Top 17 Bí quyết xin việc hiệu quả nhất

Trán Dô 187 0 Báo lỗi

Phỏng vấn xin việc làm là một điều không hề dễ dàng đặc biệt là đối với các bạn trẻ vừa mới ra trường. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thất bại nhưng chủ yếu là ... xem thêm...

  1. Nhiều người thường có tư tưởng mới ra trường đã lo thất nghiệp nên vội vã tìm kiếm và nộp đại hồ sơ vào một vị trí nào đó họ không mấy hứng thú hoặc chẳng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Việc đó không những sẽ khiến bạn có nguy cơ bị từ chối rất cao mà còn làm giảm sự tự tin vốn có của bạn.


    Việc bạn nộp hồ sơ cho một công ty mà không thể hiện rõ mục tiêu công việc cũng không ngoại lệ, khả năng bạn bị gạt ra khỏi danh sách là chắc chắn sẽ có rồi. Sai sót mà các bạn thường hay mắc phải là sử dụng địa chỉ người liên hệ quá sớm khi chưa biết chắc chắn họ có thể giúp đỡ mình không.

    Bạn nên chú ý đến thời điểm nộp đơn ứng tuyển
    Bạn nên chú ý đến thời điểm nộp đơn ứng tuyển
    Lựa chọn đúng thời điểm
    Lựa chọn đúng thời điểm

  2. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân và suy nghĩ về công việc bạn thực sự đang muốn làm. Bạn nên suy nghĩ và cân nhắc những điều sau đây:


    • Bạn đang tìm kiếm điều gì?
    • Công việc nào hợp với bản thân bạn?
    • Kỹ năng nổi trội của bạn là gì?
    • Công ty nào bạn cảm thấy hấp dẫn nhất, vì sao?

    Đừng vội vàng đưa ra quyết định cho đến khi bạn có câu trả lời và điều quan trọng là bạn hãy bình tĩnh dành thời gian để kiểm tra mức độ tự tin và thế mạnh của bản thân bạn nhé.

    Bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ
    Bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ
    Dành thời gian để suy nghĩ
    Dành thời gian để suy nghĩ
  3. Thị trường lao động luôn cạnh tranh và cạnh tranh giữa những người tài giỏi là rất khốc liệt. Nếu bạn không có đủ những yếu tố cần mà nhà tuyển dụng đề ra thì việc từ chối bạn không có gì là khó hiểu. Và trong nền kinh tế đang phát triển này, bạn sẽ dễ nghe được câu từ chối hơn là đồng ý. Nếu không muốn mất dần sự tự tin của bản thân hay phải xa quê để tìm việc và sẵn sàng làm bất cứ công việc nào thì hãy trang bị cho bản thân một tinh thần mạnh mẽ nhé bạn.


    Bạn đừng lãng phí thời gian nộp hồ sơ dàn trải vào những công việc vượt ngoài khả năng của bản thân. Thay vì vậy, bạn hãy thường xuyên gặp gỡ vài người bạn, họ sẽ hỗ trợ, nhắc nhở bạn làm tốt ở những điểm nào và giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn khi bạn nhận được những phản hồi không tốt từ nhà tuyển dụng.

    Người thành công nói lời từ chối sẽ khác những người khác
    Người thành công nói lời từ chối sẽ khác những người khác
    Bạn đừng lãng phí thời gian nộp hồ sơ dàn trải vào những công việc vượt ngoài khả năng của bản thân.
    Bạn đừng lãng phí thời gian nộp hồ sơ dàn trải vào những công việc vượt ngoài khả năng của bản thân.
  4. Trước khi bạn làm CV để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn nào đó, hãy liệt kê những gì bạn làm được trước đó mà không cần chỉnh sửa, không cần lọc lại những gì đã viết. Bạn hãy kể ra những công việc bạn đã từng làm có liên quan đến công việc sắp ứng tuyển bao gồm làm việc tạm thời, làm việc không lương hoặc làm việc thời vụ…


    Những kỹ năng bạn được học và thực hành đã khiến bạn rút ra kinh nghiệm gì? Điều gì được xem như thành tựu của bạn? Cố gắng chắt lọc những điều cần thiết nhất nhưng phải đầy đủ trước khi quyết định chọn làm nội dung trong CV của mình.

