Top 10 Thành phố giàu có nhất Trung Quốc
Tại đất nước Trung Quốc, bên cạnh những thành phố quen thuộc như Thượng Hải hay Bắc Kinh, thì Thành Đô, Thiên Tân hay Vũ Hán... đều là những chốn phồn hoa, ... xem thêm...giàu có bậc nhất tại đất nước tỷ dân. Dưới đây, Toplist sẽ cùng bạn tìm hiểu đâu là những thành phố giàu có nhất Trung Quốc. Sự giàu có được đánh giá theo giá trị nền kinh tế của những thành phố này. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết nhé.
-
Thành phố Thượng Hải
Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km2. Năm 2018, Thượng Hải là đơn vị hành chính (gồm 4 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, 5 khu tự trị dân tộc và 2 đặc khu hành chính) đông thứ 25 về số dân, đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với 27 triệu dân, tương đương với Cameroon và GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan. Thượng Hải có chỉ số GDP đầu người đạt 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc. Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ XX và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải với GDP khoảng 602 tỷ USD là thành phố giàu nhất Trung Quốc.
Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ XXI như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
-
Thành phố Bắc Kinh
Bắc Kinh là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố nằm ở miền Hoa Bắc và là một trong số bốn trực hạt thị của Trung Hoa, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn; là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, thành phố Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía Đông Nam. Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai Trung Quốc xét theo số dân đô thị, xếp sau Thượng Hải, là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 21.707.000 người vào năm 2017. Năm 2018, Bắc Kinh là đơn vị hành chính (gồm bốn thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, năm khu tự trị dân tộc và hai đặc khu hành chính) đông thứ 26 về số dân với 21,5 triệu dân; đứng thứ 12 về kinh tế Trung Quốc và GDP đạt 3.032 tỉ NDT (458,2 tỉ USD) tương ứng với Áo hay Na Uy. Bắc Kinh có chỉ số GDP đầu người đứng thứ nhất Trung Quốc, đạt 140.760 NDT (tương đương 21.261 USD). Hiện nay, Bắc Kinh - nơi lịch sử gặp gỡ tương lai có GDP khổng lồ 564 tỷ USD.
Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới theo số lượng hành khách. Lịch sử của thành phố đã có từ ba thiên niên kỷ. Bắc Kinh là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cố đô phong kiến Trung Hoa, là trung tâm chính trị của cả nước trong phần lớn thời gian suốt các triều đại Nguyên, Minh, Thanh. Thành phố nổi tiếng với các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc lâu đời, đồ sộ như cung điện, chùa chiền, lăng mộ, thành trì; cùng với đó, các kho tàng nghệ thuật đa dạng, các trường đại học chất lượng cao góp phần đưa Bắc Kinh trở thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật tại Trung Quốc. Thủ đô Bắc Kinh là một thành phố đặc biệt của Trung Quốc và cả thế giới.
-
Thành phố Thâm Quyến
Thâm Quyến là một thành phố phó tỉnh lớn nằm bên bờ đông của cửa sông Châu Giang tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Là một phần của vùng đại đô thị Đồng bằng Châu Giang, Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông ở phía nam, giáp Huệ Châu ở đông bắc và giáp với Đông Quan ở tây bắc, đồng thời có chung biên giới biển với Quảng Châu, Trung Sơn và Châu Hải về phía tây và tây nam dọc cửa sông. Cảnh quan của Thâm Quyến mang đậm những nét của một nền kinh tế phát triển nhanh, xuất phát từ việc gia tăng vốn đầu tư từ nước ngoài sau khi chính sách "Cải cách và mở cửa" bắt đầu được áp dụng ở Trung Quốc từ năm 1979. Thành phố có ranh giới gần trùng với huyện Bảo An, chính thức trở thành đô thị năm 1979 và lấy tên từ thị trấn huyện trước đó, có nhà ga là trạm cuối cùng trên Trung Quốc đại lục của tuyến đường sắt Cửu Long - Quảng Châu. Năm 1980, Thâm Quyến trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc. Thành phố hiện là một trung tâm công nghệ hàng đầu toàn cầu, được truyền thông gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Thâm Quyến là một trong những đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm thập niên 1990 và 2000. Dân số được ghi nhận của Thâm Quyến năm 2017 vào khoảng 12.905.000, tuy nhiên cảnh sát và chính quyền địa phương ước tính con số thực tế lên đến 20 triệu, do số lượng lớn người dân tạm trú cũng như người không đăng ký hộ khẩu hay cư dân, người đi làm, du khách bán thời gian.
Thâm Quyến được xếp hạng là thành phố Alpha (thành phố toàn cầu cấp một) bởi Mạng lưới Nghiên cứu Thành phố thế giới và Toàn cầu hóa. Thâm Quyến cũng là một trung tâm tài chính dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và xếp thứ 8 trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2021. Thâm Quyến có số lượng tỷ phú cao thứ tư trên thế giới, đứng sau New York, Bắc Kinh và Thượng Hải. Thành phố này cũng có cảng container bận rộn thứ ba trên thế giới và cùng với dân số thành thị lớn đã khiến Thâm Quyến trở thành một siêu thành phố cảng trọng điểm của châu Á. Thâm Quyến xếp thứ hai trong danh sách "10 thành phố đáng ghé nhất năm 2019" bởi Lonely Planet. Thành phố là nơi đặt Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến cũng như là trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia như JXD, Vanke, Hytera, CIMC, SF Express, Shenzhen Airlines, Nepstar, Hasee, Ngân hàng Bình An, Bảo hiểm Bình An, Ngân hàng Tiểu thương Trung Quốc, Tập đoàn Hằng Đại, Tencent, ZTE, OnePlus, Huawei, DJI và BYD. Thâm Quyến với GDP là 432 tỷ USD bằng của Áo. Thâm Quyến được chỉ định là đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1980 và là một trong những thành phố giàu có nhất Trung Quốc hiện nay.
-
Thành phố Trùng Khánh
Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Trùng Khánh là đơn vị hành chính cấp trung ương đông thứ hai mươi về dân số với 30,7 triệu dân tương đương với Ghana, đứng thứ mười bảy về kinh tế với GDP danh nghĩa đạt 2.036 tỉ NDT (307,7 tỉ USD) tương đương với Pakistan. Trùng Khánh có chỉ số GDP đầu người xếp thứ mười Trung Quốc, đạt 66.210 NDT (tương ứng với 10.007 USD). Thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh được hình thành vào ngày 14 tháng 3 năm 1997 khi nó tách ra từ tỉnh Tứ Xuyên. Đến tháng 11 năm 2010, tổng dân số Trùng Khánh là 28.846.200 người, Trùng Khánh được chia thành 19 khu (quận), 15 huyện và 4 huyện tự trị. Giản xưng chính thức của Trùng Khánh là "Du", nó được Quốc vụ viện phê chuẩn vào ngày 18 tháng 4 năm 1997. Chữ này lấy từ tên cũ của sông Gia Lăng, là sông Du Thủy. Trùng Khánh cũng từng là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Hoa Dân Quốc và đóng vai trò là thủ đô thời chiến của chính phủ Quốc dân Đảng trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937 - 1945). Giản xưng này bắt nguồn từ tên cũ của đoạn sông Gia Lăng chảy qua Trùng Khánh rồi hợp vào Trường Giang.
Trùng Khánh là một khu vực quan trọng về lịch sử và văn hóa, thành phố cũng là trung tâm kinh tế của vùng thượng du Trường Giang. Trùng Khánh là một trung tâm sản xuất chính và một đầu mối giao thông của vùng Tây Nam Trung Quốc. Các Thị trưởng Trùng Khánh tăng cường quan hệ kinh tế của Trùng Khánh với các nơi trên thế giới. Trùng Khánh là trung tâm sản xuất xe cơ giới lớn thứ ba của Trung Quốc với trụ sở của Tập đoàn Changan, Tập đoàn Lifan, chi nhánh của Mazda, Honda, Huyndai, Mercedes - Benz, BMW cũng như Ford, tập đoàn xe hơi khổng lồ của Mỹ có ba nhà máy ở Trùng Khánh. Thành phố cũng là một trong chín trung tâm sắt thép lớn nhất ở Trung Quốc và là một trong ba nhà sản xuất nhôm lớn với Công ty Gang thép Trùng Khánh và Nhôm Tây Nam, là nhà máy nhôm lớn nhất châu Á. Thành phố là nơi chi nhánh của các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn như HSBC, Standard Chartered, Citigroup, Deutsche Bank, Ngân hàng ANZ, Scotiabank, WalMart, Metro AG, Carrefour, hay các tập đoàn đa quốc gia khác. Với GDP 386 tỷ USD, Trùng Khánh tiếp tục leo lên danh sách những thành phố giàu nhất Trung Quốc.
