Top 10 Bệnh gây tiêu chảy thường gặp nhất và cách phòng bệnh
Tiêu chảy là tình trạng tiêu phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Tiêu chảy có hai dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính, kéo dài. Nguyên nhân ... xem thêm...phổ biến là nhiễm trùng đường ruột do siêu vi, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Tiêu chảy gây mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn toan kiềm trong môi trường cơ thể, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một triệu chứng của nhiều bệnh cơ thể, nhất là những bệnh thuộc hệ tiêu hóa. Qua bài viết sau đây, toplist sẽ giới thiệu những bệnh gây tiêu chảy thường gặp nhất và cách phòng bệnh.
-
Tiêu chảy do Salmonella non typhi
Salmonella non typhi là một trong những vi khuẩn thường gặp gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể gây thành dịch do nguồn nước hoặc thực phẩm bị nhiễm Salmonella. Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm đau quặn bụng, tiêu chảy, có thể có sốt, buồn nôn, nôn, phân có thể có máu. Trường hợp nặng có thể mất nước, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong. Hiện nay có tới 2000 type huyết thanh Salmonella khác nhau. Chúng gây bệnh cho người hoặc động vật hoặc cả hai. Các bệnh do Salmonella gây ra ở người có thể chia thành 2 nhóm là thương hàn và không phải thương hàn.
Phòng bệnh:
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh về phân, nước, rác, tích cực diệt ruồi. Phải ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn... Quản lý chặt chẽ bệnh nhân. Phát hiện người lành mang mầm bệnh để điều trị triệt để.
- Tiêm vaccine T.A.B là loại vaccine chết. Một số nước dùng vaccine thương hàn sống giảm độc lực và vaccine chiết từ kháng nguyên Vi của Salmonella.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh về phân, nước, rác, tích cực diệt ruồi. Phải ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn... Quản lý chặt chẽ bệnh nhân. Phát hiện người lành mang mầm bệnh để điều trị triệt để.
-
Bệnh lỵ trực trùng
Lỵ trực trùng là một trong những bệnh gây tiêu chảy thường gặp, nhất là vào mùa nóng. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Shigella, lây bệnh qua đường tiêu hóa. Trung bình hàng năm có khoảng 140 triệu người mắc, 600.000 người tử vong do bệnh lỵ trực trùng. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh cao với những chủng gây bệnh thường gặp nhất hiện nay là S. flexneri và S. sonnei. Bệnh lỵ trực trùng phần lớn xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi, do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt và ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt. Bệnh thường dễ lây lan nhất ở những khu vực đông người như các trường mầm non, trường tiểu học và các nơi giữ trẻ tư nhân không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu trong gia đình có trẻ bị lỵ trực trùng, những người thân đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Ở những quốc gia kém phát triển, nơi không cung cấp đủ nước sạch, người dân thường bị lỵ trực trùng nặng và khó chữa.
Phòng bệnh:
- Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh nguồn nước công cộng.
- Sử dụng nhà vệ sinh phù hợp, không phóng uế bừa bãi, xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau.
- Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh ăn uống, nên ăn chín, uống sôi.
-
Bệnh lỵ amip
Bệnh lỵ amip là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi Amip thuộc nhóm Entamoeba. Trong đó, loài entamoeba histolytica thể hiện những triệu chứng chung nhất của quá trình nhiễm khuẩn. Amip thường gây tổn thương đặc trưng là các vết viêm loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ ap-xe ở những cơ quan khác (gan, não...). Bệnh có xu hướng kéo dài và tiến triển thành mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Khoảng 90% các trường hợp nhiễm amip là không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường là đau bụng, tiêu chảy hoặc tiêu chảy ra máu. Bệnh Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm đại tràng với các mô bị hoại tử hoặc thủng, nặng hơn là viêm phúc mạc. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu do mất máu.
Phòng bệnh:
- An toàn vệ sinh ăn uống: Giáo dục thường xuyên cho mỗi cá nhân biết và yêu cầu chấp hành nghiêm các qui định vệ sinh, an toàn ăn uống.
