Top 10 Cuộc tranh biện nổi tiếng nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ

An Nguyễn 1732 0 Báo lỗi

Tranh luận hay tranh biện là một quá trình bao gồm thảo luận chính thức về một chủ đề cụ thể. Trong một cuộc tranh biện, các lập luận đối lập được đưa ra để ... xem thêm...

  1. Top 1

    Kenedy vs Nixon

    Năm 1960, John Kenedy và Richard Nixon đã gặp mặt trên đài CBS để thu hình buổi tranh biện giành chức tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, từ đó thay đổi cả tính chất của chính trị Mỹ. Trước họ, các ứng cử viên tổng thống chưa từng đối mặt tranh biện bao giờ. Ban đầu, người ta cho rằng Nixon có 9-5 phần thắng, thì Kenedy biến cuộc tranh biện trở thành lần lên sóng truyền hình gần gũi, một buổi tranh biện mở tích cực và mạnh mẽ, và là chiêu trò tuyệt vời và rẻ mặt để thu hút công chúng. Nhóm nghiên cứu của Kenedy đã biến sức nóng của buổi tranh biện thành những giọt mồ hôi của Nixon theo nghĩa đen. Theo một phóng viên của tờ Chicago Tribune thì: [Những người ủng hộ Nixon] đã hi vọng ông ta nghiền nát Kenedy bằng một vài từ." Nhưng Kendy đã tấn công mạnh mẽ: "Trong cuộc bầu cử năm 1860, Abraham Lincoln đã hỏi rằng liệu đất nước này có thể tồn tại với một nửa nô lệ và một nửa tự do không.


    Trong một bầu cử năm 1960 và với thế giới quanh chúng ta, câu hỏi cần đặt ra là liệu thế giới có thể tồn tại với một nửa nô lệ và một nửa tự do không." So sánh với vẻ ngoài trẻ trung và tràn đầy năng lượng của Kenedy, Nixon trông như hốc hác, mệt mỏi và nhếch nhác. Trong cuộc tranh biện sau đó, Nixon đã cố phản công, nhưng thiệt hại đã quá lớn. Nỗ lực này lại còn khiến Nixon sơ hở trước những đòn tấn công vô lý, như việc những người bạn của Kenedy, Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson, người đã cáo buộc các ứng cử viên Đảng Cộng hòa bỏ qua các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. "Ông đã che giấu các lỗ hổng bằng thứ thuốc ngủ yên bình", đó là lời Johnson. Mặc dù Nixon đã cải thiện trong những cuộc tranh biện sau đó, nhưng Kenedy đã loại đối thủ của mình bằng chiến thắng sát sao, mà phần nhiều là nhờ công cuộc tranh biện đầu tiên giữa họ.

    Kenedy vs Nixon

  2. Top 2

    Baldwin vs. Buckley

    Tác giả người Mỹ gốc Phi James Baldwin và nhà yêu nước William F. Buckley Jr. gặp nhau tại Đại học Cambridge năm 1965 để tranh biện "giấc mơ Mỹ có là cái giá đắt cho người da đen tại Mỹ". Buckley là người phản đối phong trào đòi dân quyền, một quan điểm được ông đưa lên tờ National Review mà mình sáng lập và có sức ảnh hưởng lớn, trong khi Baldwin được coi là đại diện phát ngôn cho phong trào người da đen ưu tú. Baldwin ngay lập tực được tạo được chỗ đứng vững chắc dù không quen thuộc với lối tranh biện trong trường học. Ông chỉ trích gay gắt hệ thống kỳ thị chủng tộc của Hoa Kỳ, nhưng cũng bày tỏ lòng cảm thông cho việc tại sao người da trắng lại bị cuốn vào nó: "Những người da trắng ở Nam phi hay những người làm thuê ở Mississippi hay cảnh sát Alabama là những kẻ nằm dưới đáy hệ thống đã buộc họ tin rằng họ phải đối đầu với người da màu, rằng người phụ nữ này, người đàn ông này, đứa trẻ này phải điên rồi nên mới tấn công hệ thống cho anh ta tất cả những gì mình có."


    Baldwin cũng đặt ra một cái bẫy cho Buckley, người dường như không chú ý tới phần lớn lời tranh biện của mình. Buckley lập tức phủ nhận và chuyển sang công kích cá nhân: "Không thể nào đánh giá được hàng loạt cáo trạng mà ông Baldwin đưa ra, trừ khi người chuẩn bị xử lý chúng là một người da trắng, trừ khi có người chuẩn bị nói với ông ta rằng thực tế màu da đen của ông hoàn toàn không liên quan gì tới lý luận ông vạch ra". Cuối cùng, gần như toàn bộ học sinh da trắng đã trao chiến thứng cho Baldwin, 544 và 164.

    Baldwin vs. Buckley
  3. Top 3

    Buckley vs. Vidal

    Nhiều người xem cuộc tranh biện năm 1968 giữa tác giả cánh tả Gore Vidal và khúc củi cháy dở Buckley Jr. vào thời điểm đó đã bùng cháy với nhiệt huyết và lời hùng biện đẫm máu. Trong một nền tảng bất ổn xã hổi và chính trị nghiêm trọng, 10 cuộc tranh biện đã diễn ra giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Nhưng cuộc tranh biện thứ 9 tại Chicago là một trong những điểm nhấn đáng giá nhất về truyền hình chính trị Mỹ tới thời điểm đó. Vidal và Buckley không hề che giấu họ ghét bỏ nhau như thế nào. Vidal cố tóm đuôi Buckley bằng cách chụp mũ ông ta chính là tạo hình mẫu cho nhân vật chuyển giới Myra Breckinridge. Trong khi đó, Buckley chế giễu kịch bản thất bại của Vidal và đưa ra một lời nhắn từ Robert F. Kennedy rằng Vidal nên được đưa tới Việt Nam. Mọi thứ trở nên cực kỳ gay gắt khi chủ đề chuyển tới sự tàn bạo của cảnh sát với những người biểu tình, những người Buckley đã lập luận rằng tự mang rắc rối cho mình bằng cách hô vang những lời tục tĩu và khẩu hiệu ủng hộ Việt Cộng.


    Người chủ trì Howard K. Smith hỏi Vidal, "Đây có phải hành động khiêu khích khi người ta giương cờ Việt Cộng lên ở công viên như chúng ta vừa thấy không? Nếu thế... chẳng phải là việc giơ cờ Đức Quốc xã lên trong Thế Chiến II sẽ mang lại hệ quả tương tự?" Vidal đáp rằng dù ông ủng hộ quyền công dân Mỹ có thể tự do phản đối, nhưng Việt Cộng cũng có quyền quản lý đất nước theo cách họ cho là phù hợp. Buckley phản đối rằng nhiều người Mỹ ủng hộ Đức Quốc xã trước và trong Thế Chiến II và đã bị lên án vì quyết định của mình. Vidal lạnh lùng cắt ngang, "Theo như tôi thấy, thì kẻ ủng hộ Đức Quốc xã thầm lặng duy nhất tôi nghĩ tới được chính là ông." Nổi điên, Buckley chồm dậy và quát lên, "Nghe đây, đồ bóng, đừng có bảo tao ủng hộ Đức Quốc xã, không thì tao sẽ đập nát cái mặt mày phẳng lỳ ra đó". Sau đó, Buckley hối hận vì mất tự chủ vì mình đã lọt vào tròng của Vidal. Trong khi cuộc tranh biện gây sốc vào thởi điểm đó, nó cũng rất là hài hước và khiến các cuộc tranh biện chính trị vốn khô cứng biến thành một chương trình giải trí truyền hình.

    Buckley vs. Vidal
    Buckley vs. Vidal
  4. Top 4

    Carter vs. Ford 1976

    Sau cuộc chiến định mệnh giữa Kenedy và Nixon, phải 16 năm sau mới có cuộc tranh biện giữa các ứng cử viên tổng thống lần nữa. Mặc dù các cuộc tranh biện trên truyền hành đã trở thành tiêu chuẩn mới trong các cuộc đua chính trị, nhưng hướng dẫn của FCC khiến tranh biện giữa các ứng cử viên tổng thống khó lòng xảy ra muốn thế đài truyền hình quốc gia phải danh một khoảng thời gian như nhau cho tất cả các ứng cử viên, chứ không chỉ vài người nổi bật. Năm 1975, điều đó được thay đổi khi FCC quyết định rằng cuộc tranh biện phát sóng trực tiếp không cần tài trợ bởi đài cuyển hình là chương trình hợp pháp, và có thể được thực hiện bởi các đài chuyền hình mà không nhất thiết phải dành thời gian cho mọi ứng cử viên. Điều này khiến tranh biện giành quyền tổng thống trở thành một sự bắt buộc, tạo ra sân khấu cho cuộc gặp giữa tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Gerald Ford và đối thủ đảng Dân chủ Jimmy Carter. Cuộc tranh biện khá là nhạt nhẽo và đầy những phút lỡ lời và những rắc rỗi kỹ thuật. Khi Carter noi về sự kiện Watergate làm giảm niềm tin vào chính phủ Mỹ, mic của cả hai ứng cử viên đột ngột bị ngắt. Tuy nhiên, Carter vẫn tiếp tục nói vì không nhận ra.

    Sau đó, trong 27 phút tiếp theo, cả hai ứng cử viên đứng như tượng trên bục để chờ hệ thống âm thanh hoạt động lại. Nhận thức sâu sắc giọt mồ hôi của Richard Nixon đã gây ra hậu quả thế nào, cả hai ứng cử viên đều không muốn tỏ ra lo lắng hay khó chịu vì sự cố này. Trên thực tế, họ đều trông kỳ cục và cứng nhắc. Khi cuộc tranh biện khởi động lại, Jimmy Carter được hỏi về ông liệu có đồng ý trả lời phỏng vấn cho tạp chí Playboy không trong khi ông là lý lịch Thiên Chúa của mình. Ông đã bình tĩnh xử lý câu hỏi này, chỉ ra rằng rất nhiều chính trị gia khác đã nhận những buổi phỏng vấn như vậy. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là ông không nên nhận những cuộc phỏng vấn như thế. Người dẫn chương trình Max Frankel hẳn đã vui mừng, khi Ford không được chuyên nghiệp bằng khi để lỡ lời khi ông ta phủ nhận rằng Sô Viết đang xâm chiếm Đông Âu. Câu trả lời kỳ lạ đó đã khiến Ford có vẻ không đáng tin khi nhắc tới các chính sách đối ngoại và góp phần vào thất bại trong cuộc bầu cử của ông. Cuộc tranh biện tổng thống năm 1976 không cho thấy ứng cử viên nào thoải mái cả, mà còn khá vụng về, trái ngược hoàn toàn với cách bộ máy chính trị trơn tru điều hành các cuộc tranh biện hiện thời.

    Carter vs. Ford 1976
  5. Top 5

    Bình luận The Day After 1983

    Năm 1983, bộ phim của đài ABC The Day After khám phá những ảnh hưởng của chiến tranh hạt nhân đối với Hoa Kỳ. Đó là một năm căng thẳng vì chiến tranh lạnh với những hậu quả quả nó, khủng hoảng ngoại giao, gia tăng tên lửa, sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo chính trị Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev. Theo đài phát sóng bộ phim, hãng ABC News sản xuất chương trình Viewpoint khám phá những vấn đề thế giới thực sự liên quan tới bộ phim. Khách mời là một chuyên gia về lĩnh vực này, bao gồm Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger, người đoạt giải Nobel Hòa Binh Elie Wiesek, người vừa được nhắc tới bên trên William F. Buckley Jr, khoa học gia Carl Sagan, Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Brent Scowcroft, và Thư ký bộ Quốc Phòng Robert McNamara. Ngoài ra còn có các cuộc phỏng vấn ngắn với George Shultz, rồi Thư Ký Nhà Nước của Tổng thống Reagan.


    Rất nhiều người trong số họ có những ý kiến khác nhau hoàn toàn về vũ khí hạt nhân, và mục đích sử dụng tiềm tàng của chúng trong Chiến tranh lạnh. Sagan nhấn mạnh rằng chiến tranh hạt nhân gây nguy cơ quét sạch mọi sinh vật sống trên trái đất, một kịch bản còn tệ hơn những gì được vẽ ra trong phim. Một vài người khác, đặc biệt là Buckley, chỉ trích bộ phim về cái nhìn một chính trị với định kiến nhằm mục đích cổ vũ cho một số quan điểm nhất định. Mỗi người trong số họ đều đề cập tới chủ đề theo góc độ khác nhau, khiến cuộc tranh biện trở nên thú vị giữa các trường phái lý luận về khả năng tận thế do hạt nhân.

    Bình luận The Day After 1983
  6. Top 6

    Jackson vs. Falwell

    Năm 1985, Mục sư Jerry Falwell và Mục sư Jesse Jackson gặp mặt trên ABC Nightline để tranh biện về vấn đề phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và những chính sách liên quan của Mỹ. Vừa mới trở về từ Nam Phi, Falwell phản đối lệnh trừng phạt kinh tế với đất nước này, và muốn "hàng ngàn con chiên Thiên Chúa mua vàng Krugerrand." Ngược lại, Jackson lên án thảm họa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và ủng hộ lệnh trừng phạt với đất nước này. Cả hai người đều phản đối chế độ hiện hành, và họ đều có những ý kiến khác nhau về việc Mỹ nên có hành động gì với đất nước này. Falwell lập luận rằng dù hệ thống phân biệt chủng tộc là tệ hại, nhưng việc giữ mối quan hệ kinh tế với Nam Phi rất quan trọng cho an ninh Mỹ và cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản. Ông ta cho rằng trừng bạt kinh tế sẽ làm tổn hại cộng đồng người da đen hơn là những người da trắng tại Nam Phi. Jackson nói chính phủ Nam Phi đơn thuần là một chính phủ phát xít, trong khi chế độ phân biệt chủng tộc là "trái ý chúa và vô đạo phản dân tộc và phản chế độ tự do".


    Mặc dù cả hai người ban đầu đều hứa là sẽ tránh công kích cá nhân, nhưng khi cuộc tranh biện dần nóng lên thì họ không kiềm chế được nữa. Jackson đã nói "Thật thú vị, hóa ra ngài Falwell cuối cùng đã tìm ra cộng đồng thiểu số mình có thể giúp đỡ. Ngài không giúp đỡ được gì mấy cho cộng đồng thiểu số trên đất nước này. Falwell, ngài nên ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi tới khi nó kết thúc. Hiện ngài đang ủng hộ nó ngay khi nó đang tồn tại". Falwell tuyên bố Chúa đã cứu ông ta khỏi nạn phận biệt chủng tộc, nhưng lại nói, "Tôi xin lỗi vì Mục sư Jackson vẫn còn nghĩ những người da trắng là kẻ xấu". Falwell cáo cuộc Nelson Mandela (từng bị bỏ tù) vì có lòng thương hại cộng sản, tạo cơ hội để Jackson bật lại rằng Falwell đã từng nói điều tương tự về Martin Luther King Jr. Sau màn ảnh, ABC TV nhận được lời hăm dọa sẽ giết chết Falwell, khiến Mục sư và những người đi theo ông phải ra về bằng đường hầm chứ không phải trên chiếc limousine đang đợi dưới đường.