-
Thành phố Quảng Châu
Quảng Châu là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc. Nằm trên sông Châu Giang, thành phố cách Hồng Kông 120 km về phía Tây Bắc và cách Ma Cao 145 km về phía Bắc. Quảng Châu có lịch sử hơn 2.200 năm và là một điểm cuối chính của con đường tơ lụa hàng hải và tiếp tục là cảng và trung tâm vận tải chính ngày nay, đây là một trong ba thành phố lớn nhất của Trung Quốc. Quảng Châu nằm ở trung tâm của khu đô thị được xây dựng có số dân đông nhất ở Trung Hoa đại lục, một khu vực mở rộng đến các thành phố Phật Sơn, Đông Hoản và Thâm Quyến láng giềng, tạo thành một trong những vùng đô thị lớn nhất hành tinh. Về mặt hành chính, thành phố là thủ phủ của tỉnh. Vào năm 2015 khu vực hành chính của thành phố được ước tính có dân số 13.501.100. Quảng Châu được xếp hạng là một thành phố toàn cầu. Trong những năm gần đây, số lượng người nhập cư từ Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Âu và đặc biệt là từ châu Phi đã tăng lên nhanh chóng. Điều này đã dẫn tới nó được đặt tên là "Thủ đô của thế giới thứ ba". Dân số di cư từ các tỉnh khác của Trung Quốc ở Quảng Châu là 40% tổng dân số của thành phố trong năm 2008. Cùng với Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến, Quảng Châu là một trong những thị trường bất động sản đắt nhất ở Trung Quốc.
Quảng Châu có một lịch sử hai thế kỷ liên quan đến tầm quan trọng của nó đối với thương mại nước ngoài. Là cảng Trung Quốc duy nhất có thể tiếp cận được với hầu hết các thương nhân nước ngoài, thành phố này đã rơi vào tay người Anh trong chiến tranh nha phiến lần thứ nhất. Không còn hưởng thụ độc quyền sau chiến tranh, nó đã mất thương mại với các cảng khác như Hồng Kông (gần) và Thượng Hải, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ như một trung tâm thương mại quan trọng. Trong thương mại hiện đại, Quảng Châu nổi tiếng với Hội chợ Hàng Châu hàng năm, hội chợ thương mại lâu đời và lớn nhất ở Trung Quốc. Trong ba năm liên tiếp 2013 - 2015, tạp chí Forbes xếp hạng Quảng Châu là thành phố thương mại tốt nhất Trung Quốc. Quảng Châu là trung tâm kinh tế của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, đồng thời cũng là trái tim của vùng kinh tế chế xuất hàng đầu Trung Quốc. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 76,8 tỷ Đô la Mỹ), GDP bình quân đầu người vào khoảng 85.000 nhân dân tệ (11.000 Đô la Mỹ), đứng đầu trong 659 thành phố ở Trung Quốc. Nhưng do công nghiệp hóa nhanh chóng, nó cũng được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, Quảng Châu được biết đến với hội chợ thương mại lớn nhất thế giới có GDP 370 tỷ USD tương tự như GDP của Argentina.
-
Thành phố Hồng Kông
Hồng Kông là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cùng với Ma Cao). Đây đồng thời là địa phương tự trị duy nhất của Trung Quốc. Hồng Kông tọa lạc tại cửa sông Châu Giang, phía đông eo biển Linh Đinh Dương, phía bắc giáp sông Thâm Quyến và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông thuộc vùng Hoa Nam Trung Quốc. Với hơn 7,5 triệu người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong một khu vực diện tích nhỏ, Hồng Kông là một trong những đô thị có mật độ dân số đông và cao nhất trên thế giới. Hồng Kông trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau khi Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất kết thúc vào năm 1842. Bán đảo Cửu Long được sáp nhập thêm vào lãnh thổ này năm 1860 sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai và được mở rộng thêm nữa vào năm 1898; sau khi người Anh tiến hành "thuê" vùng Tân Giới trong vòng 99 năm. Thời kỳ Hồng Kông thuộc Nhật bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 1941 - khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành xâm lược vùng lãnh thổ này cùng với sự thất bại của các lực lượng quân sự Anh và chấm dứt vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 - sau khi Nhật thua trận và đầu hàng Đồng Minh. Kết thúc Thế chiến II, Hồng Kông trở lại với Anh Quốc và đến năm 1997, chủ quyền vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc.
