Top 10 Bí quyết ứng xử hiệu quả nhất của mẹ chồng đối với nàng dâu
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu là quan hệ gia đình khá thân thiết. Cuộc sống chung giữa mẹ chồng và nàng dâu có hòa thuận hay không, có ảnh hưởng rất lớn đối với ... xem thêm...cuộc sống gia đình. Để xây dựng và giữ vững được hòa thuận trong quan hệ mẹ chồng, nàng dâu, đòi hỏi cả hai bên đều phải cố gắng hết sức. Đứng ở góc độ mẹ chồng, sau đây là những điều cần phải chú ý.
-
Mẹ chồng đến sớm hơn nên tỏ tường hết thảy mọi việc trong nhà, con dâu đến sau nên mọi việc trong nhà còn chưa hiểu rõ. Mẹ chồng cần dẫn dắt con dâu bước vào trong Đạo, đối xử với con dâu như với con gái, điều gì con dâu không biết thì bảo ban, chỉ dẫn con dâu, không nên gây khó dễ.
Người mẹ phải luôn làm gương trong cuộc sống gia đình và luôn có tư tưởng tiến bộ để chiếm được lòng tin của con dâu. Đây là nét cơ bản trong quá trình xây dựng và giữ gìn mối quan hệ.
-
Mẹ chồng nàng dâu trong gia đình đều là những người mang họ khác nhau mà tới cùng một gia đình, sống như mẹ và con gái. Tục ngữ có câu: "Yêu người người lại yêu ta".
Trong cuộc sống, mẹ chồng phải thường xuyên quan tâm đến con dâu, ví dụ như giúp con dâu làm việc nhà, chăm sóc cháu và giúp nàng dâu thoát ra khỏi những khó khăn buồn bực trong các lĩnh vực khác. Nếu mẹ chồng thực sự quan tâm và yêu quý con dâu, làm sao con dâu lại không quan tâm, yêu quý mẹ chồng.
-
Mẹ chồng không thể đòi hỏi quan điểm sống, thói quen, sinh hoạt,... của thanh niên phải hoàn toàn giống người già. Nếu không phải là lỗi lớn, có thể châm chước, ai cũng có "một khoảng tự do" nhất định. Nếu là lỗi lầm lớn, cần chú ý khuyên bảo.
Hãy nhìn nhận con dâu là một con người, cũng “nhân vô thập toàn” như bao người khác thôi. Một số bà mẹ chồng không nhận ra điều thực tế đó. Con dâu cũng có những mối quan tâm riêng, cách thức riêng và công việc riêng. Con dâu không kinh nghiệm sống bằng mẹ chồng, nhưng con dâu có thể biết những thứ mà mẹ chồng không biết. Con dâu muốn được đối xử tốt chứ không muốn bị gán những “biệt danh” nào đó. Mẹ chồng muốn được đối xử tốt, được tôn trọng, được quý mến thì hãy thể hiện trước, mẹ chồng là “người lớn” mà!
-
Nếu nàng dâu có những lời nói, cử chỉ xúc phạm đến mẹ chồng, làm mẹ chồng buồn bực, thì mẹ chồng nên nghĩ nhiều đến những lý do tích cực, ví dụ như: "Đây chắc là con nó không để ý", "Nó còn trẻ người non dạ, chưa hiểu biết gì lắm", chứ không nên nghĩ: "Con dâu cố tình gây khó dễ với mình, cố tình chọc tức mình".
Hãy tìm những động lực tốt và đừng cố gắng thay đổi con dâu theo ý mình, vì đó là điều bất khả thi. Tại sao muốn chỉ trích con dâu? Cách cư xử của con dâu có gì sai? Cách ăn mặc và phong cách của con dâu có gì gây “dị ứng”? Hãy suy nghĩ và cân nhắc để xác định nguyên nhân. Hãy thoải mái và đặt mình vào vị trí của con dâu, nếu thực sự cần chấn chỉnh thì hãy nhẹ nhàng chỉ bảo, đừng gay gắt. Bạn thương con trai thì con dâu cũng thương con (cháu nội của bạn), và cũng đừng khinh suất: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
-
Hãy giữ miệng. Thường thì khi chuyện trò với người khác, mẹ chồng hay nói xấu con dâu - và ngược lại. Bản tính con người có khuynh hướng phê phán người khác, và ai cũng có thể là “nạn nhân”. Mẹ chồng không muốn con dâu nói xấu mình, con dâu cũng không muốn bị mẹ chồng nói xấu. Hãy tâm niệm: “Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì đừng làm cho người khác” (kỷ sở bất dục vật thi ư nhân). Con dâu sẽ nhìn vào mẹ chồng để đối xử.
Nếu có cách nhìn không mấy thiện cảm về con dâu, cũng không nên nói lung tung những suy nghĩ đó với bạn bè, hàng xóm. Ngay cả khi nói với con trai cũng hết sức thận trọng. Nếu không sẽ sinh chuyện, thậm chí thành to chuyện.
