Top 10 Trò chơi cho trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường khó ngồi yên một chỗ, nên sẽ khó chịu nếu phải ở trong nhà lâu. Tuy nhiên, có một số trò chơi trong nhà mà vẫn rất vui, ... xem thêm...khiến trẻ có thể tập trung chơi, giảm bớt sự hiếu động thái quá của mình. Hãy cùng Toplist.vn tìm hiểu những trò chơi này nhé!
-
Truy tìm kho báu
Truy tìm kho báu là một hoạt động giúp cả cơ thể và não bộ của trẻ vận động. Bố mẹ hãy đưa cho trẻ một danh sách những món đồ trẻ cần “săn tìm” ở trong nhà. Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên cho trẻ xem hình ảnh để trẻ biết được món đồ cần tìm. Kết thúc cuộc săn tìm, nếu bố mẹ tặng trẻ một phần thưởng nho nhỏ thì lần sau trẻ sẽ càng thích chơi đấy!
Mẹ hãy kể cho bé nghe về trò tìm kho báu và việc của bé là tìm ra chiếc cốc nào đang che “phần thưởng” mẹ nha! Bắt đầu nào, mẹ hãy nhất nút hoán đổi vị trí các cốc và nhắc bé hãy để ý kĩ để tìm ra kho báu mẹ nhé! Mẹ hãy khuyến khích để bé tìm ra đúng chiếc cốc nha! Nếu bé còn ngập ngừng, mẹ hãy gợi ý để giúp bé một tay nhen mẹ.
-
Chơi tung bóng bay
Đây là trò chơi rất phổ biến mà trẻ em cũng thích. Quy tắc chơi vô cùng đơn giản: trẻ cần đánh bóng lên không trung và tuyệt đối không được để bóng rớt xuống chạm đất. Đây là một thử thách đòi hỏi trẻ phải xác định được đường rơi của bóng để còn chạy lại đón, con sẽ phải chạy, nhảy, thậm chí trượt lăn ra để đỡ bóng. Ngoài ra, nó còn cải thiện cơ bắp tay cũng như sự phối hợp giữa tay và mắt của trẻ.
Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình trẻ, bố mẹ cũng có thể bảo trẻ tự tung bóng qua lại và tự đỡ. Trẻ sẽ có cơ hội vận động nhiều hơn qua việc làm thế nào để bóng không bị chạm đất.
-
Chơi màng xốp hơi
Nếu ở nhà có sẵn màng xốp hơi không dùng đến thì bố mẹ cũng đừng bỏ đi vội, mà hãy tận dụng để bày trò chơi cho trẻ. Trẻ có thể giẫm hay nhảy trên những miếng màng xốp này, tạo ra âm thanh vui tai.
Một cách nữa là bố mẹ viết các chữ cái, hoặc đánh dấu bằng màu (nếu trẻ chưa biết chữ) lên các bong bóng và bảo trẻ bóp nổ những bong bóng nhất định. Việc bóp nổ những bong bóng hơi này cũng được cho là có thể giúp trẻ bớt căng thẳng vào những lúc thần kinh bị kích động.
-
Nhảy lò cò
Nhảy lò cò là hoạt động tuyệt vời cho sức khỏe, lại giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động thô nữa. Khi ở trong nhà, nếu không muốn vẽ ô bằng phấn, bố mẹ có thể dùng băng dính màu dán thành các ô, thậm chí đánh số các ô hoặc dán theo hình tròn, tam giác… thay vì hình vuông thông thường.
Sau đó, bố mẹ hãy nghĩ ra các cách “thử thách” trẻ, như nhảy theo số thứ tự trong các ô, hoặc theo những ô có hình nhất định. Trò chơi này cũng rất phù hợp để chơi ở hành lang khu chung cư, và nếu có vài trẻ hàng xóm chơi cùng thì trẻ sẽ càng vui.
-
Chơi “bowling”
Bowling là một trò chơi hay ho, giúp giải tỏa căng thẳng, mang đến nhiều niềm vui cho người chơi. Thông thường trò chơi bowling không dành cho các bé nhỏ bởi quả bóng khá nặng, quá sức đối với các con. Trong những ngày ở nhà phòng dịch, bố mẹ hoàn toàn có thể tự biến tấu những dụng cụ không còn dùng đến nữa làm bowling cho con. Đầu tiên hãy sử dụng những vỏ chai nhựa đã dùng hết, sau đó dán băng dính thành một đường thẳng để bé có thể dễ dàng đặt vỏ chai lên đó.
Quả bóng thì bạn có thể lấy ngay bóng nhựa đá bóng của con, vô cùng đơn giản phải không nào. Trò chơi này nếu cả bố mẹ và bé có thể chơi cùng nhau thì thực sự sẽ rất vui. Còn chần chờ gì nữa, mau chóng chuẩn bị vật dụng chơi bowling cùng bé thôi. -
Gối chiến
Đây là một trò chơi gần như đứa trẻ nào cũng thích. Nếu hàng ngày bạn thường rầy la lũ trẻ khi chúng nhảy nhót lên chăn gối thì những ngày này hãy thư giãn một chút và thưởng lũ trẻ được tha hồ xếp hết gối và chăn trong nhà lại để nhảy nhót và lăn lộn trên đó, đảm bảo lũ trẻ sẽ vô cùng phấn khích và có thể chơi cả ngày không chán.
