được hướng đi, giải đáp những thắc mắc trong quá trình tu tập, gỡ rối cho tâm hồn trong những lúc khó khăn. Toplist.vn xin giới thiệu những vị Giảng sư nói Pháp hay nhất, được nhiều người yêu thích nhất để chúng ta cùng tìm hiểu và lắng nghe các Thầy hàng ngày.
-
Thầy Thích Nhất Hạnh
Sinh năm 1926, xuất gia đã được 53 năm, Thiền sư Thịch Nhất Hạnh dành trọn cuộc đời mình để thực tập và truyền trao Đạo Phật Dấn Thân – đây là sự kết hợp giữa đạo Bụt truyền thống và thiền, pháp môn hiện pháp lạc trú và hành động trên căn bản từ bi để chăm sóc cho tự thân và cho xã hội. Năm 1967, Thầy được Mục sư Martin Luther King đề cử cho giải Nobel Hòa bình vì những cống hiến của Thầy trong công cuộc vận động hòa bình cho Việt Nam.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những vị tu sĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Cho đến nay, Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, truyền pháp môn Làng Mai ra khắp thế giới. Thầy Thích Nhất Hạnh đã có nhiều năm sau đó đi khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu để truyền bá thông điệp hòa bình, lòng từ bi, kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Cách thực hành chánh niệm của thầy Thích Nhất Hạnh được rất nhiều học giả phương tây với đa dạng quan điểm về tôn giáo, tâm kinh và chính trị quan tâm. Các cách thực hành chánh niệm của thầy cũng thường được điều chỉnh sao cho phù hợp với cách tiếp cận và tri giác của phương Tây nhưng nhìn chung đều hướng tới ý nghĩa: Chánh niệm là sự biết rõ những cái có mặt và đang xảy ra nên nếu thực hành chánh niệm thì sẽ giúp nhận diện được nỗi đau khổ và biết cách chuyển hóa chúng.
Nghe những bài giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh là 1 phước báu của đời chúng ta nếu được diện kiến Thầy.Mỗi lời nói của thầy đều mang giá trị sâu sắc! Thầy có trí tuệ của 1 vị phật, thầy có tấm lòng của vị bồ tát.Trái tim thầy rộng mở, ôm trọn tất cả chúng sinh không phân biệt màu da, tôn giáo... Năng lượng an lành của thầy truyền cho hạt giống tâm hồn chúng ta nảy nở và đầy từ bi.
-
Thầy Thích Pháp Hòa
Nói về tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa thì thầy là người con của TP. Cần Thơ. Sư Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại TP. Cần Thơ. Thầy là con trai trưởng trong gia đình có hai người con trai. Năm thầy 6 tuổi, thầy phải tạm xa cha của mình vì ông chuyển đến Canada sinh sống. Tới năm 12 tuổi, thầy với mẹ và em trai mới đoàn tụ với cha mình. Từ năm 7 tuổi, sư thầy Thích Pháp Hòa đã có chí xuất gia. Thầy nhờ mẹ của mình lập bàn thời Phật để học kinh và cúng đường. Vào năm 2007 thầy làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện. Và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (tại Canada).
Tuy sinh sống và hoạt động tại Canada, thầy Pháp Hòa vẫn được nhiều Phật tử trong và ngoài nước biết đến thông qua nhiều video bài giảng Pháp được truyền bá thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Sẽ rất dễ dàng cho các Phật tử khi muốn tìm hiểu các bài giảng Pháp của thầy Thích Pháp Hòa. Bởi những lời bình dị mang đậm bản sắc dân tộc của Thầy truyền tải qua bài thuyết pháp. Điều đáng nói là sở hành, sở nguyện nơi Thầy rất nhiều chân thành, thiết tha vì Tam bảo mà phụng sự. Thầy thường tụng Kinh Sám Hối, Chú Đại Bi… nguyện đem công đức hướng về tất cả Đệ tử và chúng sanh đều trọng thành Phật đạo.