    Jackson vs. Falwell
  7. Top 7

    Chomsky vs. Silber

    Năm 1986, nhà ngôn ngữ học và triết học chính trị Noam Chomsky và hiệu trưởng Đại học Boston John Silber đã gặp nhau để thảo luận về sự tham gia của Mỹ tại Nicaragua trong cái gọi là giai đoạn "Iran-Contra". Silber đảng cưc hữu có chân trong ủy ban Kissinger nơi đầu tiên xác định vấn đề an ninh quốc gia liên quan tới các phong trào cách mạng ở Trung Mỹ. Chomsky duy trì một vị trí trung lập khi cho rằng sự can thiệp của Mỹ tại Trung Mỹ tượng trưng cho sự thất bại về đạo đức trong các nỗ lực của phương Tây nhằm kiểm soát và thống trị Thế Giới Thứ Ba. Theo Silber, hoạt động của Sandinista ở Nicaragua là một mối đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ vì Sandinista được hỗ trợ và trang bị với vũ khí của Liên Xô. Ông cũng lập luận rằng tội ác xảy ra ở Nicaragua phần lớn là vì hoạt động thảm sát người Miskito của Sandinista. Silber tin rằng mối đe dọa này có thể được vô hiệu hóa mà không gây nguy hiểm cho người Mỹ nếu họ hỗ trợ cho đảng cực hữu Contras. "Tất cả những gì chúng ta phải làm là giúp trả tiền cho nhân viên cứu hỏa," Silber nói. "Có một đám cháy đang xảy ra ở đó. Chúng ta không nhất thiết phải ra dập lửa. Nhưng chúng ta đề nghị chi tiền cho các nhân viên cứu hỏa. Nếu chúng ta chờ đợi, nếu chúng ta quyết định không làm gì cả để mặc Liên Xô biến nơi đó thành căn cứ của họ và phát triển nó , và nó sẽ phát triển nếu chúng ta cho phép điều đó xảy ra, thì chúng ta sẽ phải đối mặt với một nguy cơ chiến tranh. Nó không phải là một mối đe dọa ngay lập tức, mà là tương lai".


    Chomsky thì coi Contras là một nhóm bạo động không có gốc rễ bên ngoài đất nước. Ông tin rằng họ chịu trách nhiệm cho việc tra tấn và giết người Nicaragua bản địa và không được các quốc gia dân chủ hơn tại Mỹ Latinh ủng hộ. Dù ông thừa nhận rằng Sandinista là không phải nền dân chủ hoàn hảo, nhưng Chomsky cho rằng "Ngân hàng Thế giới, OXFAM, Dòng Tên, và những tổ chức khác [nhận ra rằng Sandinista đã sử dụng] các nguồn lực ít ỏi của nước mình vì lợi ích của đa số người nghèo. Đó là lý do tại sao tiêu chuẩn y tế tăng vọt. Đó là lý do tại sao tỷ lệ biết chữ tăng lên. Đó là lý do tại sao đất nước đó là nơi duy nhất trong khu vực cải cách ruộng đất được tiến hành. Đó là lý do tại sao nền nông nghiệp tự cung tự cấp được cải thiện và lượng tiêu thụ lương thực tăng và đó là lý do tại sao chúng ta đã tấn công họ. Chẳng có gì liên quan tới dân chủ cả. "Cuộc tranh biện là một ví dụ thú vị về logic Chiến Tranh Lạnh khi cả hai kẻ tham gia đều tuyên bố đại diện cho các giá trị dân chủ tự do trong khi lại ủng hộ các chế độ độc tài, một cánh tả và một cánh hữu. Số lần tấn công cá nhân và tranh luận luẩn quẩn cũng kha khá, sự xung đột giữa hai phe trên truyền hình cho phép chính quyền Reagan né tránh vụ bê bối Iran - Contra.