-
Đối với những việc tương đối lớn trong nhà, nên bàn bạc với con dâu và hết sức tôn trọng ý kiến của con dâu. Đối với những việc thuộc về bản thân con dâu, nên làm tốt vai trò góp ý "tham mưu" nhưng không áp đặt. Dù trong nhà xảy ra chuyện to tát đến mức độ nào, cũng cần nói rõ chủ trương, bình tĩnh giải quyết.
Ngoài ra, mẹ chồng hãy thường xuyên hỏi ý con cái từ những chuyện thường ngày trong gia đình cho đến một số quyết định lớn mà con dâu có thể tham gia góp ý. Khi đó, hai bên sẽ tin tưởng và là đồng minh của nhau trong cuộc sống hằng ngày.
-
Giữa mẹ chồng và nàng dâu không có tình yêu thương tự nhiên như giữa mẹ và con gái. Nhưng nếu đôi bên muốn có cuộc sống êm ấm, hạnh phúc thì hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ, đến với nhau bằng tình thương, coi con dâu như chính con gái của mình. Nếu làm được điều này thì con dâu cũng sẽ coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình.
Con gái yêu thương mẹ hơn con dâu nhưng vì tình thương yêu vô điều kiện của mẹ mà con gái thường vô tâm với mẹ hơn. Còn nàng dâu tuy không thương mẹ chồng bằng mẹ đẻ, nhưng nàng dâu thường chú ý, quan tâm đến cảm nhận của bà hơn, giữ gìn để không làm tổn thương đến mẹ hơn con đẻ.
Tình cảm nàng dâu mẹ chồng tuy không xuất phát từ tình thân, nhưng cũng rất đáng trân trọng bởi điều này chứng tỏ tâm ý của nàng dâu dành cho chồng, cho gia đình chồng của mình.
-
Hãy nhớ rằng con trai đã trưởng thành. Một số mẹ chồng nghĩ con trai là con mình, còn vợ của con trai là “người mẹ mới”. Như vậy, con trai trở thành nạn nhân của 2 phụ nữ này. Người mẹ không muốn con trai cưới cô gái đó thì tình trạng xung khắc càng trầm trọng hơn. Con trai đã trưởng thành và chọn cô gái đó vì những điểm tương hợp riêng, bạn là mẹ chồng và là phụ nữ nên không thể hiểu thấu quan điểm chọn vợ của con trai - một đàn ông. Đừng khắt khe, vì làm khổ con dâu tức là làm khổ con trai mình. Hãy tạo điều kiện cho chúng hạnh phúc.
Cần nhận thức được rằng: quan hệ vợ chồng có nhiều điểm không giống như quan hệ mẹ con. Cặp vợ chồng trẻ cần được chung sống suốt đời bên nhau cho đến khi đầu bạc răng long. Vì thế, hãy tạo mọi điều kiện cho hạnh phúc của con mình, coi niềm vui, sự hòa thuận của đôi vợ chồng trẻ là niềm vui của người mẹ.
-
Hãy chấp nhận rằng mình không là mẹ ruột. Đó là thực tế minh nhiên. Con dâu có quan hệ đặc biệt với mẹ ruột, xa mẹ nên tâm lý con dâu ít nhiều bị xáo trộn khi ở môi trường mới và hoàn cảnh mới. Mẹ chồng hãy coi con dâu như con gái để có thể tôn trọng và yêu thương nhau, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và vui vẻ. Không là ruột thịt nên dễ cố chấp nhau, dễ tìm những điểm xấu để chỉ trích. Hãy giữ thái độ thản nhiên, tỏ ra thông cảm, tránh những lời nói xúc phạm hoặc kiểu nói tiêu cực, vì “lời đau nhớ lâu” lắm.
Không được so sánh việc nàng dâu đã đối xử với mình như thế nào với việc cô đối xử ra sao với nhà mẹ đẻ. Dù nàng dâu có thường xuyên về nhà mẹ đẻ hơn, hết sức thương nhớ và quan tâm đến mẹ đẻ thì cũng nên hiểu rằng đó là điều tự nhiên, nên làm.
-
Đừng chê trí thông minh của con dâu. Mẹ chồng thường nghĩ con dâu “ngớ ngẩn”, không sáng việc, không tích cực, chỉ đâu đánh đấy như thiên lôi vậy. Thật ra, con dâu đủ thông minh nên mới lấy con trai bạn đó thôi. Bạn không chấp nhận con dâu là thành viên gia đình, nhưng con trai bạn đã chấp nhận và cưới làm vợ, không gì có thể tách rời chúng. Bạn hẹp hòi là tự đày đọa mình!
Không lên mặt kẻ cả, không được quá tự trọng, từ đó phải cho rằng con dâu phải hết sức tôn trọng mình hoặc phải thế này, phải thế kia. Xin lưu ý rằng, dù trong bất cứ tình huống nào, đều không nên tranh cãi với con dâu, không được làm bẽ mặt con dâu một cách quá đáng. Nếu không, sẽ không gỡ được mọi chuyện.