Bắt đầu rèn luyện suốt từ những năm thành niên, vì vậy vốn kiến thức Phật Pháp của Thầy Thích Pháp Hòa rất rộng. Vì vậy, thầy được đông đảo Phật tử kính trọng. Ngoài ra, được các Phật tử ví như “kho tàng ngôn ngữ và kinh kệ”.
-
Thầy Thích Chân Quang
Thầy Thích Chân Quang là một trong những vị sư nổi tiếng nhất trong nước. Thầy đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc truyền bá tư tưởng Phật giáo, an sinh xã hội, các hoạt động thiện nguyện và hoạt động vì môi trường.
Thượng Tọa Thích Chân Quang hiện đang là trụ trì của Thiền Tôn Phật Quang – một ngôi chùa tọa lạc tại thung lũng thuộc núi Dinh, thôn Chu Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thầy cũng đang giữ cương vị là Phó Trưởng ban Kinh tế Tài Chính trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang. Thầy Thích Chân Quang được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã có thiện căn với Phật pháp.
Thượng tọa Thích Chân Quang đã có nhiều hoạt động tích cực không chỉ trong công tác giảng dạy và lan tỏa kiến thức và tinh thần Phật giáo mà thầy còn thực hiện rất nhiều hoạt động thiện nguyện và an sinh xã hội.
Ngoài tạo dựng môi trường tu học cho phật tử, Thượng tọa Thích Chân Quang đã trực tiếp tổ chức và tham gia thuyết giảng tại nhiều chùa trong và ngoài nước. Tới nay, thầy đã thực hiện hơn 2000 bài giảng pháp khác nhau về rất nhiều đề tài trong xã hội từ văn hóa, giáo dục, đạo đức, khoa học công nghệ, y học…
Nhờ vốn kiến thức sâu rộng tích lũy và cập nhật liên tục trong nhiều lĩnh vực của đời sống, kết hợp với nền tảng tư tưởng Phật giáo nên khi thuyết giảng ở lĩnh vực nào thầy cũng khiến cho người nghe cảm thấy vô cùng khâm phục về sự sâu sắc, nhưng lại được truyền đạt bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và gần gũi với đại chúng. Đề cập tới nhiều vấn đề, lĩnh vực trong đời sống nhưng tư tưởng trong mỗi bài giảng mà thầy truyền đạt đều hướng tới ý nghĩa nhân văn, xoay quanh đạo lý của Phật giáo về luật nhân quả, tâm từ bi, lòng tôn kính Đức Phật…Trong rất nhiều bài giảng của mình, thầy Thích Chân Quang vẫn luôn nhắc tới việc yêu quý và biết ơn thiên nhiên, nhắc nhớ mọi người về việc cần phải bảo vệ môi trường sống. Thầy cũng kêu gọi mọi người nên thực hành lối sống tiết kiệm để giảm thiểu rác thải ra môi trường, thực hành phân loại rác thải sinh hoạt, tận dụng và tái chế rác thải để làm lợi cho thiên nhiên.
Do đó, Thượng tọa Thích Chân Quang cũng chính là vị giảng sư Phật giáo đầu tiên thực hiện thuyết pháp tại Nhà hát lớn Hà Nội và Văn miếu Quốc Tử Giám trước đông đảo Phật tử. Tư tưởng và trí tuệ của thầy đã tác động và là nguồn động lực rất lớn cho rất nhiều tăng ni, phật tử trong và ngoài nước tin tưởng và con đường tu học Phật pháp.
-
Thầy Thích Tâm Nguyên
Thầy Thích Tâm Nguyên hay Đại Đức Thích Tâm Nguyên sinh năm 1985 tại Huế. Thầy đã có thời hạn tu tập tại chùa Hoằng Pháp, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Là một nhà sư trẻ nhưng nhờ có năng lượng tu hành, thành thạo ngoại ngữ nên ngay từ sớm thầy Thích Tâm Nguyên đã được cử đi tu học nhiều năm ở quốc tế. Hiện tại, thầy đang giữ cương vị là trụ trì của Tu viện Hạnh Phúc – Happy Monastery, có địa chỉ tại 4100 Main st, Anderson, IN 46013, Hoa Kỳ.
Với vốn kỹ năng và kiến thức vững vàng, sâu rộng thu nạp được qua nhiều năm được tu học Phật pháp ở trong và ngoài nước, thầy Thích Tâm Nguyên đã liên tục tham gia những buổi tọa đàm, san sẻ tư tưởng và triết lý Phật giáo tới phần đông tăng ni, phật tử trong và ngoài nước. Nhờ tiếp tục xuất hiện tại những khóa tu mùa hè dành cho học viên, sinh viên để truyền đạt nhiều bài học kinh nghiệm và triết lý nhân sinh mà thầy đã được rất nhiều phật tử là những bạn trẻ biết tới và yêu dấu. Trong những bài giảng, những cuộc trò chuyện của mình, sư thầy Thích Tâm Nguyên đã sử dụng một lối chuyện trò rất thân mật, rất tươi tắn.
Là một nhà sư còn rất trẻ nhưng thầy Thích Tâm Nguyên từ lâu đã được nhiều phật tử trong và ngoài nước biết tới trải qua nhiều bài giảng, video đăng trên youtube với phong thái trò chuyện vui nhộn, dí dỏm.
Đặc biệt, với lối vừa trò chuyện lấy ví dụ từ những câu truyện trong thực tiễn, xen kẽ tư tưởng Phật giáo nhưng sử dụng nhiều từ ngữ thân thiện, dí dỏm với những bạn trẻ mà những bài học kinh nghiệm thầy đem tới được những phật tử trẻ cảm thấy vô cùng dễ hiểu. Những câu truyện rất đời, những trường hợp rất thực tiễn được thầy đưa ra rồi nghiên cứu và phân tích, lấy làm ví dụ vô hình dung chung đã trở thành những kỹ năng và kiến thức và bài học kinh nghiệm có giá trị cao so với phật tử trẻ.
Ngoài ra, để hiểu biết hơn về tâm tư nguyện vọng của phật tử trẻ, thầy Thích Tâm Nguyên cũng hoạt động giải trí rất tích cực trên những trang mạng xã hội như facebook, youtube hay mới gần đây thầy cũng lập một thông tin tài khoản Tik Tok để bắt kịp khuynh hướng chăm sóc của giới trẻ. Những nội dung thầy san sẻ đều là về chủ đề Phật giáo, những video nói về mái ấm gia đình, cha mẹ, tình yêu, đời sống… trải qua đó mà thầy muốn lan tỏa hơn nữa tinh thần Phật giáo tới nhiều đối tượng người dùng phật tử hơn.
-
Thầy Thích Minh Niệm
Nhà sư Thích Minh Niệm tên khai sinh là Lê Quốc Triều, sinh năm 1975. Từ khi sinh ra và trong suốt quãng thời gian niên thiếu và trưởng thành, thầy sinh sống tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Lối thực hành thiền của sư thầy Minh Niệm được hình thành dựa trên nền tảng của thiền nguyên thủy Vipassana, kết hợp với tư tưởng Phật giáo Đại thừa, đây chính là cách Thiền hiểu biết (Understanding Meditation).
Vào năm 2015, sau nhiều năm tu học, trải nghiệm, thuyết giảng ở nước ngoài, thầy về nước và sáng lập ra Trung tâm Hàm dưỡng tâm hồn và rèn luyện kỹ năng sống (Bản Hoa Anh Đào) ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đây chính là địa chỉ để nhiều phật tử tìm đến khi muốn chữa lành những vết thương tâm hồn và cũng chính là nơi huấn luyện cho những chuyên gia về tâm lý trị liệu chuyên phục vụ cộng đồng.
Vào năm 2011, thầy Minh Niệm đã cho ra mắt tác phẩm đầu tay “Hiểu về trái tim”. Đây hoàn toàn không phải là một tác phẩm thuyết giảng về Phật pháp mà là một tác phẩm đề cập tới những vấn đề rất đời, rất nhiều ưu tư mà nhân sinh ít nhiều ai cũng từng trải qua.
Thầy Thích Minh Niệm là một nhà sư được nhiều phật tử biết tới qua các bài giảng về đời và đạo, những buổi thuyết pháp và hướng dẫn tu tập thiền vô cùng gần gũi. Với phong thái đĩnh đạc, giọng nói từ tốn chậm rãi cùng vốn kiến thức sâu rộng về đạo phật nhưng khi truyền tải tới phật tử lại rất dễ hiểu, thầy Minh Niệm qua những bài giảng của mình đã giúp ích cho nhiều phật tử trên hành trình chữa lành của mình và có những biến chuyển tích cực cả trong suy nghĩ và đời sống. Không phải sư thầy nào sau một thời gian tu tập cũng đạt được vốn hiểu biết như thế và nhất là khi tuổi đời vẫn còn khá trẻ.
-
Thầy Thích Chí Trơn
Thầy Thích Trí Chơn – trụ trì tu viện Khánh An là một nhà sư được nhiều Phật tử yêu mến. Thượng tọa Thích Trí Chơn tên khai sinh là Trần Quang Luận. Thầy sinh năm 1963 tại Gia Lai. Hiện thầy đang đảm nhận các chức vụ và vai trò là: Trụ trì Tu viện Khánh An, chùa Giác Đạo, chùa Pháp Hoa...Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Văn hóa Trung ương, trưởng Ban Văn hóa Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, thầy Thích Trí Chơn còn thường xuyên giảng dạy tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh môn nghệ thuật dẫn chương trình.
Có thể thấy, thầy Thích Trí Chơn là một trong những nhà sư rất năng động và đóng vai trò chủ chốt tại nhiều ngôi chùa trong và ngoài nước. Ngoài nghiên cứu tu học, thầy còn thường xuyên tổ chức các buổi thuyết pháp tại nhiều chùa trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, các khóa tu được tổ chức tại Tu viện Khánh An là một trong những chương trình được thầy duy trì thường niên. Nổi bật trong đó là các khóa tu với chủ đề: Sống tỉnh thức, có mặt cho nhau, hội trại, khóa tu mùa hè...
Giảng Pháp là một trong những hoạt động được thầy Thích Trí Chơn duy trì đều đặn. Các bài thuyết giảng của thầy khá đa dạng chủ đề như: Chuyên đề Phật học, đạo Phật và các vấn đề xã hội, hỏi đáp kiến thức Phật giáo… và khi thuyết pháp về chủ đề nào, ở bài giảng nào thầy cũng để lại ấn tượng sâu sắc tới Phật tử bởi chất giọng ấm áp, từ tốn, cách sử dụng từ ngữ vô cùng gần gũi, dễ hiểu. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê một số bài giảng nổi bật nhất của thầy để bạn tham khảo.
-
Thầy Thích Trí Huệ
Thầy Thích Trí Huệ là trụ trì của chùa Pháp Tạng ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nhà sư nổi tiếng, được nhiều Phật tử trong và ngoài nước biết tới thông qua nhiều video thuyết pháp được đăng tải trên internet.
Đại đức Thích Trí Huệ, tên khai sinh là Trần Minh Á, sinh ngày 25/3/1971, quê quán tại Cà Mau. Lẽ ra cũng như bao người bình thường khác, sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ sư xây dựng – Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, thầy sẽ tìm kiếm một công việc phù hợp, lập gia đình, phụng dưỡng cha mẹ… Thế nhưng, vì cơ duyên đối với Phật pháp quá lớn, thầy đã lựa chọn con đường tu hành, tiếp tục học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh).
Những kiến thức về Phật pháp được thầy truyền đạt tới Phật tử một cách gần gũi, dễ hiểu. Thầy còn thực hiện một chuỗi bài giảng về chủ đề thiền để giúp Phật tử hiểu được lợi lạc của hoạt động thiền tịnh trong cuộc sống, giúp tâm bình an, tạm gác lại những muộn phiền. Những bài giảng này được các Phật tử rất chân quý và yêu mến, trở thành một nguồn động lực to lớn để họ thực hành thiền tịnh mỗi ngày.
Thầy Thích Trí Huệ tới nay đã thực hiện hàng trăm bài giảng pháp trong chủ đề về Phật pháp như: Thiền là gì?; Phương pháp tọa thiền; Thiền quán Tứ Niệm Xứ; Bát chánh đạo; Tứ diệu đế… Ngoài ra, thầy còn thực hiện các bài giảng về chủ đề sức khỏe, chữa bệnh, các bài thuốc dân gian hay, luân hồi, hạnh phúc, trí tuệ, các vấn đề thường gặp trong đời sống…Với vốn kiến thức sâu rộng, cùng với phong thái điềm tĩnh, từ tốn, các bài giảng pháp của thầy Trí Huệ được rất nhiều Phật tử yêu mến.
-
Thầy Thích Phước Tiến
Đại đức, thượng tọa Thích Phước Tiến tên khai sinh là Lê Thanh Tròn. Thầy sinh năm 1974 tại xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Hiện tại, thầy đang đảm nhận chức danh Phó Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học, Ủy viên Ban Hoằng pháp TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Hoằng pháp Phật giáo TPHCM. Bên cạnh đó, thầy đang là Trụ trì của Tu viện Tường Vân và Trụ trì của chùa Nhị Mỹ (Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Thầy Thích Phước Tiến là một nhà sư có phong cách giảng pháp rất thu hút. Những bài giảng của thầy phần lớn xoay quanh các vấn đề trong đời sống nhưng được thầy truyền tải rất dí dỏm và xen cài triết lý nhà Phật rất tự nhiên, dễ hiểu.
Với cương vị của một giảng sư, tiến sĩ Phật học đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng, hoạt động giảng pháp là một trong những công việc được thầy Thích Phước Tiến duy trì và dành rất nhiều thời gian. Thầy đã thuyết giảng tại nhiều chùa trong nước và cả nước ngoài. Theo thống kê, số lượng bài giảng đã được thực hiện và lưu trữ của thầy đã lên tới hơn 1000 bài giảng, với đa dạng chủ đề về kiến thức Phật học, Phật giáo trong đời sống, xã hội, gia đình, luật nhân quả…
Các bài giảng của thầy thường được nhiều Phật tử rất yêu thích bởi phong cách thuyết pháp gần gũi, giản dị. Dù nói về khía cạnh nào, thuyết pháp ở đâu thì thầy đều có một phong cách rất “duyên”, dí dỏm để khiến Phật tử không cảm thấy quá nặng nề về kiến thức.
-
Thầy Thích Trí Quảng
Hòa thượng Thích Trí Quảng, thế danh là Ngô Văn Giáo, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1938, là tu sĩ Phật giáo, Đệ Nhất phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ sau khi tu học và về nước, thầy Thích Trí Quảng đã thực hiện rất nhiều việc có ý nghĩa trong việc duy trì và phát triển hoạt động tu học của Phật tử, nhất là trong thời kỳ đất nước sau thống nhất.
Tháng 2/2016, tại Viện Công nghệ châu Á (Thái Lan), hòa thượng Thích Trí Quảng đã được Liên minh Các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới trao tặng giải thưởng “Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới”, trước sự chứng kiến của đông đảo đại biểu Phật giáo tới từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là giải thưởng ghi nhận những đóng góp to lớn của các tôn đức, hành giả và tổ chức Phật giáo đến sự phát triển của Phật giáo trên toàn thế giới nói chung, đối với quốc gia nói riêng.