    Bạn hãy thu thập
    Bạn hãy thu thập "chứng cứ" để bản CV của bạn được đẹp hơn
    Cố gắng chắt lọc những điều cần thiết nhất nhưng phải đầy đủ trước khi quyết định chọn làm nội dung trong CV của mình
    Cố gắng chắt lọc những điều cần thiết nhất nhưng phải đầy đủ trước khi quyết định chọn làm nội dung trong CV của mình
  5. Bạn không nên dựa quá nhiều vào sự đóng góp ý kiến của bất cứ ai. Họ chỉ giúp và chỉ ra cho bạn vài nhận xét như tính cách, kinh nghiệm, năng lực thôi. Còn bạn mới có thể đánh giá bản thân mình xác thực hơn. Suy nghĩ thật kỹ cho những câu đầu tiên trong CV của bạn. Bạn phải luôn đảm bảo chúng mang ý nghĩa tích cực, dễ trình bày, rõ ràng và thật dễ nhớ để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn hãy thử đặt ra câu hỏi như: “Mong muốn của bạn khi được ứng tuyển vào một vị trí nào đó?”.


    Ngoài ra, bạn hãy nhớ nhấn mạnh những điều tốt đẹp của bạn trong CV và những điều bạn nói khi đi phỏng vấn. Chúng sẽ giúp bạn nhiều trong việc thiết lập các mối quan hệ trong công việc đấy.

    Bạn hãy lựa chọn thông điệp cho bản thân
    Bạn hãy lựa chọn thông điệp cho bản thân
  6. Thay vì việc bạn rải CV của mình đi khắp nơi, bạn nên chia sẻ với mọi người về ý tưởng công việc và chăm chỉ thu thập thông tin hơn. Bởi việc gửi đi một CV sơ sài rất có thể làm mất cơ hội làm việc của bạn. Có thể bạn đã hài lòng với CV của mình nhưng cũng rất cần thiết để những người có kinh nghiệm tuyển dụng xem xét.


    Bạn chỉ cần xin họ cho một lời nhận xét tổng hợp hơn là đưa ra một ý kiến cụ thể. Bạn có thể hỏi: “Anh có thể cho em biết về CV này của mình, em có thể làm gì tiếp theo?’’. Nếu câu trả lời của họ là “ngắn gọn, có ý nghĩa” thì chắc chắn CV của bạn đã đạt yêu cầu rồi đó.

    Bạn hãy tham khảo ý kiến của 1 vài người có kinh nghiệm cho CV của mình
    Bạn hãy tham khảo ý kiến của 1 vài người có kinh nghiệm cho CV của mình
    Thay vì việc bạn rải CV của mình đi khắp nơi, bạn nên chia sẻ với mọi người về ý tưởng công việc và chăm chỉ thu thập thông tin hơn.
    Thay vì việc bạn rải CV của mình đi khắp nơi, bạn nên chia sẻ với mọi người về ý tưởng công việc và chăm chỉ thu thập thông tin hơn.
  7. Nhiều ứng viên bỏ lỡ cuộc phỏng vấn chỉ vì sự tập luyện của bản thân. Cơ hội để lọt top phỏng vấn cũng không dễ chút nào nên bạn đừng lãng phí cơ hội đó vào những lỗi rất cơ bản.


    Hãy tìm người có kinh nghiệm phỏng vấn để đưa ra những lời nhận xét chính xác nhất về ấn tượng đầu tiên, về kinh nghiệm, tính cách và cách xử lý tình huống với những câu hỏi mẹo được đề ra. Cố gắng luyện tập ngắn gọn và tự tin trả lời những câu hỏi còn thiếu trong CV của bạn. Không để mất điểm bởi những câu hỏi xoay quanh công việc, chẳng hạn như: “Cho tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?’’.

    Bạn hãy cố gắng luyện tập để không bị mất điểm ở những câu hỏi cơ bản
    Bạn hãy cố gắng luyện tập để không bị mất điểm ở những câu hỏi cơ bản
    Ghi nhận đánh giá từ buổi phỏng vấn “thử”
    Ghi nhận đánh giá từ buổi phỏng vấn “thử”
  8. Bạn đang cố gắng thay đổi công việc và muốn trở thành một ứng viên thật xuất sắc, vậy thì đừng quên tìm hiểu thông tin kỹ càng về thông tin, ngành nghề công ty mà bạn quan tâm, hơn nữa bạn nên có phần hiểu biết với các đối thủ cạnh tranh lớn. Một cách thông minh đó là bạn có thể xác định các nhà tuyển dụng ở địa phương của mình.


    Tạo một danh sách gồm nhiều những công ty mục tiêu mà bạn đang theo đuổi và dành thời gian để tìm hiểu chúng hàng ngày, hàng tuần. Cố gắng tiếp cận sâu hơn bằng những mối quan hệ và hãy duy trì thường xuyên để có thể trở thành một ứng viên đầy tiềm năng bạn nhé.

    Bạn hãy liệt kê các mục tiêu cần thiết
    Bạn hãy liệt kê các mục tiêu cần thiết
    Liệt kê và tìm kiếm các công ty/tổ chức mục tiêu
    Liệt kê và tìm kiếm các công ty/tổ chức mục tiêu
  9. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với các công ty không đăng tin tuyển dụng. Tạo dựng mối quan hệ với những công ty tuyển dụng một cách phù hợp bằng cách nói chuyện với những người thuộc nhiều vị trí và ngành nghề. Đừng lãng phí thời gian cả ngày để ngồi trước máy tính cũng giống như bạn không nên gặp gỡ ai đó quá nhiều.


    Mỗi tuần một lần, bạn hãy diện đồ thật đẹp và gặp gỡ người có thể giúp bạn luyện tập cách giới thiệu về bản thân, cùng nhau chia sẻ những điều bạn đang tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và được người khác nhớ đến mình đấy.

    Bạn hãy sử dụng phương pháp tiếp cận đa nguồn
    Bạn hãy sử dụng phương pháp tiếp cận đa nguồn
    Mỗi tuần một lần, bạn hãy diện đồ thật đẹp và gặp gỡ người có thể giúp bạn luyện tập cách giới thiệu về bản thân, cùng nhau chia sẻ những điều bạn đang tìm kiếm.
    Mỗi tuần một lần, bạn hãy diện đồ thật đẹp và gặp gỡ người có thể giúp bạn luyện tập cách giới thiệu về bản thân, cùng nhau chia sẻ những điều bạn đang tìm kiếm.
  10. Nếu bạn cảm thấy không đủ khả năng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn không cần cố gắng. Hãy luyện tập thật kỹ lưỡng ít nhất là 2 giờ đồng hồ để nghiên cứu trước khi thực hiện. Khi được chọn mời phỏng vấn rồi, bạn cần tìm hiểu tỉ mỉ hơn. Chỉ dựa vào các thông tin trên website công ty vẫn chưa đủ.


    Bạn hãy cố gắng nói chuyện với những người biết được mục tiêu phát triển, hướng đi mới của công ty, kiểu nhân viên nào họ đang cần tìm kiếm. Nếu muốn tìm sự đổi mới trong công việc, bạn hãy tìm người đã từng kinh nghiệm để học hỏi và tránh dẫm vào vết xe đổ của những người đi trước.

    Bạn hãy nghiên cứu các thông tin cần thiết
    Bạn hãy nghiên cứu các thông tin cần thiết
    Nếu muốn tìm sự đổi mới trong công việc, bạn hãy tìm người đã từng kinh nghiệm để học hỏi và tránh dẫm vào vết xe đổ của những người đi trước.
    Nếu muốn tìm sự đổi mới trong công việc, bạn hãy tìm người đã từng kinh nghiệm để học hỏi và tránh dẫm vào vết xe đổ của những người đi trước.
  11. Một bộ trang phục đẹp, phù hợp sẽ tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với nhà tuyển dụng. Quần áo cũng thể hiện được tính cách, quan điểm của người mặc. Một bộ trang phục đẹp, thoải mái sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bắt đầu trả lời câu hỏi phỏng vấn.


    Chú ý: Bạn nên chọn những loại trang phục công sở, tránh mặc những chiếc áo, đầm váy hở hang, màu sắc quá nổi … Những bộ trang phục ấy có thể rất đẹp nhưng chúng hoàn toàn thích hợp cho một cuộc phỏng vấn.

    Lựa chọn Trang phục phù hợp
    Lựa chọn Trang phục phù hợp
    Lựa chọn Trang phục phù hợp
    Lựa chọn Trang phục phù hợp
  12. Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những thách thức lớn nhất của người sử dụng lao động là phải đối phó với những nhân viên “có tật” đi trễ. Vì vậy, nếu trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai của mình bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ của mình thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều.