    Chomsky vs. Silber
  8. Top 8

    Biafra vs. Gore

    Năm 1990, cựu ca sĩ chính Jello Biafra của nhóm Dead Kennedys xuất hiện cùng với nhà hoạt động xã hội Tipper Gore để tranh biện về mức đạo đức của lời bài hát của mình và tổ chức của Gore, Trung tâm Âm nhạc dành cho cha mẹ (PMRC). Ngoài ra thì còn có Rabbi Abraham Cooper, Juan Williams, Ice-T, và Nelson George tham gia. Nhưng Biafra và Gore mới là vai chính trong xung đột này. Trong những năm 1980, PMRC đã vận động chống lại những gì họ coi là có ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội như rock, rap, và các loại hình âm nhạc phổ biến khác của thanh thiếu niên đất nước. Biafra đã chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động của PMRC khi anh bị buộc tội phân phát tài liệu khiêu dâm vì đã đính kèm một bản in có tên là Cảnh Quan Con Chim (Penis Lanscape) được vẽ bởi họa sĩ siêu thực Thụy Sĩ H.R. Giger vốn rất được hoan nghênh trong album của Dead Kenedys, Frankenchrist.


    Biafra cáo buộc Gore đứng đằng sau các cáo buộc chống lại anh và ban nhạc của mình, trích dẫn từ một cuộc phỏng vấn thì Gore đã nói, "Tôi muốn nhận đó là thành quả của mình." Gore, tuy nhiên, lại phủ nhận điều này và cho rằng họ đã trích sai lời cô. Trong cuộc tranh biện, Biafra ủng hộ tự do ngôn luận và cho rằng các lực lượng phía sau PMRC là một nhóm những người ủng hộ các hoạt động tôn giáo bảo thủ. Gore phủ nhận những cáo buộc này, tuyên bố mình là một thành viên đảng Dân chủ tự do luôn tin rằng âm nhạc với nội dung khiêu gợi đang có ảnh hưởng không tốt lên trẻ em Mỹ. Cô cũng tuyên bố rằng tổ chức của mình có làm việc với cả cảnh sát và các bác sĩ nhi khoa rất hiệu quả và đồng thời đang hoạt động để thúc đẩy việc phân loại các loại băng đĩa theo nhãn rõ ràng để các bậc cha mẹ có thể được biết về thể loại âm nhạc của con cái họ. Các cuộc tranh biện này đạt một kỷ lục thú vị trong lịch sử các cuộc chiến tranh văn hóa vào những năm đầu 1990, dù cả Gore và Biafra đều sớm biến mất khỏi tầm nhìn công chúng. Các loại nhãn phân loại sau đó đã được coi là những biểu tượng trong lời nhạc hip-hop, mặc dù sau cùng sự gia tăng của chức năng tải trực tuyến đã biến tất cả chúng thành vô nghĩa.

    Biafra vs. Gore
  9. Top 9

    Duke vs. Edwards

    Thủ lĩnh nhóm Ku Klux Klan và kẻ tự nhận là cuồng tín David Duke là một sự mối nhục cho Đảng Cộng hòa khi là đại biểu trong Viện Bang Louisiana. Với gần 500.000 phiếu trpng đợt bầu cử thống đốc bang Louisiana năm 1991, ông ta tự gọi mình là "ứng cử viên đảng Cộng hòa" mặc dù các lãnh đạo đảng chẳng muốn dính tới ông ta làm gì. Tổng thống George H.W. Bush gọi ông là gã một lang băm và một tên phát xít không có quyền nắm giữ bất kỳ vị trí nào trên sân khấu quốc gia. Tuy nhiên, Duke có người ủng hộ và được phép tranh biện với Edwin W. Edwards, người đã phục vụ ba nhiệm kỳ thống đốc Louisiana từ năm 1971 đến năm 1987. Mặc dù là một thành viên đảng Dân chủ, Edwards nhận được nhiều sự ủng hộ từ đảng Cộng hòa và cộng đồng doanh nghiệp hơn Duke rất nhiều.


