Top 11 Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè khắc nghiệt. Căn bệnh này không truyền nhiễm nhưng gây đau đớn và khó khăn cho ... xem thêm...bạn trong việc ăn uống và giao tiếp. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này thì hãy cùng toplist tham khảo top các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay nhé.
-
Mật ong
Mật ong được cho khắc tinh của chứng nhiệt miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm nên giúp tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo các mô nên chữa lành các vết loét miệng rất hiệu quả. Đối với nhiệt miệng, mật ong có tác dụng lớn có thể chữa lành những vết loét, sưng đỏ trong khoang miệng cực kỳ hiệu nghiệm. Theo nghiên cứu nếu sử dụng mật ong nguyên chất bôi lên các vết lở, loét miệng liên tục trong 8 ngày, mỗi ngày thực hiện vài lần thì vết loét sẽ khỏi hoàn toàn mà không hề gây ra biến chứng.
Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả hơn các biện pháp chữa nhiệt miệng khác. Dung dịch mật ong 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.Cách làm:
- Cách 1: Bạn có thể dùng mật ong để ngậm hoặc dùng tăm bông chấm mật ong bôi trực tiếp lên những nốt nhiệt miệng. Thực hiện 3 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn, bạn sẽ thấy triệu chứng nhiệt miệng được cải thiện đáng kể và dần biến mất sau 3 ngày.
- Cách 2: Bạn có thể pha mật ong với bột nghệ nguyên chất để được hỗn hợp đặc, sau đó dùng khăn bông chấm và bôi lên những vết loét. Đợi sau khoảng 1 phút thì súc miệng sạch. Mỗi ngày lặp lại khoảng 3 lần.
- Cách 3: Ngoài cách thoa trực tiếp thì bạn còn có thể dùng mật ong ngậm để súc miệng, nhớ đảo đều nhiều lần xung quanh vùng vết thương bị lở loét trong 1-2 phút, sau đó nuốt mật ong cũng có lợi cho dạ dày. Cách này thực hiện rất đơn giản và hiệu quả nhanh chỏ sau 3 ngày là vết nhiệt miệng cũng sẽ khỏi hẳn. Lưu ý là phải súc miệng lại bằng nước sạch sau khi thực hiện.
-
Cà tím
Cà tím là loại quả chứa nhiều vitamin ít calo, được dùng nhiều trong nấu nướng hàng ngày. Theo Đông Y, cà tìm có tính cực hàn, thanh can, giáng hỏa, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc,… Sử dụng cà tím chế biến món ăn có thể chữa được các bệnh giảm huyết áp, viêm phế quản cấp và làm cho răng chắc khỏe. Vì vậy cà tím hoàn toàn rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng.
Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê ngoài làm chắc răng thì cà tím là nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời có khả năng chữa nhiệt miệng hiệu quả với cách làm đơn giản. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính và hiệu quả nhanh.
Cách làm:
- Lấy khoảng 2 trái cà tím cắt lát mỏng luộc chừng 10 phút lấy một tô nước uống. Nên uống khi nước còn ấm nóng. Nếu chớm bị chỉ cần 1 lần là sẽ khỏi.
- Còn khi vết lở tròn trắng mủ thì làm 6 trái chia 3 lần, uống vào 3 buổi chiều, uống vào sẽ thấy đỡ đau ngay và vết thương sẽ rất mau lành miệng.
-
Nha đam
Theo các nghiên cứu khoa học, các thành phần trong nha đam có tính sát khuẩn cao và gây tê, ngoài ra còn có công dụng sát trùng, thanh nhiệt, làm dịu cơn đau. Gel nha đam có tính kháng khuẩn cao giúp nhanh lành vết thương cực kỳ thích hợp để chữa các vết lở, loét do nhiệt miệng gây ra. Dù áp dụng các nào trong các cách dưới đây thì các bạn cũng nên thực hiện ngày 2-3 lần. Sau 3-5 ngày nhiệt miệng sẽ chấm dứt, bạn không cần phải chịu khổ sở vì đau rát do các vết loét nhiệt miệng gây ra nữa.
Cách làm:
- Cách 1: Nha đam cắt bỏ phần vỏ, ép phần thịt nha đam lấy gel bôi vào những chỗ nhiệt miệng sưng đỏ, vết lở loét dù to hay nhỏ cũng bôi vào. Bôi nhiều lần để tính kháng khuẩn trong gel thấm sâu vào và giúp giảm đau, đỡ sưng đau và nhanh se lại.
