Top 8 Sự khác nhau giữa văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt với người Mỹ
Giao tiếp luôn là một kỹ năng cần có cho sự thành công trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp tốt làm vững chắc mối quan hệ tương quan giữa con người với nhau đặc ... xem thêm...biệt là giữa những con người ở các quốc gia khác nhau thì kỹ năng giao tiếp càng đáng được lưu tâm bởi thế giới không chỉ có một nền văn hóa. Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị. Có thể bạn chưa biết, giữ người Việt và người Mỹ có khá nhiều sự khác biệt trong giao tiếp.
-
Cách chào hỏi
Người Mỹ thường chào hỏi nhau bằng cái bắt tay, ôm nhẹ, hay hôn má để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Người Việt xem trọng quan hệ thứ bậc trong giao tiếp (bố mẹ, anh chị, ông bà, cô chú, cậu mợ); phải biết chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn, đồng thời với trẻ em sẽ kèm theo động tác khoanh tay cúi đầu; khi gặp đối tác làm ăn, bạn bè, đồng nghiệp cũng thường chào nhau bằng cái bắt tay.
-
Cách thể hiện ý kiến cá nhân
Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung, ở Mỹ, nói dối còn là một điều tội lỗi và xấu xa hơn cả trộm cắp, đồng thời dường như họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả.
Người Việt thì vốn đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn trọng trong quá trình giao tiếp, coi trọng sự nhã nhặn đồng thời trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột. -
Cách nói chuyện
Người Mỹ đề cao những gì thuộc về bản thân họ về khả năng cá nhân, cá tính riêng, cái ‘’tôi’’ của bản thân là điều mà họ luôn quan tâm và bảo vệ, phong cách sống của người Mỹ bao gồm trong hai từ: tự do và tự lập. Trong giao tiếp người Mỹ thường xem trọng cái tôi của bản thân và thể hiện sự tự tin về chính mình. Người Việt thì lại nói chuyện một cách khiêm tốn hơn, không phô trương, không khoe mẽ để thể hiện sự khiêm nhường.
-
Văn hóa xin lỗi
Nói “lời xin lỗi” là việc hết sức bình thường đối với người Mỹ. Họ sẵn sàng cúi đầu xin lỗi khi làm sai, thậm chí họ còn có thể xin lỗi trước mặc dù chưa biết đúng sai ra sao, rồi tiến tới thương lượng, hòa giải. Người Việt đôi khi còn rất ái ngại khi phải nói “xin lỗi”, sợ rằng bản thân sẽ bị hạ thấp danh dự, cho rằng việc xin lỗi giống như hành động chấp nhận thua thiệt người khác.
-
Văn hóa cảm ơn
“Cảm ơn” cũng là câu nói như “cháo trai” của con người phương Tây cũng như người Mỹ. Họ cảm ơn nhau khi được tặng quà sinh nhật; cảm ơn nhau khi được giúp đỡ; cảm ơn nhau khi được chia sẻ, tâm sự niềm vui, nỗi buồn; cảm ơn nhau khi họ san sẻ miếng cơm, manh áo.
Người Việt cũng biết nói lời cảm ơn, nhưng thực sự chưa nhiều. Đôi khi, chúng ta còn mang chút suy nghĩ có phần hơi “tiết kiệm” những lời nói ấy.
-
Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề được nêu ra, và coi trọng kết quả sau cùng, sẵn sàng đối đầu với thử thách, miễn là đạt được đến cái đích cuối cùng.
Người Việt thì ngược lại. Người Việt chú trọng việc thực hiện, chấp nhận đi đường vòng, tốn thời gian hơn một chút, nhưng không dẫn đến những hệ lụy gây khó khăn sau này mà vẫn đạt được kết quả.