- Mỗi cá nhân phải thực hiện ăn chín, uống nước chín, rửa tay xà phòng trước khi ăn.
- Xử lý tốt nguồn nước uống và nguồn nước thải. Nước uống khử bằng clore ở nồng độ uống được thì không đủ diệt a míp. Do vậy phải lọc và uống nước chín.
-
Tả
Tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn tả có tên là Vibrio Cholerae gây ra. Độc tố của vi khuẩn tả tiết ra gây tiêu chảy cấp và mất nước nặng, có thể dẫn đến tử vong. Đặc trưng của bệnh là triệu chứng tiêu chảy ồ ạt, phân lỏng nhiều nước, màu trắng đục như nước vo gạo. Có thể kèm theo buồn nôn, nôn. Người bệnh thường có vẻ mặt hốc hác, da khô do mất nước. Bệnh thường gây thành dịch ở các địa phương, nhất là vào mùa nóng. Hiện nay, bệnh tả đã được khống chế ở nhiều nơi nhưng vẫn còn xảy ra những đợt dịch ở các nước châu Phi và một số nước châu Á. Bệnh tả ở Việt Nam vẫn còn xảy ra nhưng đa phần chỉ là những trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.
Phòng bệnh:
- Vệ sinh môi trường: Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
- Vệ sinh thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh tả có thể tồn tại bên trong và lây bệnh.
- Sử dụng vacxin tả đường uống trong những vùng có nguy cơ dịch tả cao theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.
- Vệ sinh môi trường: Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
-
Thương hàn
Thương hàn là một bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi. Triệu chứng của bệnh bao gồm tiêu chảy, sốt cao liên tục có khi lên đến 40 độ C (sốt hình cao nguyên), mạch chậm (mạch nhiệt phân ly), vã mồ hôi, phát ban khắp cơ thể. Bệnh có thể gây ra những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm xương, nhiễm trùng huyết… Cho đến nay, bệnh thương hàn vẫn đang là nỗi lo của toàn thế giới, khi ước tính mỗi năm có khoảng 16 triệu ca mắc mới và 600.000 người tử vong do bệnh. Thương hàn thường phát triển thành dịch ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo ghi nhận tại Việt Nam, bệnh thương hàn từng bùng phát thành dịch ở một vài tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía Bắc.
Phòng bệnh:
- Bệnh thương hàn có thể được phòng bằng cách tiêm hoặc uống vắc-xin.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Xử lý tốt các chất thải của người và gia súc.
- Tích cực diệt ruồi, gián.
-
Hội chứng kém hấp thu
Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa và chuyển hóa. Khi các thực phẩm bạn ăn vào được tiêu hóa bởi các men còn gọi là các enzym ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hóa thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi được chuyển hóa thành sản phẩm cần thiết cho sự sống của cơ thể. Tham gia vào quá trình hấp thu thức ăn có các bộ phận như ruột già, ruột non, gan, mật, tụy... Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi cơ thể không thể hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày trong suốt quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Phòng bệnh:
- Thực hiện chế độ ăn ít chất xơ, ít chất béo và sữa.
- Ăn nhiều thức ăn loãng, bổ sung vitamin, khoáng chất.
- Có thể sử dụng một số loại thảo dược để cải thiện triệu chứng như hạt cây thì là, cỏ ba lá, bạc hà, nha đam, đại hoàng…
-
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt, là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, chiếm tỷ lệ 5 - 20% dân số. Bệnh thường gặp ở nữ hơn so với nam. Triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón, mót rặn, bụng chướng hơi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích lên toàn bộ chất lượng sống của bạn có thể là biến chứng nghiêm trọng nhất. Ảnh hưởng này có thể làm cho bạn cảm thấy cuộc sống không được trọn vẹn, từ đó dẫn đến tình trạng chán nản hoặc trầm cảm.
Phòng bệnh:
- Ăn đúng giờ, hạn chế ăn muộn về đêm, uống nhiều nước, tránh các loại thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, xúc xích, ngũ cốc nguyên hạt…
- Hạn chế những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn cay nóng.