- Cách 2: Nha đam đem đi cắt bỏ vỏ, rửa sạch để chất nhờn màu vàng bị loại bỏ sạch sẽ. Sau đó, cắt nha đam thành lát mỏng đắp lên vết lở nhiệt miệng sẽ cho hiệu quả không ngờ.
- Cách 3: Sử dụng các loại nước thảo mộc có chiết xuất từ nha đam để súc miệng sẽ giúp cho các vết loét nhiệt miệng lành lại nhanh chóng.
-
Sữa chua
Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản và khá hiệu quả. Bởi trong sữa chua có nhiều men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể. Trong những ngày bị nhiệt miệng, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên, cố gắng ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp nhiệt miệng chóng lành. Theo các y bác sĩ, sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp cơ thể giảm nhiệt. Ngoài ra, sữa chua là loại đồ ăn mềm lỏng, giúp vết thương tránh bị cọ xát và mau lành hơn.
Cách làm:
- Ăn nhiều sữa chua sẽ giúp liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới. Ngoài ra, khi thoa sữa chua lên vùng rộp, vết lở sẽ dịu lại nhanh chóng.
- Trong những ngày bị nhiệt miệng, lời khuyên của bác sĩ là nên cố gắng sử dụng 2 - 3 hộp sữa chua hàng ngày, rất tốt cho sức khỏe.
-
Cùi dừa
Dừa là một quả chứa nhiều chất gluxit và được trồng nhiều ở Việt Nam. Trong 1lit nước dừa tươi có khoảng 4 protein, 48g gluxit, 20g acid hữu cơ, 4g chất khoáng. Đông y cho rằng dừa có vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát khuẩn, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể trạng, ích khí, khử phong, trị bệnh cam, viêm nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, diệt côn trùng, bị lở loét, viêm da,… Đặc biệt rất thích hợp sử dụng trong quá trình điều trị bệnh nhiệt miệng.
Cách làm:
- Bạn có thể lấy cùi dừa nghiền nát rồi sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng 3-4 lần/ngày.
- Hoặc lấy một mảnh cùi dừa cho vào xay, sau đó chắt lấy nước cốt để uống trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy, cách làm này vừa làm sạch miệng vừa giúp các vết lở loét mau lành.
-
Khế chua
Theo y học quả khế có vị chua ngọt, tính lành. không độc, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Lá khế có vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc dùng chữa các chứng ung nhọt, lở ngứa do huyết nhiệt. Hãy thử tưởng tượng bạn phải đối mặt với bệnh nhiệt miệng hàng ngày, các vết lở loét trong miệng bị đau rát mỗi khi bạn nói chuyện, há miệng hoặc khi cử động miệng nhẹ. Ăn uống trở nên khó khăn mà không làm cách nào cho hết nhiệt miệng ngay lập tức.
Có người sử dụng các loại thuốc làm mát vết lở loét nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, sau đó vết loét vẫn sẽ khiến bạn gặp rắc rối, có khi là nặng hơn. Cách tốt nhất là dùng các biện pháp thiên nhiên chữa khỏi nhiệt miệng mà không gây ra phản ứng phụ.Cách làm:
- Giã nát 2-3 quả khế chua, rồi đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc. Chờ lúc thuốc nguội rồi ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Thực hiện liên tục 2 - 3 ngày vết lở sẽ giảm đau và sưng hiệu quả.
- Hoặc lá khế giã nát, đắp vào chỗ đau có tác dụng giảm sưng do nhiệt, giảm đau và giải độc
-
Củ cải
Củ cải dùng làm rau ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá, làm dưa... rất ngon miệng. Ngoài ra, với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt.
Cách làm:
- Chọn khoảng 300g củ cải rửa sạch, gọt vỏ, xắt thành miếng nhỏ, giã sống rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
-
Lá rau ngót
Rau ngót hay còn gọi là rau bồ ngót là một loại cây nhỏ có thể cao hơn 1,5 mét. Lá mọc so le dài tới 5-6cm, rộng 3cm có cuống ngắn với 2 lá nhỏ đi kèm. Lá hình trứng dài hoặc hình bầu dục. Hoa mọc ở kẽ lá. Hạt có vân nhỏ. Theo y học cổ truyền rau ngót là loại cây có tính năng làm mát trong cơ thể, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, lợi tiểu và còn giúp giải độc tố trong cơ thể nhanh chóng.
Cách làm:
- Chuẩn bị một bó rau ngót, tuốt hết hết lá rồi đem đi rửa sạch. Tiếp đó giã nát phần lá, lấy nước đó đem trộn với một thìa mật ong. Dùng hỗn hợp đó bôi lên chỗ bị nhiệt, mỗi ngày kiên trì làm từ 2-3 lần. Bài thuốc này rất an toàn lại không tốn kém, được rất nhiều người sử dụng.
- Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với việc ăn canh rau ngót trong các bữa ăn để làm mát bên trong cơ thể.
-
Rau diếp cá
Rau diếp cá từ lâu đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị cho món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Nhưng ít ai biết đến tác dụng tuyệt vời của nó trong việc chữa bệnh nhiệt miệng. Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Không những thế, gần đây Y học đã nghiên cứu cho thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó nó có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.
Cách làm:
- Lấy khoảng 100g rau diếp cá non hoặc bánh tẻ, đem rửa sạch sẽ rồi để ráo nước. Sau đó chuẩn bị máy xay sinh tố, đem phần rau đã nhặt trước đó đem đi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cho người bị nhiệt miệng uống. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 lần là tốt nhất, duy trì đến khi nào khỏi bệnh thì thôi.
-
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Theo Đông Y bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có chức năng thanh nhiệt giải độc làm dịu mát cơ thể. Bột sắn dây thường được sử dụng để chữa các loại bệnh cảm, sốt, nhức đầu, mụn nhọt, rôm sẩy khá hiệu nghiệm. Và nhờ công dụng giải độc làm mát mà bột sắn dây được ông bà ta dùng để chữa trị khi bị nhiệt miệng, làm giảm các vết loét lở trong khoang miệng cực nhanh chóng mà lại tiết kiệm chi phí.
Cách làm:
- Cách 1: Dùng khoảng 2 thìa nhỏ bột sắn dây pha cùng 250ml nước nguội, thêm chút đường, khuấy đều cho đến khi bột tan hết và uống ngay. Ngày uống 2-3 lần bạn sẽ nhanh chóng khỏi nhiệt miệng.
- Cách 2: Dùng khoảng 2 thìa nhỏ bột sắn dây cùng 250ml nước nguội, thêm đường và cho vào nồi nhỏ vừa đun vừa khuấy đều tay, cho đến khi được hỗn hợp trong suốt sền sệt thì tắt bếp đổ đều ra đĩa. Để nguội ăn ngày 2 lần sẽ giúp bạn nhanh chóng hết nhiệt miệng.
-
Thuốc bôi nhiệt miệng
Ngoài các cách trên các bạn cũng có thể dùng thuốc bôi nhiệt miệng cũng rất chóng lành:
- Thuốc Oracortia: Dùng trị nhiệt miệng sản xuất theo bản quyền của Thái Lan. Oracortia là thuốc mỡ dùng cho miệng/họng, điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
- Thuốc Kamistad - Gel N: Thuốc Kamistad - Gel N là thuốc dạng gel dùng cho khoang miệng để điều trị các chứng viêm đau ở lợi, niêm mạc miệng và môi. Nhờ tính chất giảm đau và sát trùng tại chỗ. Kamistad - Gel N cũng thích hợp cho người mang răng giả bôi vào các điểm bị chèn ép để giảm cảm giác quá mẫn cảm đối với vật lạ trong giai đoạn chưa thích nghi.
- Thuốc Zytee: Zytee là loại thuốc giảm đau mạnh và nhanh, giúp người dùng giảm đau chỉ trong 3 – 4 phút sau khi bôi thuốc và tác dụng của chúng có thể kéo dài đến vài tiếng. Cơ chế giảm đau của zytee là nhờ hợp chất Benzalkonium chloride có tác dụng kháng khuẩn thông qua việc tác động không đặc hiệu tại màng bào tương của vi khuẩn. Điều này giúp cho các acid amin và nucleotid làm tiêu tế bào vi khuẩn. Thuốc này không chỉ được dùng phổ biến để điều trị chứng nhiệt miệng mà còn dùng để giảm đau răng, viêm miệng, viêm lưỡi hay bất kỳ những tổn thương trong khoang miệng nào khác.
- ...