    Khi Duke và Edwards gặp mặt để tranh biện trong một phòng khách sạn ở Baton Rouge, họ đã được người điều hành tư vấn là nên tránh nói tới nhân thân của nhau. Duke đay nghiến Edwards về các cáo buộc tham nhũng và chủ nghĩa gia đình trị, ngụ ý rằng Edwards đã ra giá các công việc nhà nước và thậm chí ân xá sếp cũ của mình. Edwards nói việc bầu cho Duke sẽ là một quyết định tai hại cho nền kinh tế và xua đuổi các tổ chức kinh doanh, khiến Louisiana mất 45.000 việc làm và 1,8 tỷ đô la để khôi phục kinh tế. Các cuộc tranh biện giúp Edwards thu hút sự ủng hộ của những người ưa thích Thống đốc đảng Cộng hòa Buddy Roemer, người đã bị đẩy ra ngoài sau khi giành vị trí thứ ba ở trong cuộc bầu cử sơ bộ. Ewards đã đè bẹp Duke trong cuộc bầu cử, giành 61 phần trăm số phiếu. Còn về kết cục, Duke tuyên bố ông ta đã giành được một "chiến thắng đạo đức" vì ông đã nhận được đa số phiếu trắng. Một số người đã lý luận rằng cái gọi là thành công của Duke là nhờ hệ thống bầu đa số tương đối. Roemer có lẽ đã đạnh bại cả Edwards và Duke nếu anh ta tham gia cuộc chơi.

    Duke vs. Edwards (Ảnh minh họa)
    Duke vs. Edwards (Ảnh minh họa)
  10. Top 10

    Gore vs. Perot

    Vào ngày 09 tháng 11 năm 1993, Phó Tổng thống Al Gore và nhà tỷ phú Ross Perot hơi điên điên đã gặp mặt tại đài Larry King Live để tranh biện về giá trị của các đề xuất trong Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thứ sẽ loại bỏ các rào cản thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada, và Mexico. Đó là một cuộc tranh biện quan trọng về một vấn đề gây tranh cãi, với 16 triệu người dành thời gian theo dõi. Không có khán giả tại trường quay, và cũng không ai được phép nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào trong các cuộc tranh biện. Gore đã đánh bại Perot với thái độ hợp lý, có chừng mực của mình trong khi Perot tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thiếu tôn trọng, và nóng nảy. Tạp chí Time đã mô tả cuộc xung đột như thế này: "một Gore bình tĩnh, khéo léo đã vượt qua đầu một Perot ác ý và gầm gừ theo nghĩa đen". Khi Perot tuyên bố rằng tự do thương mại sẽ làm suy yếu nền kinh tế và gây ra nạn thất nghiệp, Gore đã bác bỏ coi nó là tiêu chuẩn tiêu cực do Perot đặt ra, nhắc lại dự đoán trước đó của Perot về việc 40,000 người Mỹ sẽ chết chong chiến tranh vùng vịnh và 100 ngân hàng sẽ đóng cửa nếu đảng Dân chủ thắng cử.


    James Fallows bang Atlantic đã mô cả cách hành xử thông minh vượt mặt Perot của Gore: "Đó là hành động thiên tài, hoặc ít nhất là mưu lược, khi quyết định để Gore đẩy các sai lầm của Perot tới đỉnh điểm - để khả năng của Gore tỏa sáng trong cuộc tranh biện khiến Perot mất bình tĩnh... Ngay từ lúc bắt đầu, Perot đã trông như một ông già cáu kỉnh. Perot, tốt nghiệp từ Học Viện Hải Quân, luôn rất tự hào về hình ảnh là một người yêu nước sẵn sàng hi sinh của mình. Nhiều trợ lý đã kết luận rằng nếu Gore có thể ra cách để chế giễu hay nghi ngờ niềm tin ấy, Perot sẽ không thể kiểm soát bản thân. Perot gần như chưa từng chịu sự khinh thường bao giờ. Sau cuộc tranh biện, sự ủng hộ NAFTA tăng từ 34 lên 57 phần trăm. Sự ủng hộ cho Perot và tham vọng chính trị của ông ta cũng tiêu tan, vì ông ta không thể dẫn chứng lời tuyên bố của mình với các thông tin xác đáng.

    Gore vs. Perot




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy