Top 8 Câu hỏi về hiện tượng tự nhiên trên bầu trời mà trẻ thường hay hỏi
Đối với trẻ thế giới này vô vàn những câu hỏi mà chúng muốn biết lời giải đáp. Nhưng để nói cho bé hiểu không hề dễ chút nào, cha mẹ sẽ thường cố gắng giải ... xem thêm...thích một cách đơn giản nhất cho bé hoặc chọn cách bỏ qua không trả lời. Chính vì vậy, Toplist đã tập hợp lại một số cô hỏi về hiện tượng tự nhiên trên bầu trời mà trẻ thường hay hỏi để giúp cha mẹ có những lời giải đáp thỏa đáng cho những thắc mắc của trẻ trong nội dung bài viết dưới đây.
-
Sấm sét là gì?
Nói với bé: Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và nó chính là một hiện tượng thiên nhiên mà chúng ta thường hay gặp. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dàng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Nếu quan sát kỹ và lắng nghe con sẽ thấy rằng tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp lóe lên.
Bạn cần biết rằng: Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi tia chớp lóe lên, theo sau một khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.
-
Sương mù là gì?
Nói với bé: Sương mù là một hiện tượng khí tượng mà chúng ta thường thấy và cũng rất đáng quan tâm. Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Nếu để ý con sẽ thấy vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ thường có sương mù. Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.
Bạn cần biết rằng: Tùy theo điều kiện hình thành của từng loại sương mù mà người ta chia sương mù thành một số loại sau: Sương mù bình lưu, Sương mù bức xạ, Sương mù bốc hơi, Sương mù frônt.... Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm. Sương mù và mù đều là hiện tượng khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.
-
Mưa là gì?
Nói với bé: Mưa là những hạt nước rơi từ trên trời xuống một cách tự nhiên, lúc rơi nhiều, lúc rơi ít mặc dù con có thích có mưa hay không thì nước cũng vẫn rơi xuống. Con sẽ hứng được những giọt nước đó nếu con đưa tay ra phía trước. Mưa có nhiều loại: mưa phùn, mưa rào, mưa đá... Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây.
Bạn cần biết rằng: Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.
-
Cầu vồng là gì?
Nói với bé: Cầu vồng là một trong những hiện tự nhiên đẹp nhất mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát sau những cơn mưa lớn vào ban ngày. Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Bạn cần biết rằng: Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.
-
Mây được hình thành như thế nào?
Nói với bé: Những hạt nước li ti hay những hạt băng li ti tạo thành mây trên bầu trời. Bởi khi ánh sáng mặt trời chiếu lên ao, hồ, sông, biển khiến nước ở những nơi này bị bốc hơi và bay lên cao. Sau đó lại ngưng tụ và kết tinh thành những giọt nước hoặc những hạt băng nhỏ li ti và trôi bồng bềnh trên không trung. Chúng chính là những đám mây ngộ nghĩnh mà con thường nhìn thấy đó.
Bạn cần biết rằng: Mây trên trời có khi cao khi thấp, đám mây nào cao thì khoảng hơn 10km, đám mây nào thấp thì khoảng vài chục mét. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên mây, nguyên nhân chính là do không khí ẩm ướt bốc lên. Thể tích của những giọt nước này rất nhỏ, chúng là thành phần tạo nên những đám mây, bán kính bình quân của nó chỉ có vài micromet, nhưng mật độ lại rất lớn, tốc độ giảm đi trong không khí cực nhỏ, có thể bị lưu giữ lại trong không trung, vì thế nó có thể trôi nổi trong không trung và trở thành mây.
-
Nhật thực là gì?
Nói với bé: Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Để hiện tượng nhật thực xảy ra, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng.
Bạn cần biết rằng: Có 4 kiểu nhật thực và chúng được xác định bởi các vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất đó là: Nhật thực toàn phần, Nhật thực một phần, Nhật thực hình khuyên, Nhật thực lai. Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt vì vậy người quan sát phải hết sức cẩn thẩn. Lưu ý những điều sau khi quan sát nhật thực như không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
-
Nguyệt thực là gì?
Nói với bé: Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Hầu hết mỗi năm có khoảng 4 lần nhật thực - nguyệt thực, là con số tối thiểu của số lần nhật thực - nguyệt thực có thể xảy ra trong 1 năm.
Bạn cần biết rằng: Nguyệt thực là một trong những sự kiện thiên văn dễ xem nhất. Cứ ra ngoài và chiêm ngưỡng thôi. Bạn chẳng cần kính thiên văn hay các công cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ sẽ đem lại hình ảnh chi tiết về bề mặt mặt trăng. Có 3 kiểu nguyệt thực: Nguyệt thực toàn phần, Nguyệt thực một phần, Nguyệt thực nửa tối.
-
Sao băng là gì?
Nói với bé: Sao băng là một tia sáng bay rất nhanh và kéo thành vệt dài trên bầu trời đen kịt khiến con rất dễ dàng nhìn thấy chúng khi xuất hiện. Đó là biểu tượng của sự may mắn và trông chúng rất đẹp.
Bạn cần biết rằng: Sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời mà là một viên đá nhỏ của vũ trụ, xuyên qua khí quyển với vận tốc rất lớn, khoảng 100.000km/h. Lực ma sát của không khí lập tức làm nóng viên đá này, nó chói sáng lên và để lại một vệt sáng dài. Những viên đá này là những thiên thạch, chúng thường là những mảnh vụn của các sao chổi cũ, chúng cũng có thể là những mảnh kim loại đến từ các tiểu hành tinh bị phân tán sau khi va chạm.