    Bạn nên lập kế hoạch cụ thể: xác định thời gian đi đến công ty, dự trù những sự cố như kẹt xe, lạc đường, … Nên đến công ty trước 15 phút, bạn sẽ có thời gian để “chỉnh đốn” lại trang phục, xem lại giấy tờ cần thiết cũng sư tạo cho mình một sự thoải mái cần thiết trước khi bước vào cuộc.

    Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng.
    Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng.
    trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai của mình bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ của mình thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều.
    trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai của mình bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ của mình thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều.
  13. Có một số câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Ví dụ như: tại sao bạn chọn công việc này, mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có khả năng làm tốt công việc này không, …


    Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

    Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn
    Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn
    Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn
    Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn
  14. Kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể là một kỹ năng xin việc thành công quan trọng. Từng cử chỉ, hành động, phong thái khi phỏng vấn phải thể hiện bạn là người điềm tĩnh, tránh những động tác thừa như gãi đầu, hất tóc, dáng ngồi không yên, thõng vai, liên tục nhìn đồng hồ…


    Dáng người ngồi phải thẳng, nhưng không quá gồng mình. Đặc biệt là ánh mắt phải kiên định, luôn nhìn thẳng vào người đối diện sẽ khiến người phỏng vấn có đủ độ tin cậy ở bạn. Một người khoa chân múa tay khi biểu đạt sẽ có cảm giác thiếu khiêm tốn hay một người khiêm tốn quá mức, rụt rè lại mang cảm giác không giữ vững lập trường. Người phỏng vấn đã kinh qua nhiều ứng viên khác nhau, nên chính những chuyển động cơ thể của bạn thu hút được họ thì bạn đã tiến gần hơn đến việc “lấy lòng” nhà tuyển dụng.

    Kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể
    Kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể
    Phải biết Kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể
    Phải biết Kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể
  15. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bằng những câu hỏi của mình, nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho ứng viên hỏi bất kỳ câu hỏi nào họ muốn. Đây chính là lúc bạn để bạn có cơ hội “tỏa sáng” với nhà tuyển dụng, cho thấy sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có. Nếu đây là buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn cần tránh những câu hỏi về lương, thưởng, số lượng ngày nghỉ, chế độ bảo hiểm, … Vì những câu hỏi sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm về lương, về bổng lộc tại công ty họ hơn là quan tâm đến công việc này, chúng chỉ nên được hỏi sau khi mọi chuyện đã kết thúc – tức là lúc bạn đã chắc chắn mình là người được chọn.

    Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng.
    Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng.
    Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có.
    Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có.
  16. Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc đồng nghiệp cũ của bạn. Nối dối, chia sẻ quá nhiều, hay đùa cợt không đúng lúc hoặc cố gắng cướp lời là những cách “tuyệt vời” khác để tạo ấn tượng xấu.


    Ăn một chiếc bánh sandwich hành tây trên một chiếc bánh hạt poppy ngay trước khi phỏng vấn cũng có thể có “hiệu quả” tương tự. Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch, vui vẻ và hòa đồng, khá chắc rằng bạn sẽ có một khởi đầu tốt.

    Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch, vui vẻ và hòa đồng, khá chắc rằng bạn sẽ có một khởi đầu tốt.
    Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch, vui vẻ và hòa đồng, khá chắc rằng bạn sẽ có một khởi đầu tốt.
    Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc đồng nghiệp cũ của bạn.
    Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc đồng nghiệp cũ của bạn.
  17. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy luôn kết thúc bằng việc gửi email hoặc thư viết tay để cảm ơn người phỏng vấn đã cho bạn cơ hội.


    Đó là một cơ hội tốt để nhắc lại một lần nữa rằng bạn là một ứng viên phù hợp và rằng thật tuyệt khi được gặp gỡ mọi người. Viết ngắn gọn, ngọt ngào và thân thiện, và hãy nhớ gửi đi trong vòng 24 giờ kể từ buổi phỏng vấn của bạn.

    Đừng quên cảm ơn
    Đừng quên cảm ơn
    Đừng quên cảm ơn
    Đừng quên cảm ơn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy