Top 11 từ tiếng Anh nên loại bỏ ngay khỏi CV từ năm 2017
CV - Curriculum Vitae có nghĩa là bản Sơ yếu lý lịch dùng để xin việc. Nói cách khác, CV cũng là một tờ quảng cáo cho chính bản thân người xin việc vì nội dung ... xem thêm...trong đó là những kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ mà người xin việc muốn cho nhà tuyển dụng biết. Tuy nhiên, ngày nay, khi viết CV bạn cũng nên chăm chút, cẩn thận và chau chuốt hơn, đặc biệt nếu bạn viết bản CV đó bằng tiếng Anh. Dưới đây, Toplist sẽ liệt kê cho bạn những từ tiếng Anh mà bạn nên loại bỏ ngay khỏi CV của mình từ năm 2017 vì chúng không thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
-
Unemployed – Thất nghiệp
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đều rất tinh ý, chỉ cần nhìn qua CV của ứng viên, họ sẽ biết được khoảng thời gian nào bạn không có việc làm. Họ có thể ghi chú lại những mốc thời gian bạn đi làm để hỏi bạn trong buổi phỏng vấn nên bạn không cần phải nhấn mạnh điều đó trong CV của mình. Bạn sẽ bị các nhà tuyển dụng đánh giá thấp đó.
-
Hardworking/ Hard worker – Làm việc chăm chỉ
Chẳng có nhà tuyển dụng nào không muốn nhân viên của mình làm việc chăm chỉ cả. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ứng viên sẽ làm việc chăm chỉ là khi họ có mặt tại buổi phỏng vấn đúng giờ, thái độ tự tin khi trả lời phỏng vấn, hoàn thành các bài test nhà tuyển dụng đưa ra và nộp bài đúng hẹn. Vậy nên bạn hãy hành động để các nhà tuyển dụng thấy bạn là con người như thế nào chứ không nên viết vào CV rồi không làm được.
-
Ambicious (Từ sai chính tả)
Ambicious là một từ thường thấy trong CV của các ứng viên. Giám đốc dịch vụ khách hàng và là đối tác tuyển dụng cấp cao của Decision Toolbox, bà Elizabeth Harrison chia sẻ: “Trong CV không bao giờ được tồn tại từ sai chính tả, hãy đọc lại CV của bạn nhiều lần, in nó ra và nhờ bạn bè hoặc gia đình của bạn cùng xem. Chỉ một từ sai chính tả rất nhỏ cũng có thể khiến bạn từ một ứng viên nặng ký bước vào vòng nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không phải là người tỉ mỉ, cẩn thận.”
-
Microsoft Office
Bạn biết không, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, kỹ năng Microsoft Office không còn là một kỹ năng được các nhà tuyển dụng mong chờ, mà nó là một kỹ năng bắt buộc phải có cho tất cả ứng viên. Nội dung bạn viết trong email ứng tuyển, cover letter (thư xin việc), CV (sơ yếu lý lịch)… của bạn chính là những minh chứng cho một loạt kỹ năng văn phòng mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm rồi. Nếu bạn ghi trong CV là kỹ năng Microsoft Office tốt mà khi viết các giấy tờ trong hồ sơ bạn phạm lỗi, chắc hẳn nhà tuyển dụng cũng lắc đầu ngao ngán. Hay nếu bạn có những kỹ năng “đắt giá” mà ít người biết như “tiếng Nhật, Java, HTML…” hoặc bất kỳ kỹ năng nào mà liên quan chặt chẽ với công việc thì hãy liệt kê chúng ra. Tuy nhiên, nếu công việc bạn ứng tuyển là công việc văn phòng, liên quan đến giấy tờ thì bạn vẫn có thể liệt kê kỹ năng Microsoft Office vào CV, nhưng bạn hãy chú ý trong cách trình bày văn bản nhé. -
On time – Đúng giờ
Cũng giống như kỹ năng Microsoft Office ở phía trên, sự đúng giờ là điều kiện hiển nhiên phải có cho bất kỳ ứng viên nào. Yếu tố đầu tiên thể hiện sự đúng giờ là khi bạn có mặt tại buổi phỏng vấn. Chưa cần biết các kỹ năng khác bạn giỏi thế nào. Nhưng nếu bạn đến muộn, chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với bạn. -
Objective – Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn không cần phải ghi những Objective (mục tiêu nghề nghiệp) của bạn trong CV. Thay vào đó, bản cover letter (thư xin việc) sẽ là một nơi thích hợp hơn để bạn thể hiện rõ các mục tiêu nghề nghiệp của mình. Còn trong CV, đó là nơi để những kinh nghiệm của bạn được nổi bật.
-
Reference available upon request
“Reference available upon request” là cụm từ rất hay gặp ở phần cuối cùng của CV. Các ứng viên coi điều này như một động tác cuối để kết thúc bản CV của mình. Tuy nhiên, khi nhà tuyển dụng đọc câu này trong CV của bạn, họ sẽ cảm thấy bạn đang rất nôn nóng và mong chờ nhà tuyển dụng gọi để hỏi về người tham khảo này. Trường hợp nếu nhà tuyển dụng muốn biết thêm thông tin gì từ bạn, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn ngay. Vì thế bạn không cần thiết phải đề cập câu này trong CV của mình. Theo một chuyên gia nhân sự chia sẻ: “Các ứng viên thường nghĩ rằng họ phải chủ động đưa ra thông tin người tham khảo cho chúng tôi, tuy nhiên sự thật là nếu mà chúng tôi cần, chúng tôi sẽ hỏi bạn sau”. -
I, She, He, Him, Her
Nhà tuyển dụng rất tinh ý nhìn ra những lỗi nhỏ của bạn trong CV. Bạn không nên ghi các từ I, She, He, Him, Her vào CV vì nhà tuyển dụng sẽ đặt là một câu hỏi là “CV này có phải do bạn tự viết hay một người nào khác làm cho bạn mà bạn phải đề cập "anh ấy" hay "chị ấy" ở đây?”. Bạn không nên viết “I led a team of four people - (Tôi đã lãnh đạo một team gồm 4 người)”, mà hãy viết “Led a team of 4”. Và không bao giờ được viết: “Mr. X led a team - (Ông X lãnh đạo team)”, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn làm những gì, chứ họ không hề quan tâm ông A, B, C, X nào làm gì đâu nhé! -
Expert – Chuyên gia
Có thể bạn rất giỏi trong một lĩnh vực nào đó, nhưng bạn không nên khoe mình là “chuyên gia” trong lĩnh vực đó, trừ phi bạn thật sự chắc chắn kiến thức của bạn như là một chuyên gia. Thay vì chú trọng vào việc khoe khoang thành tích, bạn hãy chuẩn bị tốt những câu trả lời cho những câu hỏi về chuyên môn nghề nghiệp mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn. -
Can’t hoặc Won’t
Can’t và Won’t là những từ phủ định trong tiếng Anh, nếu bạn viết những từ này vào CV của mình, nhà tuyển dụng sẽ thấy được những mặt hạn chế của bạn. Một CV hoàn hảo không nên có những từ phủ định trong bất cứ phần nào. Bạn chỉ nên “khoe” ra những gì bạn có thể làm chứ không nên đưa ra những gì bạn không thể làm được. -
Responsible for…
Rất nhiều ứng viên mở đầu cho các đầu mục công việc của mình bằng cụm từ “responsible for”. Tuy nhiên các chuyên gia tuyển dụng nhận xét rằng, cách tốt nhất bạn nên làm là nhấn mạnh công việc của mình bằng những động từ công việc thật mạnh mẽ và truyền cảm hứng, sau đó liệt kê kết quả đạt được. Ví dụ như: “Regional Sales Manager for Largest Revenue-Generating Area, exceeding competitors by 25-55% in revenue growth, year-over-year”.