Đeo nhẫn cưới vào chân
Đây là một tập tục rất kì lạ khiến nhiều người khi nghe sẽ ngạc nhiên. Không giống như đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình. Lý do đầu tiên và được nhiều người biết đến nhất đó là một người phụ nữ Ấn Độ khi đeo chiếc nhẫn này ở chân có nghĩa là người phụ nữ ấy đã có chồng. Theo truyền thống của người Ấn Độ, chiếc nhẫn được đeo phổ biến nhất là ở ngón chân thứ 2 bên cạnh ngón chân cả. Đây là ngón chân dài nhất trong tất cả 5 ngón và cũng là ngón dễ đeo nhẫn nhất. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc đeo nhẫn ở chân cũng có những có sở khoa học nhất định rất tốt cho sức khỏe của người phụ nữ. Chiếc nhẫn bạc có chất dẫn rất tốt sẽ hấp thụ năng lượng từ trái đất và truyền nguồn năng lượng đó vào cơ thể.
Được biết, ngón chân thứ 2 là nơi xuất phát của một dây thần kinh đặc biệt kết nối với tử cung và truyền đến tim, những người phụ nữ đeo nhẫn ở ngón có thể giữ cho tử cung khỏe mạnh bằng cách điều hòa lượng máu chảy qua tử cung, nhờ vậy giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giảm những cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc có thai ở phụ nữ đã lấy chồng. Ngoài ra, những phụ nữ đã kết hôn còn đeo thêm một chiếc chuông nhỏ ở chân để tôn thêm nét đẹp, xua đuổi tà ma và có tác dụng ngăn chồng làm chuyện “ong bướm”. Người dân Ấn Độ đã lấy chiếc nhẫn đeo ở chân là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu cho các cặp vợ chồng. Việc đeo nhẫn ở ngón chân cũng trở thành một phần trong cuộc sống, nét đẹp văn hóa độc đáo và khác lạ của người Ấn Độ. Để có một đám cưới tuyệt vời, tục đeo nhẫn ở ngón chân chỉ là một trong những tập tục độc đáo của người Ấn Độ.