Tới nay, thầy Thích Trí Quảng đã viết hơn 50 tác phẩm nghiên cứu Phật học, trong đó có cả tác phẩm biên soạn và phiên dịch. Các Pháp thoại của Thầy Thích Trí Quảng rất đa dạng, phong phú về chủ đề. Đặc biệt, hệ thống kiến thức Phật học uyên bác được Thầy đơn giản hóa để đại chúng thấu hiểu tường tận các nội dung của Pháp. Thầy có giọng trầm ấm, dễ nghe, đặc biệt là một tư duy gần gũi với Phật tử, thấu hiểu và từ bi.
Xuyên suốt các buổi Pháp thoại là tư duy cơ mở nhưng không ra rời chân lý của Đức Phật, giải thích các hiện tượng, sự việc bằng trí tuệ. Thể hiện tư tưởng Sống chân thật và chuyên nghĩ đến Phật thường trú Pháp thân, Phật lực ảnh hưởng đến chúng ta, chuyển chúng ta thành Pháp thân Phật. Bấy giờ, người nhìn thấy ta, họ nghĩ đến Phật và phát tâm. Thấy ta mà người chưa phát tâm là tự biết tâm chúng ta chưa ngay thật diệu hòa.
-
Thầy Thích Trí Thoát
Được cho là một trong những nhà tu hành có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam nhưng tiểu sử thầy Thích Trí Thoát còn là một bí mật lớn đối với nhiều người. Thầy Thích Trí Thoát chưa rõ năm sinh, quê quán và thời điểm xuất gia niệm Phật. Hiện thông tin về thầy còn khá ít. Trong bức tâm thư được Tỳ kheo Thích Trí Thoát viết vào ngày 20/3/2015 tại Heerhugowaard (Hà Lan) gửi đông đảo Phật tử và những nhà hảo tâm, thầy có tự giới thiệu mình là đệ tử của Đại Lão Hòa Thượng Thượng Huyền Hạ Vi, thuộc giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế Giới tại Pháp.
Thầy Thích Trí Thoát được đông đảo Phật tử biết tới thông qua các bài giảng pháp tại nhiều ngôi chùa ở trong và ngoài nước. Vì sinh sống tại nước ngoài nên chủ yếu những buổi giảng pháp của thầy được thực hiện tại các ngôi chùa ở nước ngoài, được đông đảo Phật tử đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài biết tới và yêu mến.
Thầy được biết tới là một trong những nhà sư có tầm ảnh hưởng đối với nhận thức và tư tưởng của nhiều tín đồ, Phật tử. Thầy được yêu mến bởi không chỉ trí tuệ, mà còn bởi sự gần gũi khi không ngại dành nhiều thời gian để trò chuyện với các Phật tử, dạy mọi người nấu những món ăn chay đơn giản thanh tịnh hay đưa ra những đóng góp thiết thực đối với nhiều Phật tử đang gặp khó khăn trong cuộc sống… Thông qua những buổi giảng pháp, những cuộc trò chuyện mà thầy đã giúp cho nhiều Phật tử trước hết là hiểu hơn về Phật giáo, sau đó là biết cách sống tốt đời đẹp đạo, nuôi dưỡng lòng từ bi đối với muôn loài và tình yêu thương đối với cuộc sống.
Trong đó, các bài kinh được thầy thực hiện rất được yêu mến vì chính chất giọng ấm áp, gần gũi, đặc biệt là đối với những người Việt Nam xa quê thì lại càng gợi cho họ niềm an ủi, chở che.
-
Thầy Thích Giác Hạnh
Hòa Thượng Thích Giác Hạnh, tên khai sinh là Nguyễn Văn Não, sinh năm 1937 tại Cần Đước, Long An. Ngay từ tấm bé, thầy Giác Hạnh đã có thiện căn sâu dày với Phật Pháp. Ngoài tám mươi, cả tuổi đời lẫn tuổi đạo đều đã ở thế “xưa nay hiếm” nhưng hòa thượng Thích Giác Hạnh vẫn rất minh mẫn, sáng suốt ở cả trí tuệ và tinh thần.
Thầy đi nhiều nơi, tới thăm nhiều ngôi chùa trên khắp đất nước, ra nước ngoài và tích cực thuyết pháp tới tăng ni, phật tử. Bằng vốn kiến thức tích lũy trong suốt cuộc đời tu hành của mình, cùng với nhiều chiêm nghiệm, lắng nghe cuộc sống, trong mỗi buổi thuyết giảng của mình, hòa thượng Thích Giác Hạnh đã đem tới vô cùng nhiều kiến thức Phật pháp. Để cho dễ hiểu và gần gũi đối với phật tử, thầy liên tục đưa ra nhiều ví dụ trong đời sống thực tế, những câu chuyện có thực mà đã được nhiều người chứng kiến…. Mọi ví dụ minh họa đều có tính giáo dục, thông qua góc nhìn hóm hỉnh và chất giọng mộc mạc của miền Tây Nam Bộ của thầy Thích Giác Hạnh mà trở nên dung dị, dễ đi vào lòng người.
Có rất nhiều chủ đề thuyết giảng của thầy với thời lượng tới 70-80% là đề cập tới giáo lý nhà Phật. Do đó, nhiều Phật tử, thính giả khi mới đầu tìm hiểu về Phật giáo có thể cảm thấy một lượng kiến thức và khái niệm rất nặng. Thậm chí với nhiều Phật tử tìm hiểu Phật giáo đã lâu cũng phải hết sức trầm trồ về hàm lượng thông tin, kiến thức mà thầy Thích Giác Hạnh đề cập trong mỗi bài thuyết pháp của mình. Tuy nhiên không vì thế mà những bài giảng của Hòa thượng Thích Giác Hạnh thiếu đi sự thu hút với các Tăng ni, Phật tử. Nhiều vấn đề rất khó truyền đạt để tất cả mọi người đều có thể hiểu tường tận như về phép tu hành, pháp môn niệm Phật, pháp môn tịnh độ, Phật giáo mật tông… nhưng qua lời giảng của thầy đều trở nên dễ tiếp cận hơn đối với đại đa số Phật tử. Thậm chí, không ít lần thầy đã đem tới cho cả hội trường Phật tử nghe thuyết giảng những tràng cười sảng khoái vì những câu chuyện vừa dí dỏm, hài hước nhưng cũng rất nhân văn.
Ngoài các bài giảng pháp về giáo lý nhà Phật, thầy Thích Giác Hạnh còn rất nổi tiếng với những bài thuyết pháp về chủ đề tâm linh như: Chuyện tâm linh ngoại cảm, chuyện tâm linh và ngoại cảm, oan hồn báo oán, cách hóa giải oan gia trái chủ… Đây đều là những chủ đề dễ gây tò mò, dễ khiến nhiều người quan tâm chú ý. Khi thuyết giảng về những chủ đề này, thầy đã khéo léo kể lại những câu chuyện và trải nghiệm tâm linh của chính bản thân, đồng thời dẫn dắt câu chuyện, diễn giải câu chuyện theo cách hiểu của nhà Phật. Do đó, người nghe giảng cũng không cảm thấy quá nặng nề mà lại được giải đáp rất nhiều về những thắc mắc xoay quanh những hiện tượng tâm linh kỳ bí, ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống để cảm thấy bình yên hơn.
-
Thầy Thích Tuệ Hải
Thầy Thích Tuệ Hải, tên khai sinh là Đinh Kim Nga, sinh năm 1968, quê quán tại xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thầy Thích Tuệ Hải được cho là có thiện căn với Phật pháp từ rất sớm. Năm thầy lên 7 tuổi, một sự kiện đã diễn ra và minh chứng cho điều này. Đó là lần đầu tiên được nhìn thấy tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thầy đã rất xúc động và rơi vào trạng thái thiền định trước tượng ngài suốt gần 8 tiếng đồng hồ. Trạng thái này khiến thầy nhìn nhận rất rõ mọi thứ đang xảy ra xung quanh mình.
Trải qua nhiều năm tu tập, vào ngày 12/7/1994, thầy Thích Tuệ Hải được ân sư tức Hòa thượng Thượng Thanh Hạ Từ cử làm trụ trì chùa Long Hương – một ngôi chùa nằm tại số 1141 đường Lý Thái Tổ, ấp Long Hiệu, xã Long Tân, thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Từ khi về tiếp quản, trông coi chùa Long Hương, thầy Thích Tuệ Hải đã thường xuyên tham gia giảng pháp cho đông đảo Phật tử gần xa. Nội dung giảng pháp của thầy khá phong phú, ban đầu là những bài giảng ngắn về các bộ kinh như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Kim Cang… hoặc kinh về Thiền tông, tịnh độ, các bộ kinh kinh điển của Phật giáo nguyên thủy. Bài giảng nào của thầy cũng được Phật tử hưởng ứng, theo dõi.
Ngoài giảng kinh, giáo lý Phật Pháp, thầy còn giảng rất nhiều bài về chủ đề sức khỏe – hạnh phúc, làm sao để ăn uống cân bằng, các phương thuốc gần gũi trong dân gian có thể chữa bệnh, hướng dẫn Phật tử sống cân bằng thân tâm nhằm khai sáng trí tuệ, thấu hiểu sự chuyển động của vũ trụ, đạt được sự tự do tuyệt đối ở cả thân và tâm…
Những chủ đề mà thầy thực hiện thuyết giảng đều được nhiều Phật tử yêu mến theo dõi vì mang tính thiết thực, gần gũi trong đời sống. Hiện tại, rất nhiều bài giảng của thầy đã được ghi hình lại và đăng tải trên kênh youtube Thích Tuệ Hải để Phật tử gần xa quan tâm, yêu mến có thể tìm kiếm và theo dõi.
-
Thầy Thích Nhật Từ
Thượng tọa Thích Nhật Từ tên khai sinh là Trần Ngọc Thảo. Thầy sinh ngày 1/4/1969, quê quán tại Bình Dương, hiện đang trú quán tại thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ triết học vào năm 2001 tại Đại học Allahabad.
Sau khi về nước, thầy Nhật Từ đã rất năng nổ thực hiện nhiều công tác như thuyết pháp để truyền bá đạo Phật tới đại chúng, giảng dạy tại nhiều chùa và học viện, thuyết trình tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước về Phật học, thực hiện các công tác ngoại giao giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thế giới, tham gia tổ chức nhiều chương trình Đại lễ Phật đản… Đặc biệt, công tác từ thiện cũng được thầy đặc biệt quan tâm và duy trì.
Thầy Thích Nhật Từ là người sáng lập ra hội Ấn Tống đạo Phật ngày nay và hội Từ thiện đạo Phật ngày nay. Thầy cũng là chủ nhiệm của Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tu học thầy Nhật Từ đã được lĩnh hội những hiểu biết của các bậc cao tăng, thông kinh, luật, luận và có nền tảng vững chắc trong tư tưởng Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Đại thừa. Trong hoạt động giảng pháp, thầy Nhật Từ vô cùng năng nổ với tổng số hơn 2700 bài pháp thoại được thống kê ghi nhận. Thầy là nhà sư được mới thuyết giảng nhiều nhất ở cả trong và ngoài nước. Đảm nhận vai trò là Phó Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, hàng năm thầy thực hiện khoảng gần trên dưới 200 bài thuyết giảng ở hàng trăm ngôi chùa trên khắp đất nước cũng như tại nước ngoài. Tính tới 9/2021, thống kê cho thấy thầy đã thuyết giảng và cho xuất bản một kho tàng đồ sộ với hơn 5000 video pháp thoại với đa dạng chủ đề.
Phong cách giảng pháp của Thầy Thích Nhật Từ dễ hiểu, luôn luôn áp dụng khoa học. Các nội dung lồng ghép với Phật pháp thuần túy, không xa rời các chân lý cơ bản.