Làng nghề nước mắm Sa Châu
Làng Gòi tức làng Sa Châu thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy. Làng nghề nước mắm Sa Châu đã nổi tiếng từ thời vua Minh Mạng. Quanh làng lúc nào cũng dậy mùi nước mắm. Nhà nào cũng hàng hàng lối lối chum vại phơi quanh nhà. Với hơn một trăm hộ làm nghề, sản lượng nước mắm của làng hàng năm lên đến cả 500.000 lít. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của nước mắm Sa Châu là trong địa bàn tỉnh và một số tỉnh kế bên như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình.
Cá nhỏ và tép moi tươi ngon được lựa chọn kĩ để làm nguyên liệu. Mùa xuân sẽ dùng cá cá nục, mùa đông thì cá cơm vì trong khoảng thời gian này chúng béo nhất, mắm sẽ không bị đắng. Muối dùng để ướp cá là muối cũ để muối đã hết vị chát, mười tám cân muối đủ để ướp cho một tấn cá. Để cá chín ngấu tự nhiên, sau sáu tháng sẽ đưa ra lọc bằng vải xô đặt trên rổ tre để lọc ra nước mắm nguyên chất. Mắm được "nấu sương, nắng, gió" chứ không nấu lửa. Mắm sau khi lọc ra để phơi ngoài trời nắng cũng như sương đêm sáu tháng nữa những nhất quyết phải tránh mưa cho mắm. Sau sáu tháng này, mắm được rót vào chum đen, chôn ủ trong lòng đất ít nhất một năm mới đem ra dùng.
Mắm làng Gòi sánh như mật ong, trong tựa hổ phách, hương thơm, vị mặn ngọt dù ăn với cơm trắng cũng thấy ấm lòng.