Top 10 Cách làm máy tính chạy nhanh và làm việc hiệu quả nhất
Khi cần làm một việc gì đó, nhất là những công việc trên máy tính, đòi hỏi tốc độ cao, để công việc có thể hoàn thành nhanh nhất và nhiều nhất. Sẽ thế nào khi ... xem thêm...mỗi lần bạn cần làm một việc gì đó thật nhanh như gửi một tin nhắn đến bạn bè hoặc nộp bài đến hạn deadline mà máy tính lại chạy "siêu chậm"? Cảm giác sẽ vô cùng khó chịu phải không? Vì thế hôm nay toplist sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách thật đơn giản để có thể khắc phục được tình trạng trên.
-
Cài lại Windows nếu máy bị nhiễm virus
Virus và Malwares có thể bị trừ khử, loại bỏ bởi các chương trình diệt virus, malwares. Tuy nhiên, ở 1 số trường hợp những loại virus này rất cứng đầu hay có thể gieo rắc thêm nhiều mầm mống khác khiến người dùng cảm thấy khó khăn trong việc "tận diệt" chúng. Nếu bạn đã rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất đó là cài đặt lại hệ điều hành Windows để chấm dứt tình trạng chậm chạp gây khó chịu cho bạn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Khởi chạy ứng dụng Settings bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I trên Windows 11/10
- Bước 2: Đi tới menu Update & Security > Recovery rồi bấm nút Get started dưới mục Reset this PC trên Windows 10
- Với Windows 11, bạn truy cập menu Settings > System > Recovery > Recovery options > Reset PC.
-
Lắp ổ cứng thể rắn (SSD)
Việc nâng cấp ổ cứng thường sang ổ cứng SSD cũng là một biện pháp hữu hiệu để máy của bạn có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Trước đây, ổ cứng mà ta thường sử dụng đó là HDD có giá thành rẻ hơn đồng thời có nhiều phiến đĩa nhỏ bên trong. Riêng đối với ổ cứng SSD, với giá thành cao hơn ổ HDD bình thường, nhưng bù lại, tốc độ truy câp dữ liệu của loại ổ cứng này lại cực kỳ nhanh. Đặc biệt, nếu bạn cài Windows hoặc games vào vị trí của ổ cứng này, nó sẽ giúp thời gian tải Win cũng như tải màn chơi nhanh hơn đáng kể.
Cách thực hiện:
- Trước tiên bạn cần lưu lại các dữ liệu có trên máy bằng cách backup (sao lưu) những file quan trọng và lưu chúng vào một thiết bị lưu trữ ngoài (như ổ cứng gắn ngoài chẳng hạn) rồi sau đó có thể copy lại dữ liệu vào ổ cứng SSD
- Để sao chép ổ đĩa, trước tiên bạn cần một cab kết nối định dạng SATA hay USB. Kết nối ổ cứng SSD với cab SATA/USB, sau đó cắm cab vào cổng USB trên laptop
- Tất cả các file quan trọng trên ổ cũ cần được sao chép bao gồm cả dữ liệu sẽ được Windows sử dụng để boot sau đó
- Về phần mềm sao lưu, bạn có thể sử dụng Norton Ghost, Arconis True Image hay Paragon Drive Copy. Còn nếu muốn sử dụng free thì ShadowCopy, XXClone và MiniTool không phải sự lựa chọn tồi
- Tuy nhiên những sản phẩm miễn phí sẽ không có hỗ trợ khách hàng nên việc yêu cầu hỗ trợ là khá khó khăn.
-
Nâng cấp thêm RAM để máy tính chạy đa nhiệm tốt hơn nữa
RAM viết tắt từ Random Access Memory (bộ nhớ truy xuất tạm thời trong máy tính). Nâng cấp RAM là 1 biện pháp cải thiện hiệu năng máy tính ít tốn kém chi phí lại giúp máy tính vận hành được nhanh chóng hơn khi có nhiều phần mềm đang chạy trong máy hoặc chí ít nó giúp bạn mở được nhiều tab web trên trình duyệt hơn mà không làm máy bị "đơ" hoặc chạy chậm đi.
Hiện nay, giá thành của RAM đã giảm xuống khá nhiều và phù hợp túi tiền người tiêu dùng hơn. Nếu bạn không rõ trong việc chọn lựa mua RAM, bạn nên tìm đến những cửa hàng sửa chữa máy tính uy tín để nhờ các nhân viên ở đó tư vấn cho bạn loại RAM nào thì thích hợp cho máy tính của mình.
-
Luôn luôn cập nhật, sử dụng phần mềm diệt virus
Virus, Malwares là hai mối nguy hiểm có thể gây hại nặng nề cho máy tính cũng như làm máy luôn hoạt động trong trạng thái chậm chạp. Vì thế, bạn hãy nhớ phòng tránh những nguy cơ tiềm tàng này trước khi chúng có dịp xâm nhập vào máy của bạn.
Nếu phần mềm diệt virus của bạn đã lỗi thời hay hoạt động không hiệu quả và luôn làm bạn cảm thấy khó chịu với những thông báo không cần thiết như quảng cáo thì hãy xóa chúng đi và sử dụng ngay phần mềm Security Essentials của Microsoft. Nhiều gói phần mềm diệt virus tốt nhất có tính năng tự động cập nhật, vì vậy các file và bản vá cập nhật sẽ được tải xuống máy tính khi có sẵn.
-
Xóa cache ở trình duyệt internet hoạt động chậm
Nếu trình duyệt web Chorme, Mozilla Firefox,... của bạn hoạt động càng ngày càng chậm và có nhiều dấu hiệu bị đơ, bị giật thì điều này có nghĩa lỗi là ở chính phần mềm này. Phần mềm đó đang gặp vấn đề chứ không phải do phần cứng máy tính của bạn. Lúc này bạn cần loại bỏ cache.
Cách thực hiện:
- Để loại bỏ cache, bạn hãy tìm vào mục "Settings" của trình duyệt web mà bạn đang dùng
- Đối với trình duyệt Chrome, phần này nằm ở mục "Clear Browsing Data"
- Tương tự đối với các phần mềm khác.
-
Tắt các ứng dụng chạy nền Windows 10
Đặc trưng của máy tính đó là có thể vận hành nhiều tác vụ. Tuy nhiên, càngnhiều tác vụ hoạt động thì máy sẽ càng chậm chạp thêm. Ứng dụng chạy nền là một nguyên nhân phổ biến khiến máy tính của bạn trở nên chậm chạp. Các ứng dụng bạn không dùng đến nhưng vẫn âm thầm hoạt động để cập nhật dữ liệu, hiển thị thông báo,...
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mở Cài đặt > Chọn Privacy
- Bước 2: Chọn Background apps > Bấm vào nút On/Off tại dòng Let apps run in the background để tắt tất cả ứng dụng chạy nền hoặc chọn từng ứng dụng có thể chạy nền theo nhu cầu của bạn.
-
Vô hiệu hóa trợ lý ảo Cortana
Trợ lý ảo Cortana là một trong những tính năng mới được tích hợp trên Windows 10 và được hiển thị ngay trên thanh Taskbar. Trợ lý ảo Cortana giúp bạn ra lệnh cho máy tính bằng giọng nói (Phải sử dụng tiếng Anh). Nếu bạn cảm thấy Cortana không hữu ích với mình thì có thể tắt đi để tiết kiệm tài nguyên máy tính hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run > Nhập dòng "gpedit.msc" > Chọn OK
- Bước 2: Chọn Administrative Templates > Chọn Windows Components > Chọn Search > Chọn Allow Cortana
- Bước 3: Tích chọn Disabled > Chọn Apply > Nhấn OK.
-
Ngăn chặn một số ứng dụng khởi động cùng Windows
Hầu hết máy tính đều được trang bị chức năng khởi động ứng dụng khi khởi động máy tính. Điều này mang lại nhiều sự tiện lợi cho người dùng nhưng nó gây tốn RAM và làm chậm tốc độ hệ thống, thậm chí gây phiền phức khi các ứng dụng không cần thiết tự khởi động cùng máy tính.
Cách thực hiện:
- Mở Cài đặt > Chọn Apps > Chọn Startup > Nhấn vào biểu tượng On/Off để bật hoặc tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows.
-
Tăng tốc độ khởi động máy tính
Trong máy tính, khởi động máy tính hay boot máy tính (booting) là một quá trình tải hay tự mồi (bootstrapping) để khởi động sự làm việc của hệ điều hành khi người dùng bật một hệ thống máy tính. Ta có thể tăng tốc độ khởi động máy tính bằng cách thiết lập lại thời gian BOOT.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gõ từ khóa "System Configuration" vào thanh tìm kiếm của Windows > Chọn System Configuration
- Bước 2: Mở thẻ Boot > Ở ô Timeout nhập "3" > Chọn Advanced options... > Tại ô Number of processors (Khai báo số lõi CPU có thể chạy) chọn "4" > Chọn OK > Nhấn OK lần nữa để hoàn tất.
-
Chống phân mảnh ổ đĩa (HDD)
Phân mảnh ổ cứng là hiện tượng dữ liệu của các file nằm rải rác khắp nơi trên ổ đĩa. Khi đó, đầu đọc phải di chuyển nhiều và liên tục để tiếp cận đến những vị trí khác nhau của các mảnh dữ liệu đó, khiến cho việc truy xuất dữ liệu chậm hơn, thậm chí có thể gây treo máy.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa mà bạn muốn chống phân mảnh > Chọn Properties > Chọn thẻ Tools > Chọn Optimize
- Bước 2: Chọn ổ đĩa bạn muốn chống phân mảnh > Chọn Analyze, chờ hệ thống kiểm tra > Chọn Optimize để thực hiện chống phân mảnh và đợi đến khi hoàn tất.