Còn nếu chúng đã chán nhảy nhót thì bạn có thể gợi ý các con trò "cuộc chiến" của những chiếc gối, chúng có thể thoải mái dùng gối để chiến đấu với nhau cho đến lúc tìm được người thắng cuộc. Dùng gối làm vũ khí chiến đấu là việc mà gần như trẻ nào cũng thích. Bố mẹ cứ đưa trẻ vài chiếc gối cũ và chọn một khu vực an toàn trong nhà để cho trẻ chơi. Nếu không có ai chơi cùng, trẻ có thể chơi đấm bốc vào gối. Tuy nhiên, để trẻ không bị kích thích thái quá, bố mẹ nên đặt giới hạn cụ thể về thời gian chơi.
-
Ném bóng rổ
Bóng rổ là trò chơi vận động, bé có thể sử dụng sự linh hoạt của tay chân, và sự nhanh nhạy của đầu óc. Thông thường, bóng rổ là môn thể thao chỉ có thể chơi được ở ngoài trời hoặc chơi trong sân nhà trường. Tuy nhiên nếu khéo léo bố trí thì bạn và bé hoàn toàn có thể chơi được môn thể thao này ở trong nhà. Đầu tiên hãy lấy giỏ rỗng, hoặc xô nhựa, rọt rác ra xa, vừa đủ để bé có thể rướn người ném vào.
Còn bóng thì hãy tận dụng những tờ báo cũ không dùng tới vo tròn lại, vừa nhẹ lại có khả năng bay xa, bé hoàn toàn có thể tự mình chuẩn bị những dụng cụ này. Bạn và bé thay phiên nhau ném giấy báo vào rổ, con chắc chắn sẽ vô cùng thích thú với sáng kiến mới lạ này của bố mẹ. -
Giải mã rubik
Rubik là một “khối nhựa nhiều màu” đã “đốn tim” biết bao trẻ em trên khắp thế giới. Để giải được một khối rubik, trẻ cần ghi nhớ vị trí của các ô màu để di chuyển sao cho 6 mặt trờ về đồng màu. Việc chơi rubik giúp tăng kỹ năng tập trung cho trẻ, khả năng tư duy logic và khả năng ghi nhớ để giải quyết vấn đề.
Với trẻ nhỏ, lần đầu chơi rubik sẽ khiến các bé khá lúng túng và gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, bố mẹ có thể hướng dẫn con giải quyết từ từ từng tầng một cho đến khi trẻ thuần thục. Một mẹo nhỏ là nếu phụ huynh cũng không biết cách giải rubik thì có thể lên youtube xem video hướng dẫn chi tiết. -
Trò chơi giải mã mê cung
Trò chơi giải mã mê cung có thể được thực hiện trên giấy hoặc mô hình lắp ghép. Đây là trò chơi rèn luyện sự tập trung ở trẻ bởi con đường trẻ phải tìm có thể sẽ khá dài và bắt buộc trẻ không được xao lãng trong suốt quá trình. Trong trò chơi này, để phát triển kỹ năng tập trung cho trẻ, cha mẹ hãy chuẩn bị một khối mô hình và lắp ghép thành một ngôi nhà và 2-3 đường đi, trong đó có 1 hoặc 2 đường đi về tới nhà, đường còn lại là đi vào ngõ cụt hoặc đi và rừng. Cho trẻ một mốc thời gian phù hợp để tìm ra đường về nhà.
Khi trẻ đã chơi quen trò này, hãy tạo ra các đường khó hơn, ngoằn ngoèo hơn. Ngoài mô hình lắp ghép, cha mẹ cũng có thể dùng bút vẽ trên giấy. Hãy thay đổi chủ đề liên tục để bé không bị nhàm chán, chẳng hạn như giúp trẻ khi tìm đường để ăn được một quả chuối,…
-
Chơi cờ
Nếu bé học tiểu học thì con đã có thể học và chơi các môn cờ tướng, cờ vua, cờ vây...Đây là trò chơi đòi hỏi sự rèn luyện trí não lẫn sự kiên trì, quan sát học hỏi. Nếu bé thích chơi cờ thì đó là dấu hiệu đáng mừng. Bố có thể hướng dẫn con từng quân cờ, để con tập làm quen sau đó hướng dẫn các nước đi. Việc hướng dẫn bé chơi cờ cũng là thử thách đối với bố mẹ, nhưng một khi con đã ghiền rồi thì đây sẽ là một trò chơi tuyệt vời.
Bé sẽ chẳng màng đến tivi hay điện thoại mà sẽ tập trung vào bàn cờ, nghiên cứu nước đi, cũng như tìm hiểu về phương pháp chơi cờ sao cho thắng. Nhờ vậy, mẹ sẽ có thời gian để dọn dẹp nấu ăn hay chăm sóc bản thân mà chẳng lo phải kèm cặp con từng giây từng phút.