Top 14 Thực phẩm phòng chống cảm cúm hiệu quả nhất bạn nên biết
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra, bệnh có thể được lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm bởi những hạt nước nhỏ li ti có ... xem thêm...chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, chúng ta còn có thể bị cảm do thời tiết thay đổi, đặc biệt là trẻ nhỏ với hệ miễn dịch kém sẽ rất dễ bị mắc bệnh. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì nó không tốt cho sức khỏe, nhiều trường hợp còn có thể gây “nhờn” thuốc và sau đó, chúng ta phải đổi qua sử dụng loại mạnh hơn nếu tình trạng bệnh không kết thúc. Sau đây là một số thực phẩm chúng ta có thể sử dụng để chống lại căn bệnh này mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
-
Tỏi
Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng, từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, chống ô-xy hóa, thông đường hô hấp, ngoài ra củ tỏi cũng góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của các chứng nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Tỏi còn có thêm một ưu điểm nữa là thông mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn trong những ngày mệt mỏi vì ốm.
Trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên sử dụng tỏi để ngăn ngừa trước khi bệnh ghé thăm. Một cuộc nghiên cứu đã được thử nghiệm trên 142 người (được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 sử dụng hoặc thuốc và nhóm 2 sử dụng tỏi). Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng thuốc có tới 65 người bị cúm trong khi nhóm dùng tỏi chỉ có 24 người nhiễm bệnh.
Bạn có thể ngậm 2 – 3 tép tỏi đã được đập dập trong vòng 15 phút hoặc cứ 3 – 4 giờ nhai một tép. Tuy nhiên nếu bạn không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm hoặc giã tỏi, khuấy nhanh, uống cùng với nước.
-
Chanh
Hầu như chanh luôn được trữ sẵn trong tủ lạnh của mỗi nhà và cũng rất tiện dụng trong việc nấu ăn, hay trở thành một loại thức uống giải khát hữu hiệu cho mùa hè, đặc biệt, những khi chúng ta đi mưa rất dễ nhiễm bệnh, một ly nước nóng từ chanh không chỉ làm ấm người mà còn giúp phòng chống các bệnh lạnh, cảm cúm.
Chanh đã trở thành một vị thuốc bình dị nhưng vô cùng hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, khi cơ thể bạn bắt đầu cảm thấy mỏi mệt, bạn hãy lấy chanh pha nước uống hoặc thái lát mỏng ngâm đường ăn sẽ giúp giảm bệnh cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra chanh còn giúp các chị em trong việc làm đẹp da và giảm cân nữa đấy. Bạn có thể kết hợp một vài nguyên liệu khác như nhánh bạc hà, mật ong, gừng,… để có một ly “thuốc” vừa ngon vừa an toàn lại hiệu quả nhé.
-
Gừng
Gừng có tính ấm và kháng viêm, kháng nấm hiệu quả, cho nên gừng thường được mọi người áp dụng để trị các bệnh liên quan đến cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, gừng là một thực phẩm tuyệt vời dành cho những người bị bệnh viêm mũi dị ứng bởi gừng có tác dụng kháng histamin nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng gừng mà không phải quá lo lắng về tác dụng phụ vì gừng xưa nay là một loại gia vị an toàn thường dùng trong mọi gia đình. Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh, nên uống gừng hằng ngày với liều lượng 1/2 đến 3/4 thìa bột gừng tươi. Ngoài ra bạn có thể kết hợp gừng với mật ong để có một phương thuốc hoàn hảo, chọn 1 củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ, đem giã nhuyễn, cho vào một tách nước nóng và cho thêm một vài lát chanh tươi, 1 thìa mật ong. Chỉ cần nhâm nhi tách trà này thôi, cổ họng bạn sẽ dịu hẳn và hoạt động trơn tru hơn.
-
Sữa chua
Sữa chua vốn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp của chị em phụ nữ, bên cạnh đó, nó cũng là một loại thực phẩm mới có thể đánh bại được cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp khác chứ không đơn thuần chỉ tốt cho sức khỏe tiêu hóa nữa.
Món ăn này đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ em, những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp hoặc những trường hợp rối loạn khuẩn đường ruột do tiêu chảy, kiết lỵ hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày.
Lưu ý: Bạn nên tránh loại sữa chua có lượng đường cao hoặc sữa chua loại có sẵn hoa quả mà thay vào đó, bạn nên mua trái cây riêng bên ngoài và tự bổ sung vào bởi lượng đường trong sữa chua loại hoa quả sẽ cao hơn nhiều so với lượng đường trong một khẩu phần ăn của chúng ta.
-
Nấm
Hầu như tất cả các loại nấm đều chứa vitamin D và các chất chống oxy hóa cần thiết cho việc phòng chống bệnh cảm cúm, đồng thời nấm còn chứa polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong Đông y, loại nấm phổ biến được sử dụng để chống cúm là nấm hương, nấm khiêu vũ và nấm linh chi.
Lưu ý, khi bạn chọn nấm cần chọn nấm có màu sắc tươi, tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi hôi. Nếu cắt nấm ra có chất trắng chảy ra như sữa thì đó là nấm độc, không nên sử dụng.
-
Tiêu đen
Có thể nói, tiêu đen là một loại gia vị vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người và có mặt hầu hết trong các loại thức ăn thường ngày nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của loại tiêu đen này, nó có thể trị ho, trị cảm lạnh, loại bỏ sốt thậm chí còn tốt cho não, mắt và hỗ trợ giảm cân,…
Do tính chất kháng khuẩn của nó (piperine - hợp chất nổi tiếng với khả năng chống cúm và giảm đau), hạt tiêu đen là một phương thuốc tự nhiên rất hiệu quả để chữa trị cảm lạnh và ho. Hãy rắc hạt tiêu mới xay vào súp nóng hay các món cháo nó sẽ ngay lập tức giúp giảm các triệu chứng khó chịu của cảm cúm. Ngoài ra loại gia vị cay này sẽ giúp bạn thông mũi và dễ thở hơn.
-
Mật ong
Mật ong thường được ca ngợi như một vị thuốc chữa bách bệnh, từ những vết bỏng tới những vết cắt, xước bởi mật ong có tính chất khử trùng tự nhiên, tương tự như nước oxy già. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn, nấm.
Cách sử dụng tốt nhất là bạn hãy hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm và uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra để hiệu quả hơn, bạn có thể thêm một ít chanh vào, hỗn hợp thức uống này còn có thể giúp bạn thanh lọc cơ thể và giảm cân rất tốt. Mật ong cũng rất tốt cho phổi, cho người bị đau họng, khản tiếng, ho có đờm,… Nếu mắc các triệu chứng này, uống một cốc mật ong pha ấm hay ăn chanh ngâm mật ong bệnh sẽ khỏi nhanh. Lưu ý trẻ em dưới một tuổi và các bệnh nhân đang sử dụng thuốc không nên dùng mật ong nhé.
-
Nghệ vàng
Curcumin trong nghệ vàng không chỉ là một chất chống viêm mà nó còn có đặc tính kháng virus mạnh mẽ giúp điều trị và phòng ngừa bệnh cúm. Nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể làm giảm sự sinh sôi của các chủng virus cúm khác nhau tới hơn 90% và rất hiệu quả trong việc bảo vệ các tế bào khác không bị lây nhiễm. Vì vậy, không giống như sirô ho và thuốc khác, curcumin không chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh cúm và nó còn tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể trước các dấu hiệu bệnh cảm.
Khi dùng nghệ với mật ong bạn sẽ thấy không chỉ đơn thuần là tác dụng chữa trị mà nó còn là phương thuốc bồi bổ, rất có ích cho sức khỏe (bẻ một nhánh nghệ sẵn có trong vườn, băm nhuyễn và hòa với mật ong). Ở Ấn Độ: Nghệ
còn được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, lọc máu, chữa sốt rét, trị cảm lạnh (nước nghệ tươi + sữa nóng sôi). -
Bưởi
Bưởi là một loại cây ăn quả dễ trồng. Trong bưởi chứa nhiều vitamin C giúp cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe sau cơn sốt, làm giảm cảm giác nóng bỏng do nhiệt độ cơ thể tăng cao và là phương thuốc có giá trị với bệnh cảm cúm.
Ngoài ra, vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt, nếu bạn ho có đờm, hãy lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần rồi lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể giúp bạn thuyên giảm bệnh.
Lá bưởi tươi đem đun nước gội đầu, xông rồi tắm sẽ giải cảm rất tốt. Nếu giao mùa này bạn bị cúm hãy thử cách này đi.
-
Súp gà
Đã có một kết quả nghiên cứu của trường Đại học Nebraska (Mỹ) chứng minh nước súp gà chứa cysteine, một amino axit có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.
Vì vậy, khi trẻ nhỏ hoặc người thân của bạn có triệu chứng cảm cúm, các bạn hãy nấu súp gà cho họ vì hợp chất carnosine có trong súp gà giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại được bệnh cảm cúm ở giai đoạn đầu.
-
Cháo hành, tía tô
Mỗi khi bạn bị cảm, đừng vội dùng thuốc tây hãy thử ăn món cháo hành, tía tô nhé, nó sẽ giúp bạn giải cảm nhanh chóng. Trong tía tô có chất kích thích tiết mồ hôi, vì vậy cháo tía tô không những phù hợp với những người bị cảm mà còn phù hợp với cả những người có triệu chứng không ra mồ hôi.
Với người bị cảm, chỉ cần mồ hôi toát ra được là bạn đã giải được cảm rồi. Vì vậy hãy nhớ ăn cháo lúc còn nóng bạn nhé, vừa ăn vừa thổi mới hiệu quả được. Một số bài viết hướng dẫ cho hành và tía tô vào đun sôi cùng cháo rồi tắt bếp. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các bác sĩ thì điều đó hoàn toàn sai. Hãy múc cháo ra và cho hành cùng tía tô vào bạn nhé khi ấy tía tô và hành mới phát huy hết tác dụng của nó được.
-
Kinh giới hấp đường phèn
Lá kinh giới cũng có tính kháng khuẩn rất tốt, được sử dụng nhiều trong dân gian để chữa cảm lạnh, cảm cúm.
Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.
-
Mùi tàu
Mùi tàu có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi rất tốt. nếu vô tình bạn bị cảm hãy thử giải cảm với mùi tàu một lần bạn nhé.
Lấy 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần, 10g gừng tươi. Thái nhỏ những thứ kể trên cho 400ml nước vào sắc đến khi còn 100ml. Lấy lượng thuốc sắc được uống trong lúc còn nóng, mỗi ngày hai lần. Sau khi uống, đắp chăn để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người xong sẽ thấy rất dễ chịu.
-
Húng chanh
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng giải cảm, chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,…
Kinh nghiệm nhân dân thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.