Ban đầu vốn chỉ là một khu vực dân cư thưa thớt ven biển của các làng nông nghiệp và ngư nghiệp, vùng lãnh thổ này dưới sự quản lý và cải cách của Đế quốc Anh đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại quan trọng bậc nhất thế giới. Hồng Kông được ước tính là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và nhập khẩu lớn thứ 9 trên thế giới, cũng như là thực thể thương mại lớn thứ 7 thế giới. Tiền tệ hợp pháp của vùng lãnh thổ này - đồng đô la Hồng Kông hiện đang đứng thứ 13 thế giới trong danh sách những loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất. Hồng Kông là nơi tập trung nhiều cá nhân/gia đình có giá trị tài sản ròng cực cao, đứng thứ nhất châu Á và cao hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Mặc dù thành phố là một trong những đô thị có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới, nhưng Đặc khu cũng đang chứng kiến sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng ngày một nghiêm trọng, Hồng Kông luôn dẫn đầu châu Á nói riêng cũng như thế giới nói chung về mức bình quân chi phí sinh hoạt, đây là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới. Thành phố thẳng đứng Hồng Kông có GDP là 365 tỷ USD, bằng GDP của Na Uy và là một trong những thành phố giàu có nhất Trung Quốc hiện nay.
-
Thành phố Tô Châu
Tô Châu là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ đông Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã đượcUNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥66.826 (khoảng US$7.649) vào năm 2005, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc.
Tô Châu, các tên gọi cổ là Câu Ngô, Ngô, Cối Kê, Ngô Châu, Ngô Quận, Bình Giang Đẳng. Tô Châu còn có biệt danh là Ngô Đô, Ngô Hội, Ngô Môn, Đông Ngô, Ngô Trung, Ngô Hạ, Cô Tô, Trường Châu, Mậu Uyển Đẳng. Tô Châu, cái nôi của văn hóa Ngô, là một trong những đô thị cổ nhất trong lưu vực sông Dương Tử. Khoảng 2.500 năm trước, các bộ lạc bản địa, tự gọi mình là "Câu Ngô" vào cuối thời kỳ nhà Thương đã sinh sống trong khu vực mà sau này gọi là Tô Châu. Là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc, sự phát triển của Tô Châu có sự liên quan trực tiếp với sự lớn mạnh của các thành thị vệ tinh, đáng chú ý nhất là Côn Sơn, Thái Thương và Trương Gia Cảng. Các khu vực thuộc quyền quản lý hành chính của Tô Châu cũng là nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao. Tô Châu được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Tô Châu với GDP là 308 tỷ đô la, gần bằng với GDP của đất nước Hy Lạp và là một trong những thành phố giàu có nhất hiện nay của Trung Quốc.
-
Thành phố Thành Đô
Thành Đô là một thành phố tại tây nam Trung Quốc, tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố thuộc tỉnh, đông dân thứ năm Trung Quốc (2005). Thành Đô là một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trước, nền văn hóa Kim Sa thời kỳ đồ đồng được thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô được gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc", có nghĩa là "đất nước thiên đường". Nói về lai lịch của Thành Đô, căn cứ vào những gì được ghi lại trong "Thái Bình Hoàn Vũ Ký", khi đó nhà Tây Chu lập thủ đô, có câu nói "Một năm thành làng, hai năm thành ấp, ba năm thành đô", vì vậy mà gọi là Thành Đô.
Đến thời điểm Ngũ Đại Thập Quốc, vị hoàng đế nhà thục là Mạnh Sưởng Thiên thích hoa Phù Dung, vì thế ra lệnh cho dân chúng trồng hoa Phù Dung trên tường thành, đến lúc hoa nở thì Thành Đô rực rỡ bốn mươi dặm, Thành Đô cũ lại được xưng là Phù Dung Thành, tên gọi khác của Thành Đô. Thành Đô là nơi có nhiều ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc. Tứ Xuyên từ lâu là thủ đô thuốc Bắc của Trung Hoa. Thành Đô ngày nay là một trung tâm sản xuất và nghiên cứu dược phẩm của Trung Quốc. Khu công nghệ cao Thành Đô thu hút nhiều dự án công nghệ cao của Intel, Microsoft và là đại bản doanh của Lenovo. Hiện nay, Thành Đô có GDP 278 tỷ USD được xếp vào danh sách những thành phố giàu có nhất Trung Quốc.