- Tránh stress, ngủ đủ giấc, tập thư giãn…
-
Tiêu chảy do Rotavirus
Tiêu chảy do Rotavirus là một trong những bệnh tiêu chảy phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 01 lần trong đời bị nhiễm Rotavirus. Triệu chứng của bệnh gồm sốt, tiêu chảy, phân thường không có máu, có thể ói mửa. Trẻ thường có dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến nặng như mắt trũng, môi khô, da nhăn... Rotavirus có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường. Chúng có sống nhiều giờ trên tay và nhiều ngày trên các bề mặt cứng như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, vật dụng trong gia đình... Rotavirus lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, chúng tồn tại trên phân của người bệnh và truyền nhiễm qua tiếp xúc với tay. Trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao do trẻ thường xuyên tiếp xúc các đồ vật bằng tay và hay có thói quen cho lên miệng.
Phòng bệnh:
- Giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ăn chín, uống chín.
- Rửa tay sạch khi chế biến thức ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn.
- Không cho trẻ ăn uống thực phẩm lề đường, thức ăn chưa rõ nguồn gốc.
- Sử dụng vắc xin phòng virut Rota.
-
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) hay còn gọi là trúng thực, là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, vượt quá nồng độ chất bảo quản, chất phụ gia cho phép. Ngộ độc thực phẩm mức độ nhẹ có thể khỏe hơn sau vài ngày, tuy nhiên sẽ gây nguy hại tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp ở các tập thể. Triệu chứng chung của ngộ độc thực phẩm bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, có thể có sốt. Biến chứng của ngộ độc thực phẩm gồm mất nước, rối loạn điện giải, sốc, nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh:
- Chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất, phụ gia trong quá trình nuôi trồng, bảo quản.
- Thực hiện nấu chín uống sôi, không ăn các thực phẩm chưa chín, còn sống, để lâu ngày.
- Ăn ngay khi thức ăn còn nóng, vừa được nấu chín.
- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã được nấu chín.
- Đun kĩ thực phẩm trước khi sử dụng, đối với thực phẩm cần ăn nóng.
- Không để thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín. Khi chế biến nên có thớt, dao chuyên dụng để riêng thực phẩm.
- Luôn giữ bề mặt bếp sạch sẽ, đồ chế biến món ăn được rửa sạch. Đảm bảo tay chế biến thực phẩm được sạch sẽ.
- Bảo vệ thực phẩm tránh các loại côn trùng, loại gặm nhấm và các loài động vật khác.
-
Đau, viêm loét dạ dày, tá tràng
Đau dạ dày là tình trạng cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị do dạ dày co bóp bất thường và tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này là dấu hiệu thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc khởi phát do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Thông thường, đau dạ dày khởi phát kèm theo một số triệu chứng như đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, nóng rát thượng vị, nôn trớ thức ăn… Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể đi kèm với chứng tiêu chảy. Theo thống kê tỷ lệ bệnh nhân bị tiêu chảy do loét dạ dày tá tràng vào khoảng 20 - 25%.
Phòng bệnh:
- Tăng cường các loại thực phẩm có khả năng cầm tiêu chảy như khoai lang, yến mạch, khoai tây, gạo, táo, chuối, thịt gà, thịt lợn nạc…
- Hạn chế các nhóm thực phẩm và đồ uống làm nghiêm trọng các triệu chứng ở đường ruột và dạ dày như nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến ăn, món ăn chứa nhiều axit, muối đường và gia vị cay nóng.
- Nên uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép từ rau xanh và trái cây để bù nước, điện giải, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Tránh dùng rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc và sữa trong thời gian bị tiêu chảy.
- Cần ăn chín uống sôi và thận trọng khi lựa chọn thực phẩm.
- Tăng cường các loại thực phẩm có khả năng cầm tiêu chảy như khoai lang, yến mạch, khoai tây, gạo, táo, chuối, thịt gà, thịt lợn nạc…