-
Thành phố Vũ Hán
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là thành phố lớn nhất ở Hồ Bắc và là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số hơn 11 triệu người, thành phố đông dân thứ 9 của Trung Quốc và là một trong chín thành phố trung tâm quốc gia của Trung Quốc. Vũ Hán ngày nay được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa và giáo dục của miền Trung Trung Quốc. Đây là một trung tâm giao thông chính, với hàng chục tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc đi qua thành phố và kết nối với các thành phố lớn khác. Do vai trò chính của nó trong vận tải nội địa, Vũ Hán đôi khi được các nguồn nước ngoài gọi là "Chicago của Trung Quốc". "Con đường vàng" của sông Dương Tử và phụ lưu lớn nhất của nó, sông Hán, đi qua khu vực đô thị và chia Vũ Hán thành ba quận Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Cầu sông Dương Tử Vũ Hán đi qua sông Dương Tử trong thành phố. Đập Tam Hiệp, nhà máy điện lớn nhất thế giới về công suất lắp đặt, nằm gần đó. Trong khi Vũ Hán là một trung tâm sản xuất truyền thống trong nhiều thập kỷ, nó cũng là một trong những lĩnh vực thúc đẩy những thay đổi công nghiệp hiện đại ở Trung Quốc.
Vũ Hán bao gồm ba khu vực phát triển quốc gia, bốn khu phát triển khoa học và công nghệ, hơn 350 viện nghiên cứu, 1.656 doanh nghiệp công nghệ cao, nhiều cơ sở ươm tạo doanh nghiệp và đầu tư từ 230 công ty Fortune Global 500. Trong lịch sử, Vũ Hán đã phải chịu rủi ro lũ lụt, khiến chính phủ phải xoa dịu tình hình bằng cách đưa ra các cơ chế hấp thụ thân thiện với môi trường. Năm 2017, Vũ Hán được UNESCO chỉ định là Thành phố sáng tạo, trong lĩnh vực thiết kế. Vũ Hán được Mạng lưới nghiên cứu toàn cầu hóa và thành phố thế giới phân loại là thành phố thế giới Beta. Kể từ tháng 2 năm 2020, thành phố này đang bị phong tỏa vì hậu quả của sự bùng phát dịch virus corona chủng mới. Người ta đã suy đoán rằng dịch bệnh xuất hiện từ Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam của thành phố ở quận Giang Hán, đã bị đóng cửa. Ước tính năm triệu người đã rời khỏi thành phố trước khi có lệnh phong tỏa, gây ra sự tức giận và chỉ trích về việc phong tỏa kiểm dịch muộn màng của chính phủ. Mặc dù vậy, Vũ Hán với GDP 253 tỷ USD, lớn hơn GDP của Venezuela, Kuwait và Kenya vẫn được xếp vào danh sách những thành phố giàu có nhất Trung Quốc hiện nay.
-
Thành phố Hàng Châu
Hàng Châu là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu là khoảng 6,5 triệu người. Trong đó, khu vực nội thị vào năm 2003 có 3.931.900 người thường trú và 2.636.700 người trong số này không có hộ khẩu. Số dân thường trú ở 6 quận chính trong thành phố là 1.910.000 người. Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ. Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung Quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.
Hàng Châu được cai trị bởi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Quốc dân đảng từ năm 1927 đến năm 1937. Từ năm 1937 đến năm 1945, thành phố bị Nhật Bản chiếm đóng. Quốc dân đảng trở lại vào năm 1945 và cai trị cho đến năm 1949. Năm 1949, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Hàng Châu và thành phố này rơi vào tay đảng Cộng sản. Sau khi các chính sách cải cách của Đặng Tiểu Bình bắt đầu được áp dụng vào cuối năm 1978, Hàng Châu đã tận dụng lợi thế của việc nằm ở đồng bằng sông Dương Tử để thúc đẩy sự phát triển của nó. Chính vì vậy mà Hàng Châu hiện là một trong những thành phố lớn thịnh vượng nhất của Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 2015, Hàng Châu đã giành quyền đăng cai Á vận hội 2022. Đây sẽ là thành phố thứ ba ở Trung Quốc đăng cai Đại hội thể thao châu Á sau Bắc Kinh 1990 và Quảng Châu năm 2010. Hàng Châu cũng là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 11 vào năm 2016. Vào tháng 2 năm 2020, thành phố đã bị áp dụng lệnh giới nghiêm sau khi dịch COVID-19 bắt đầu ở Vũ Hán lan rộng khắp Trung Quốc. Mặc dù vậy, Hàng Châu vẫn được đánh giá là một trong những thành phố giàu có của Trung Quốc với GDP 247 tỷ USD.